Khả năng triển khai rộng rãi biện pháp

Một phần của tài liệu SKKN xây dựng môi trường sinh hoạt tập thể cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường THPT kỳ sơn thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn ngữ văn (Trang 33 - 44)

III. Kết quả

3. Khả năng triển khai rộng rãi biện pháp

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo thường diễn ra trong không gian mở, có nhiều lực lượng giáo dục tham gia, đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, công sức, kinh phí nên mỗi nhà trường cần xây dựng thời khóa biểu hợp lí, linh hoạt. Nhà trường cần giao quyền tự chủ và khuyến khích giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng chương trình thời khóa biểu. Mặt khác HĐTNST không chỉ là trách nhiệm của riêng GVCN nên nhà trường cần đóng vai trò trung tâm, định hướng tổ chức, chỉ đạo, điều hành, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhà trường; chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục khác khi tổ chức HĐTNST cho học sinh. Bên cạnh đó, nhà trường cần đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính vụ cho hoạt động của các em; khuyến khích, động viên đội ngũ giáo viên tích cực và sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động.

Tổ chức HĐTNST trong nhà trường góp phần thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực, tạo cơ hội cho học sinh phát huy khả năng sáng tạo, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh. Thực hiện tốt HĐTNST cũng chính là thực hiện tốt Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo góp phần thực hiện tốt mục tiêu: “Phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học...” của người học. Mỗi nhà trường cần căn cứ vào khả năng, điều kiện của học sinh, của trường, của cộng đồng địa phưong đế tổ chức HĐTNST sao cho học sinh được chủ động, phấn khởi, tích cực tham gia.

Trên đây chỉ là một vài đóng góp nhỏ để tìm một hướng đi trong quá trình dạy - học Ngữ Văn, qua việc đưa ra một số phương pháp nhằm tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn từ thực tế giảng dạy của bản

34 thân, tôi mong muốn các em sẽ có những nhận thức, những trải nghiệm bổ ích, mới mẻ, đầy lí thú với văn học nghệ thuật.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường, các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình công tác và đúc rút kinh nghiệm. Tuy nhiên trong khi thực hiện và trình bày khó tránh khỏi sai sót và chưa thật sự khoa học. Tôi kính mong các đồng chí góp ý để bản thân tôi làm tốt hơn nữa công tác giáo dục, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ “trồng người”.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nghệ An, ngày 10 tháng 04 năm 2022

NGƯỜI VIẾT

35

PHỤ LỤC Phụ lục 1:

Câu 1: Năm sinh – năm mất của Nguyễn Du là:

A. Sinh năm 1765 – mất năm 1822 B. Sinh năm 1764 – mất năm 1820 C. Sinh năm 1765 – mất năm 1820 D. Sinh năm 1765 – mất năm 1821

Câu 2: Ý nghĩa xã hội sâu sắc trong thơ văn của Nguyễn Du là gì?

A. Gắn chặt tình đời và tình người C. Tình yêu cuộc sống

B. Tình yêu con người D. Đề cao cảm xúc

Câu 3: Nguyễn Du thi đỗ Tam trường (tú tài) vào năm nào?

A. 1781 B. 1783 C. 1785 D. 1789

Câu 4: Thời thơ ấu và niên thiếu Nguyễn Du sống tại đâu?

A. Hà Tây B. Nghệ An C. Hải Dương D. Thăng Long

Câu 5: Con đường làm quan của Nguyễn Du có nhiều thuận lợi ở triều đại nào?

A. Nhà Trần B. Nhà Tây Sơn C. Nhà Lê – Trịnh D. Nhà Nguyễn

Câu 6: Tên nào sau đây là tên chữ của Nguyễn Du?

A. Thanh Hiên B. Tố Như C. Bạch Vân D. Ức Trai

Câu 7: Cha Nguyễn Du đã từng làm tể tướng ở triều đại nào?

A. Nhà Trần B. Nhà Tây Sơn

36 C. Nhà Lê – Trịnh

D. Nhà Nguyễn

Câu 8: Cuộc đời gió bụi hơn 10 năm trời của Nguyễn Du bắt đầu từ năm nào?

A. 1781 B. 1783 C. 1785 D. 1789

Câu 9: Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Du?

A. Ức trai thi tập

B. Nam Trung tạp ngâm C. Thanh Hiên thi tập D. Truyện Kiều

Câu 10: Câu thơ sau thuộc tác phẩm nào dưới đây?

Đau đớn thay phận đàn bà Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu

A. Đoạn trường tân thanh B. Bắc hành tạp lục

C. Văn chiêu hồn

D. Thăng long thành giả ca

Câu 11: Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX,

Nguyễn Du được đánh giá như thế nào? A. Ông hoàng của thơ Nôm

B. Nhà thơ nhân đạo

C. Nhà văn chính luận kiệt xuất D. Nhà thơ trữ tình chính trị

Câu 12: Dòng nào sắp xếp đúng trình tự diễn biến của các sự việc trong Truyện

Kiều?

A. Gặp gỡ đính ước - Đoàn tụ - Gia biến lưu lạc. B. Gia biến lưu lạc - Gặp gỡ đính ước - Đoàn tụ. C. Gặp gỡ đính ước - Gia biến lưu lạc - Đoàn tụ. D. Đoàn tụ - Gia biến lưu lạc - Gặp gỡ đính ước.

Phụ lục 2:

Sân khấu hóa tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao (Từ đoạn Chí Phèo gặp Thị Nở cho đến đoạn Chí Phèo đâm chết Bá Kiến rồi tự sát)

37

BÀ CÔ : - (Nói vọng ra) Này con Nở kia, mày không nhanh nhanh cái chân lên,

trời sắp tối rồi đây này. Mày mà không kín đầy nước, thì đừng có trách bà…

THỊ NỞ : (Càm ràm) Từ từ chứ… (Đi ra bờ sông)

THỊ NỞ: (Nhìn xuống sông) - Ô kìa…. Ai ở dưới nước thế kia nhỉ. (cúi xuống

nhìn) Ối giời ơi, sao mà xinh thế, con cái nhà ai khéo đẻ mà xinh như tiên… Thôi

đúng rồi… Đích thị là Nở đây chứ không ai khác nữa… Chao ôi… sao hôm nay Nở xinh thế này nhỉ… Môi đỏ tựa mào gà này… Mắt lại đen như hai hòn than thế kia ai mà chịu nổi.

(Thị Nở ngáp 1 tiếng dài, sau đó ngủ quên) (Chí Phèo loạng choạng bước tới )

CHÍ PHÈO: - Mẹ cha cái làng Vũ Đại chúng mày …Tiên sư cái bọn chúng mày CHÍ PHÈO : - (Liếc ngang liếc dọc, Ngạc nhiên) –Hum, đứa nào thế kia. (Tiến

sát) Á à thì ra là con Nở (Cười khoái chí, sau đó nhào tới Thị Nở)

THỊ NỞ: “Ô hay... Buông ra... Tôi kêu... Tôi kêu làng... Buông ra. Tôi kêu làng

lên bây giờ!”

CHÍ PHÈO: (Thì thầm) Kêu á! (Phì cười, la lên) Ối làng nước ơi ối làng nước ơi

cha con thằng bá kiến nó giết tôi kìa

THỊ NỞ: (Cười) Này dở người à sao mày kêu lên thế hử…(Thị Nở vừa rủa vừa

đập tay lên lưng hắn. Nhưng đó là cái đập yêu, bởi vì đập xong, cái tay ấy lại giúi lưng hắn xuống. Và chúng cười với nhau...)

CẢNH SAU

(Chí Phèo chống một tay xuống đất, ngồi lên một nửa.. Hắn oẹ. Hắn oẹ ba bốn cái. Oẹ mãi. Giá mửa ra được thì dễ chịu. Hắn cho một ngón tay vào móc họng. Hắn oẹ ra một cái to hơn, ruột hình như lộn lên Thị Nở lại. Đặt một tay lên ngực hắn thị hỏi hắn)

THỊ NỞ: - Vừa thổ hả?

(Mắt Chí Phèo đảo lên nhìn thị, nhìn một thoáng rồi lại đờ ra ngay.)

THỊ NỞ: - Ði vào nhà nhé?

(Chí phèo làm như gật đầu. Nhưng cái đầu không động đậy, chỉ có cái mí mắt là nhích thôi.)

THỊ NỞ: - Thì đứng lên.

(Thị quàng tay vào nách Chí Phèo, đỡ cho hắn gượng ngồi. Rồi thị kéo hắn đứng lên. Hắn đu vào cổ thị, hai người lảo đảo đi về lều.)

(Thị để Chí nằm lên và đi nhặt nhạnh tất cả những manh chiếu rách đắp lên cho hắn. Thị ra vườn, thị mải mốt mặc áo, kín nước, rồi xách đôi lọ nước đi về nhà.)

Trăng chưa lặn, không chừng trời còn khuya. Thị lên giường định ngủ.

Nhưng nhớ lại việc lạ lùng tối qua. Thị cười. Thị thấy không buồn ngủ, và thị cứ lăn ra lăn vào. Khi Chí Phèo mở mắt thì trời đã sáng lâu. Mặt trời chắc đã

38

cao, chim ríu rít,trong cái lều ẩm thấp vẫn chỉ hơi tờ mờ. Ở đây người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm thì bên ngoài trời vẫn sáng. Chưa bao giờ Chí Phèo nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hết say. Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc, hay là đói rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tý. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm sợ cơm. Một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.

( Thị Nở vào. Thị vào cắp một cái rổ, trong có một nồi cháo hành còn nóng nguyên. )

( Chí phéo ngạc nhiên, mắt mình hình như ươn ướt, nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng. )

THỊ NỞ: (nhìn trộm Chí, rồi lại toe toét cười) Này cháo nóng đấy, ăn đi cho nóng

(Chí Phèo cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Hắn húp một húp)

THỊ NỞ: (cầm mo cau lên quạt cho Chí) Ăn đi, ăn nóng ra mồ hôi nhiều là khỏi

ngay đấy…

Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa. Hắn thấy mình vã bao nhiêu mồ hôi. Mồ hôi chảy ra trên đầu, trên mặt, những giọt to như giọt nước. Hắn đưa tay áo quệt ngang một cái, quệt mũi cười rồi lại ăn. Hắn càng ăn, mồ hôi lại càng nhiều. Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu thương hại.

CHÍ PHÈO: - Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?

(Thị không đáp)

CHÍ PHÈO: - Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. (Cười)

(Thị lườm hắn. Hắn bẹo thị Nở một cái làm thị nẩy hẳn người lên. Và hắn cười, hắn lại bảo:)

CHÍ PHÈO: - Ðằng ấy còn nhớ gì hôm qua không?

THỊ NỞ: - Ứ Ư, Nỡm à, ai lại đi nói chuyện đó chứ. Mà đêm qua sao gan thế, lỡ

trúng gió thì chết toi đấy.. (Thị phát khẽ hắn một cái)

( Thị Nở ,Chí Phèo cười dòn giã )

(Chí Phèo véo thị một cái thật đau vào đùi.)

Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi. Chúng cũng nhận thấy thế, và nhất định là lấy nhau. Như thế năm ngày chẵn, thị ở nhà Chí Phèo cả ngày lẫn đêm, trừ những lúc đi kiếm tiền. Hắn không còn kinh rượu nhưng cố uống cho thật ít. Ðể cho khỏi tốn tiền, nhưng nhất là để tỉnh táo để yêu nhau. Ðàn bà không men như rượu nhưng cũng làm người say. Và hắn say thị lắm. Nhưng thị lại là người dở hơi. Ðến hôm thứ sáu thì thị bỗng nhớ rằng thị có

39

một người cô ở đời. Người cô ấy nội ngày nay sẽ về. Thị nghĩ bụng: hãy đừng yêu để hỏi cô thị đã.

CẢNH NHÀ BÀ CÔ

THỊ NỞ: - Này con bảo cái này (cười) Con sắp lấy chồng đấy (Cười)

BÀ CÔ: - (Cười lớn) Gớm cái con dở người, mày lấy ai, mà ai định lấy mày hả

con? (Cười) Tao đây đến già cón ế chỏng gọng, cái mặt mày ai mà thém lấy chứ

THỊ NỞ: - Thằng Chí Phèo (Cười)

BÀ CÔ: - Gì? (Ngạc nhiên) Mày nói cái gì, thằng Chí Phèo!. (Đứng phắt dậy, 1

tay chống nạnh, 1 tay chỉ vào Nở) Ôi giời đất ơi, là giời đất ơi. Sao mày đĩ thế hả

con!

BÀ CÔ: - Ðã nhịn được đến bằng này tuổi thì nhịn hẳn; Ai đời lại còn đi lấy

chồng! Ừ! Mà có lấy thì lấy ai chứ?... Ðàn ông chết hết cả rồi sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha, không mẹ suốt ngày rạch mặt ra ăn vạ ấy hả.

THỊ NỞ: - Ơ! Thế cô định để con ế chồng chết già như cô à

BÀ CÔ: -Á à… bớ con Nở kia, mày lại dám xỉa xói cô mày đây à (ấn tráng của

Nở) Trời ơi! Nhục nhã ơi là nhục nhã! Ôi cha mẹ tổ tiên ra mà xem này! Ôi giời

đất ơi! Ôi làng nước ơi!...

THỊ NỞ: - (Hưm 1 tiếng, tức tối, bỏ đi dậm chân bịch bịch) CẢNH NHÀ CHÍ PHÈO

CHÍ PHÈO: (Ngồi bồn chồn, uống rượu) Mẹ cha con Nở, mày làm cái giống gì ở

nhà mà lâu thế. Mẹ cha mày… (Uống rượu) Hay mày lại đi gạ thằng nào, ông biết được ông xé xác mày ra… Mẹ cha mày…

THỊ NỞ: - ( Tiến sát) Này, chửi ai đấy hử?....Giời ơi là giời! (Giậm chân xuống

đất, nhảy cẩng lên)

CHÍ PHÈO: - (Cười, lắc lư cái đầu)

THỊ NỞ: - Giời ơi! Lại còn cười nữa à! (Thút thít) Bà cô biết, bả chửi tôi đây này!

Bả kêu tôi nhịn được thì khỏi lấy chồng, chứ tại sao phải lấy thằng Chí Phèo…Lấy một cái thằng suốt ngày quậy phá, rạch mặt ăn vạ… (huhu) Cũng tại ông hết đấy hu hu…(Đấm vào đùi Chí) Tại ông hết…

CHÍ PHÈO: - (Ngồi ngẩn người)

THỊ NỞ: Ngồi đó mà uống cho chết đi (Quay mặt bỏ đi)

CHÍ PHÈO: Ơ này! Đi đâu thế hử? Mày vừa mới tới mà bỏ đi là sao? Này Nở,

con Nở kia…(Nắm tay Thị)

THỊ NỞ: (Gạt tay Chí, giúi cho 1 cái) Buông ra

CHÍ PHÈO: ( Ngã sõng soài ) Ôi làng nước ơi, con Nở nó đánh tôi, ôi làng nước

40

CHÍ PHÈO: (Lồm cồm bò dậy, lầm bầm) Cha mày con Nở chết bầm…Mẹ cha con

gái già ăn hiếp con Nở…

CHÍ PHÈO: (suy nghĩ, đập tay xuống đất tức tối) Rượu, rượu của tao đâu! Rượu

của tao đâu? (Lồm cồm bò dậy)

CHÍ PHÈO: (Uống rượu, sau đó mò tìm con dao) Tao phải đâm chết nó (Lảm

nhảm)

CHÍ PHÈO: (Rảo bước, loạng choạng bước đi) CẢNH ĐÂM BÁ KIẾN CHÍ PHÈO: Bá Kiến đâu, Bá Kiến đâu rồi

CHÍ PHÈO: Mày ra đây cho ông, ra đây cho ông… (gạt bọn gia nhân sang một

bên, xông vào chỗ Bá Kiến)

BÁ KIẾN: Mẹ kiếp! Thằng ôn con!

BÁ KIẾN: ( quát)- Chí Phèo đấy hở ? Lè bè vừa thôi chứ, tôi không phải là cái

kho.

BÁ KIẾN: (Ném bẹt 5 hào xuống đất) - Cầm lấy mà cút đi cho rảnh. Rồi làm mà

ăn chứ cứ báo người ta mãi à?

CHÍ PHÈO: (Trợn mắt, chỉ tay vào cụ) - Tao không đến đây xin năm hào. BÁ KIẾN: (Nhẹ nhàng) - Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn.

CHÍ PHÈO: (vênh mặt, kiêu ngạo) - Tao đã bảo là tao không đòi tiền. BÁ KIẾN: - Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế anh cần gì? CHÍ PHÈO: (Nói lớn)- Tao muốn làm người lương thiện!

BÁ KIẾN: (Cười ha hả) - Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ

nhờ.

CHÍ PHÈO: - Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được

những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không? Chỉ có một cách... biết không! Chỉ có một cách là... cái này biết không?

(Chí Phèo rút dao ra xông vào. Bá Kiến ngồi nhỏm dậy, Chí Phèo đã văng dao tới rồi. )

BÁ KIẾN: Á…á…aaaa ( Lảo đảo rồi gục xuống)

CHÍ PHÈO: (Rút con dao trên người Bá Kiến ra, sau đó tự sát) – Bớ làng nước

ơi, …

Cả làng Vũ Ðại nhao lên. Họ bàn tán rất nhiều về vụ án không ngờ ấy. QUẦN CHÚNG: “Trời có mắt đấy, anh em ạ”

QUẦN CHÚNG: “Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc! Rõ thật bọn

chúng nó giết nhau, nào có phải cần đến tay người khác đâu”

ĐỘI TẢO: “Thằng bố chết, thằng con lớp này không khỏi người ta cho ăn bùn”. ĐÀN EM: “Thằng mọt già ấy chết, anh mình nên ăn mừng

41 ĐÀN EM: “Tre già măng mọc, thằng ấy chết, còn thằng khác, chúng mình cũng chẳng lợi tí gì đâu...”.

Một số hình ảnh hoạt động ngoại khóa văn học: Hương vị tết ở Kỳ Sơn

Một số hoạt động trải nghiệm khác

Giáo viên tổ chức cho các em tham quan trải nghiệm: Làng nghề truyền thống Dệt thổ cẩm ở Bản Xốp Thập –Xã Hữu lập –Huyện Kỳ Sơn

42

GV tổ chức cho HS tham quan Dự án phát triển nghề thủ công truyền thống cho phụ nữ H’Mông thuộc bản Phà Xắc, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn có thêm nguồn

thu nhập thông qua việc duy trì sản xuất và marketing hàng thủ công truyền thống. Bản Phà Xắc hiện có 125 gia đình người H’Mông trắng sinh sống. Tổ tiên của họ di cư từ Trung Quốc qua Lào sang Việt Nam từ khoảng 150 năm trước. Theo truyền thống, người H’Mông ở khu vực này sống dựa chủ yếu vào nông nghiệp, họ trồng lúa, ngô, rau quả và chăn nuôi.

Phụ nữ H’Mông tại Phà Xắc thường mặc các bộ trang phục truyền thống nhân

dịp năm mới, đám cưới, đám tang, chợ phiên hay các dịp lễ đặc biệt khác. Bộ quần áo truyền thống của họ bao gồm quần rộng màu đen (hu thiếc) và áo dài màu đen (lu chiếu chậm) với cổ áo được thêu đáp mảnh công phu. Một cô gái được coi là hấp dẫn nhất khi cô đeo xung quanh hông chiếc thắt lưng thêu màu hồng sáng và xanh lá cây. Cô còn đeo thêm đồ trang sức là một sợi dây chuyền bạc lớn (lu nhia). Ngoài

Một phần của tài liệu SKKN xây dựng môi trường sinh hoạt tập thể cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường THPT kỳ sơn thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn ngữ văn (Trang 33 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)