Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty ARTEXPORT docx (Trang 79 - 81)

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC

3. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

xuất khẩu

Trên thế giới hầu hết các nước đều dành một nguồn kinh phí nhất định của Ngân Sách Nhà Nước hỗ trợ cho công tác xúc tiến thương mại đặc biệt là việc

khuếch trương xuất khẩu, các Công Ty Việt Nam đều gặp khó khăn trong việc

khai thác thị trường, năm bắt thông tin chưa kịp thời, chưa biết được nhu cầu

-Các trung tâm này, có các gian hàng cho các doanh nghiệp trong nước thuê để trưng bày chào hàng xuất khẩu với giá khuyến khích, riêng hàng thủ

công mỹ nghệ được miễn phí.

Song song với việc kiểm tra chất lượng bắt buộc với hàng xuất khẩu, nhà

nước cần có kế hoạch phát động một chiến dịch nhằm cải thiện hình ảnh về

hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới, thí dụ có thể ra một tạp chí chính

thức về các sản phẩm của Việt nam phát hành miễn phí ra nước ngoài thông qua hệ thống thưong vụ tuy nhiên chỉ các sản phẩn tiêu biểu, có chất lượng cao hoặc đạt huy chương tại các hội chợ quốc tế.

Hàng năm đều có hội chợ triển lãm thế giới do chi phí quá cao do vậy Công

Ty còn khó khăn trong việc tham gia, rất mong được Nhà Nước :

-Hỗ trợ 50% chi phí thuê gian hàng tại hội chợ – triển lãm nước ngoài 50% chi phí còn lại được hỗ trợ nếu trong quá trình hội chợ – triển lãm đơn vị ký được hợp đồng với giá trị trên 20.000USD.

-Việc hỗ chợ này có thể thực hiện trực tiếp đối với các doanh nghiệp từ một

trung tâm xúc tiến thương mại hoặc thông qua các Công Ty quốc doanh này, có các gian hàng cho các doanh nghiệp trong nước thuê đê trưng bày chào hàng

xuất khảu với giá khuyến khích, riêng hàng thủ công mỹ nghệ được miễn phí.

-Việc hỗ chợ này có thể thực hiện trực tiếp đối với các doanh nghiệp từ một

trung tâm xúc tiến thương mại hoặc thông qua các công ty quốc doanh được

giao nhiệm vụ tại tổ chức tham gia hội chợ triển lãm quốc tế.

-Hàng năm trên thế giới có rất nhiều lễ hội của các dân tộc, song chúng ta

còn khó khăn trong việc nắm bắt nhu cầu, thiết kế kiểu dáng mẫu mã phù hợp

với từng lễ hội về ăn mặc, quà lưu niệm … Do vậy để thúc đẩy việc tiêu thụ

hàng thủ công mỹ nghệ thông qua phục vụ lễ hội hàng năm, đề nghị Nhà Nước giúp đỡ.

-Ở Việt Nam có đại diện thương mại thì việc giao nhiệm vụ cho họ tìm hiểu khảo sát nhu cầu phục vụ lễ hội tại địa bàn, khi phát hiện nhu cầu với đối

tác thì cử ngay nhóm công tác đến tận nơi khảo sát, thiết kế mẫu mã chào bán và ký hợp đồng cho các cơ sở sản xuất trong nước sản xuất và giao hàng, chi phí cho nhóm công tác trong một vài năm đầu do Nhà Nước hỗ trợ 100% nếu ký được hợp đồng thì được thưởng thêm.

-Ở những nơi chưa có đại diện thương mại thì giao cho ban xúc tiến thương mại cùng công ty hội chợ triển lãm của Bộ Nghiên Cứu có kế hoạch cử

nhóm công tác ( nghệ nhân, hoạ sỹ, cán bộ kinh doanh ) thiết kế mẫu mã, tìm hiểu, khảo sát giúp thông tin cho các doanh nghiệp Việt Nam.

o Ngoài ra theo viện nghiên cứu thuộc liên minh các hợp tác xã Việt Nam cho biết, hội đồng hàng thủ công mỹ nghệ quốc tế thường có mới

nghệ nhân ngành nghề thủ công của các nước tham gia hội thảo, biểu diễn

theo nghề nghiệp, hội bảo trợ thủ công ở mỹ có chương trình hỗ trợ 10.000

làng nghề của thế giới và thương có mới nghệ nhân của các nước sang Mỹ

biểu diễn theo thao tác nghề nghiệp, tại Achentina vào tháng 4 hàng năm

có tổ chức hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ có trưng bày gian hàng miễn phí

cho các nghệ nhân. Việt Nam nên có chính sách khai thác các hoạt động

quốc tế này.

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty ARTEXPORT docx (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)