Kết quả của công tác chỉ đạo và hướng dẫn học sinh NCKH hiệu quả cao

Một phần của tài liệu SKKN KINH NGHIỆM CHỈ đạo, HƯỚNG dẫn học SINH NGHIÊN cứu KHOA học HIỆU QUẢ CAO tại TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG NGUYỄN TRƯỜNG tộ HƯNG NGUYÊN (Trang 44 - 45)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

4. Kết quả của công tác chỉ đạo và hướng dẫn học sinh NCKH hiệu quả cao

tại Trường trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên

4.1. Tác động đối với môi trường giáo dục

- Là hoạt động hữu ích, hỗ trợ tích cực cho hoạt động chuyên môn trong nhà trường, giúp học sinh biết vận dụng sách vở để giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống, làm quen với nghiên cứu khoa học.

- Tạo sân chơi bổ ích trí tuệ và khoa học cho học sinh phổ thơng qua việc tìm kiếm những ý tưởng sáng tạo, mới lạ và độc đáo.

- Góp phần thúc đẩy phong trào NCKH cho giáo viên và học sinh trong nhà trường THPT nói chung và trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên nói riêng.

- Là cơ hội huy động sự quan tâm, tham gia mạnh mẽ từ các tổ chức xã hội, kinh tế các tổ chức NCKH và cá trường Đại học dối với các trường THPT.

4.1. Về kinh tế

Sau thời gian áp dụng áp dụng sáng kiến trong 3 năm học vừa qua chúng tôi nhận thấy sáng kiến đã giúp cho giáo viên rất nhiều trong việc hướng sự say mê, chú ý của học sinh vào kiến thức của từng bài học, đồng thời từ các kết quả nghiên cứu khoa học và các sáng kiến về những giải pháp kĩ thuật của mình các em học sinh cũng có nhiều đóng góp đáng ghi nhận cho cộng đồng như: tích cực thực hành tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, có nhiều giải pháp tận dụng vật liệu tái chế... Đây là những lợi ích kinh tế về trí thức vơ giá cho hiện tại và tương lai, khó có thể tính tốn cụ thể được.

4.2. Về xã hội

Ngồi việc tiết kiệm về chi phí, hiệu quả về mặt xã hội của sáng kiến là rất lớn. Học sinh say mê học tập hơn, đam mê tự học, tự nghiên cứu hơn nhờ đó giúp cho các tiết học cũng đạt hiệu quả cao hơn. Đặc biệt với đối tượng học sinh giỏi, từ sự say mê trên các em sẽ giành nhiều thời gian để tự mình trải nghiệm tiến trình nghiên cứu với nhiều đề tài khoa học kĩ thuật của riêng mình hoặc tham gia trong các nhóm nghiên cứu khác nhau. Đó là cơ sở quan trọng để hình thành trong các em những năng lực, phẩm chất để làm việc một cách khoa học ở những lĩnh vực chun sâu, có tính chun mơn hóa hơn cao trong tương lai.

Việc khơi dậy đam mê, hình thành kĩ năng nghiên cứu khoa học kĩ thuật có tác động quan trọng tới nhận thức của học sinh trong việc hình thành kiến thức, kĩ năng và nhất là thái độ với việc học tập, đồng thời qua đó giáo viên cũng phát hiện ra những học sinh phẩm chất, năng lực nổi trội trong với mỗi lĩnh vực khoa học kĩ thuật nhất định từ đó có những định hướng nghề nghiệp tốt nhất cho các em.

Một phần của tài liệu SKKN KINH NGHIỆM CHỈ đạo, HƯỚNG dẫn học SINH NGHIÊN cứu KHOA học HIỆU QUẢ CAO tại TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG NGUYỄN TRƯỜNG tộ HƯNG NGUYÊN (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)