Tiếng ồn trong biển (tạp âm)

Một phần của tài liệu VẬT LÝ BIỂN ( Đinh Văn Ưu - Nguyễn Minh Huấn - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội ) - Chương 6 docx (Trang 27 - 30)

Trong biển và đại dương và trên bề mặt của chúng thường tồn tại rất nhiều các nguồn gây ra các dao động âm trong biển. Do sóng âm trong biển lan truyền trên khoảng cách rất lớn nên tạp âm tại điểm quan trắc là kết quả của sự pha trộn trường âm của rất nhiều các nguồn phát âm độc lập.

Có thể chấp nhận bảng phân loại các tạp âm trong biển theo nguồn tạo ra chúng : Các tạp âm động lực sinh ra do các quá trình như sóng, dòng chảy trong biển, không khí, tác động của các hiện tượng giáng thuỷ trên bề mặt.

Tạp âm dưới bề mặt bằng liên quan tới các tác dụng động lực của băng và khối băng, sự phá huỷ băng về nhiệt, tác dụng của gió trên bề mặt băng - tuyết.

Tạp âm sinh vật, tạo ra bởi các động vật biển

Tạp âm kiến tạo cho các chuyển động kiến tạo của bề mặt trái đất, phun trào của các núi lửa ngầm hoặc trên cạn, các vi chuyển động kiến tạo thường xuyên của vỏ trái đất.

Tạp âm kỹ thuật – kết quả hoạt động của con người Tiếng động do các loại tàu gây ra.

Hình 6.10 Phổ năng lượng đặc trưng của tạp âm biển

Các nguồn phát âm này xuất hiện khác nhau ở các vùng riêng biệt của đại dương, khác nhau về dải tần số và cường độ. Trong các điều kiện xác định phụ thuộc vào điều kiện khí tượng thuỷ văn, độ sâu, thời gian trong năm, khoảng cách đến nguồn v.v.. các nguồn gây âm sẽđóng góp các vai trò trong trường tạp âm và ta có thể xác định được đặc điểm phổ năng lượng của chúng trong dải tần số rộng.

Hình 6.10 mô tả phổ năng lượng đặc trưng của tạp âm có nguồn gốc khác nhau. Trục thẳng đứng là giá trị âm áp của tạp âm trong dải 1Hz.

Đường cong 1 và 2 giới hạn vùng quan trắc các giá trị áp suất của các tạp âm có nguồn gốc động lực. Họ các đường cong có chỉ số trên đường thể hiện sựảnh hướng của tốc độ gió

đối với tạp âm dưới nước. Các chỉ số là vận tốc gió.

Mưa trên mặt biển cũng gây ra việc nâng mức ồn trong dải tần số 1-10kHz (đường số 4)

Đường cong 7 và 8 là phổ cực đại và cực tiểu của các tạp âm dưới băng. Đường 9 phổ

của tạp âm do sự phun trào núi lửa dưới nước, còn đường 10 là mức của tạp âm do chuyển

động kiến tạo. Các đường gạch trong dải tần số 104Hz liên quan tới tạp âm có nguồn gốc nhiệt phân tử của biển.

Các tạp âm có nguồn gốc sinh vật gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các dụng cụ

nghiên cứu thuỷ âm. Hiện nay chúng ta đã có khả năng nghiên cứu các dao động âm và đặc trưng của các tạp âm của các dạng cá, cá heo, tôm. Nghiên cứu các âm thanh do các loài động vật biển gây ra, phản ứng của chúng đối với các tín hiệu âm không chỉ thuần tuý có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn.

Phân tích các số liệu đã công bố về tạp âm của biển cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các đặc trưng của tạp âm với các điều kiện khí tượng thuỷ văn và các quá trình xảy ra trong lòng biển cũng nhưở các môi trường tiếp xúc với biển. Ngoài ra nếu các đặc trưng của tạp âm trong vùng tần số cao xác định bởi các quá trình xảy ra trong vùng bán kính một vài kilômét thì phần tần số thấp của phổ cho phép đánh giá các quá trình trên khoảng cách lớn từ hệ

Một phần của tài liệu VẬT LÝ BIỂN ( Đinh Văn Ưu - Nguyễn Minh Huấn - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội ) - Chương 6 docx (Trang 27 - 30)