Thi thiết kế bảng tin, trang bìa…theo chủ đề “Em yêu văn học dân

Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ GIỮ GÌN, PHÁT HUY DÂN CA VÍ, GIẶM XỨ NGHỆ THÔNG QUA DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN (NGỮ VĂN 10) (Trang 36)

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ GIỮ GÌN, PHÁT HUY DÂN CA VÍ,

c. Thi thiết kế bảng tin, trang bìa…theo chủ đề “Em yêu văn học dân

và “Dân ca ví, giặm xứ Nghệ”

Trong quá trình giảng dạy, tơi phát hiện nhiều học sinh có năng khiếu hội

họa, có kĩ năng số thiết kế đồ họa thơng tin và u thích trải nghiệm viết báo; vì thế tơi đã tổ chức cuộc thi thiết kế bảng tin, trang bìa theo chủ đề Em yêu văn học dân gian và Dân ca ví, giặm xứ Nghệ. Cuộc thi có thể tổ chức theo hình thức: thực

hiện trong các tiết học về văn học dân gian ở phần vận dụng cuối tiết học hoặc yêu cầu học sinh làm ở nhà.

Một số hình ảnh về thiết kế bảng tin, đồ họa, trang bìa theo chủ đề “Em yêu văn học dân gian” và “Dân ca ví, giặm xứ Nghệ”

d. Câu lạc bộ văn học dân gian, câu lạc bộ dân ca ví, giặm xứ Nghệ, câu lạc bộ âm nhạc và đời sống.

- Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khoá của học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu… Hoạt động câu lạc bộ giúp học sinh hình thành những phẩm chất cần thiết, chia sẻ kiến thức về lĩnh vực mình quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng như giao tiếp, giải quyết vấn đề, viết bài, chụp ảnh, hợp tác, làm việc nhóm…

- Các bước thành lập câu lạc bộ:

+ Xác định loại hình câu lạc bộ dựa trên nhu cầu, nguyện vọng của học sinh và điều kiện thực tiễn của nhà trường, địa phương.

+ Xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động. + Tập hợp thành viên, thống nhất cách thức hoạt động.

+ Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ định kì, có kế hoạch hoạt động và có nhận xét, đánh giá, tổng kết hoạt động theo kế hoạch đề ra.

+ Nếu câu lạc bộ hoạt động dài hạn cần có sự nhận xét, đánh giá và bầu lại chủ nhiệm câu lạc bộ

- Cách duy trì hoạt động của Câu lạc bộ:

+ Thành viên câu lạc bộ phải luôn được giữ vững và phát triển thêm. + Có nội quy, quy định, cách thức tổ chức hoạt động hợp lí.

+ Các thành viên có sự đồn kết, tinh thần trách nhiệm cao.

+ Thu hút được sự quan tâm của cộng đồng và các thành viên tham gia.

+ Có sự quản lí, hỗ trợ, giúp đỡ của nhà trường, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và phụ huynh học sinh.

- Để giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ cho học sinh, trong quá trình dạy văn học dân gian (Ngữ Văn 10), giáo viên đã kết hợp với Đoàn trường thành lập câu lạc bộ âm nhạc và đời sống, kết nối với các nghệ nhân hát dân ca địa

phương tổ chức câu lạc bộ dân ca ví, giặm xứ Nghệ, cùng với tổ chuyên môn tổ

chức câu lạc bộ văn học dân gian. Các câu lạc bộ ngồi việc tìm hiểu về văn học

dân gian, thể hiện niềm đam mê âm nhạc, giáo viên đã lồng ghép việc tìm hiểu, học hát, biểu diễn các làn điệu dân ca ví, giặm xứ Nghệ. Các câu lạc bộ duy trì, phát triển thêm ngay cả sau khi kết thúc nội dung dạy học văn học dân gian.

Một số hình ảnh Câu lạc bộ văn học dân gian, Câu lạc bộ dân ca ví, giặm

Trên đây là những biện pháp mà tơi đã áp dụng trong q trình dạy học văn học dân gian (Ngữ Văn 10) để giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ. Các giải pháp được vận dụng một cách linh hoạt và hợp lí trong suốt tiến trình dạy học văn học dân gian (Ngữ Văn 10), từ đó nâng cao chất lượng dạy học, tạo sự lan tỏa về dân ca ví, giặm xứ Nghệ…

III. THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM

Thiết kế giáo án thể nghiệm dạy học văn học dân gian (Ngữ Văn 10) để giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ.

TẤM CÁM (Tiết 1) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức:

Giúp học sinh:

- Nắm được khái niệm, đặc điểm của truyện cổ tích.

- Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội và sự biến hóa của Tấm

trong truyện Tấm Cám. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân

được sân khấu hóa (diễn xướng dân gian) thơng qua ca kịch ví, giặm “Tấm Cám”.

- Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng sáng tạo yếu tố thần kì, hình ảnh, ngơn ngữ độc đáo trong văn bản…

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông…

- Năng lực riêng:

+ Năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức + Năng lực đọc – hiểu, giải mã văn bản

+ Năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập văn bản, kịch bản ca kịch, đóng vai, ca hát… + Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu

nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 10, thiết kế bài học, bài giảng Powerpoit, phiếu học tập

+ Máy tính, máy chiếu, loa, điện thoại thông minh…

- Phương pháp dạy học: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, sân khấu hóa, trị chơi...

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa, bài soạn, trang phục, đạo cụ biểu diễn, điện thoại thơng minh có kết nối internet, có chức năng chụp ảnh, quay phim...

- Sưu tầm những bài hát, bài thơ, tư liệu, hình ảnh liên quan đến truyện cổ

tích Tấm Cám

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. KHỞI ĐỘNG

1.1. Vận dụng các làn điệu dân ca ví, giặm xứ Nghệ vào trò chơi:

“Người ấy là ai”?

* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuâ ̣t da ̣y ho ̣c

- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh tiếp cận bài mới và cảm nhận các làn điệu dân ca ví, giặm xứ Nghệ.

- Phương pháp, kĩ thuật: Kết hợp giữa kiến thức văn học dân gian và âm nhạc ( dân ca ví, giặm) để trình bày.

* Nội dung: Học sinh lắng nghe dân ca ví, giặm và yêu cầu của GV để thực hiện. * Sản phẩm: Học sinh hồn thành bài tập.

* Tở chứ c thực hiện: Học sinh sẽ cảm nhận âm nhạc, cụ thể về các làn điệu dân ca ví, giặm xứ Nghệ; kết hợp với những hiểu biết về nhân vật trong tác tác phẩm Tấm Cám tham gia trò chơi “Người ấy là ai”

- Học sinh xem video qua đường link: https://youtu.be/utbiEV2jIjQ

Hát khuyên thương:

Thương lắm em ơi, người hiền lành chung thủy Thùy mị nết na, đức độ trăm đường

Người con gái đáng thương, sao gặp nhiều ro rủi! Hạnh phúc ùa tới, được sống bên chồng

Lòng sung sướng mênh mơng, ở hiền gặp lành, đó bạn. Đáp án: Nhân vật Tấm

- Học sinh xem video qua đường link: https://youtu.be/F2OS_k9TEkc

Hát vè:

Cướp chồng của chị thôi Sống ác độc lắm rồi Đã ôm nên tai họa Dành phần mình tai họa

Đáp án: Nhân vật Cám.

1.2. Trò chơi “Ai nhanh hơn”

* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuâ ̣t da ̣y ho ̣c

- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.

- Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút.

* Nội dung: Hs lắng nghe yêu cầu của Gv để thực hiện * Sản phẩm: Hs hoàn thành yêu cầu của đội chơi

* Tổ chứ c thực hiện: Chia lớp thành 2 đội chơi, thông qua cách thức chơi

trò chơi “Ai nhanh hơn”

Tên truyện cổ tích Phân loại

…. ….

…. …..

HS: Thực hiện bằng cách kể tên, phân loại truyện cổ tích đã sưu tầm được. Sau đó kể tóm tắt bất kì 1 truyện mà mình u thích.

GV: Đánh giá bằng điểm số cho đội kể nhanh nhất, chính xác nhiều truyện nhất.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về khái niệm, đặc điểm truyện cổ tích

* Mục đích: Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm và đặc điểm của truyện cổ tích. * Nội dung: HS chuẩn bị ở nhà nội dung trình bày: khái niệm, đặc điểm

truyện cổ tích

* Sản phẩm: HS hồn thành tìm hiểu kiến thức

Hs chuẩn bị nội dung ở giấy A0 để thuyết trình hoặc PowerPoint để trình chiếu

* Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

học tập

GV chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi:

+ Em hiểu thế nào là truyện cổ

I. Tìm hiểu chung

1. Khái niệm và đặc điểm truyện cổ tích

- Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình

tích? Có mấy loại truyện cổ tích? Trình bày những đặc điểm của truyện cổ tích thần kì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

* Học sinh chuẩn bị nội dung ở nhà

Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận

- HS chuẩn bị nội dung ở giấy A0 để thuyết trình hoặc PowerPoint để trình chiếu

- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.

- Có ba loại truyện cổ tích: + Truyện cổ tích về lồi vật. + Truyện cổ tích thần kì. + Truyện cổ tích sinh hoạt. - Truyện cổ tích thần kì:

+ Là loại truyện cổ tích có nội dung phong phú và số lượng nhiều nhất.

+ Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện.

+ Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng trong xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về truyện cổ tích “Tấm Cám”

* Mục đích: Giúp học sinh tìm hiểu về truyện cổ tích “Tấm Cám”

* Nội dung: HS chuẩn bị ở nhà nội dung: tóm tắt truyện “Tấm Cám” bằng

sơ đồ tư duy hoặc qua tranh ảnh

* Sản phẩm: HS hồn thành tìm hiểu kiến thức

Hs chuẩn bị sơ đồ tư duy các sự việc, chi tiết tiêu biểu của truyện “Tấm

Cám” ở giấy A0 để thuyết trình hoặc chuẩn bị một số tranh ảnh (sưu tầm trên internet và tự vẽ) để tóm tắt truyện “Tấm Cám” theo tranh (có thể trình chiếu tranh qua PowerPoint)

* Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

học tập

GV chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi:

+ Truyện cổ tích Tấm Cám thuộc

loại truyện cổ tích nào? Em hãy

I. Tìm hiểu chung

1. Khái niệm và đặc điểm truyện cổ tích 2. Truyện cổ tích Tấm Cám

- Thuộc loại truyện cổ tích thần kì. - Tóm tắt:

tóm tắt khái qt và nêu bố cục của truyện cổ tích này.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

* Học sinh chuẩn bị ở nhà nội dung theo nhóm (Gv đã phân cơng trước đó)

Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận

- Đại diện các nhóm HS tóm tắt truyện “Tấm Cám” qua sơ đồ tư duy hoặc qua tranh ảnh.

- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

+ Tấm ở nhà và đi dự hội => Thân phận và con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm. + Tấm vào cung vua, gặp nạn, trở lại cuộc đời và gặp lại nhà vua => Cuộc đấu tranh giành lại hạnh phúc của cô gái mồ côi.

* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh sân khấu hóa: diễn xướng dân gian

ca kịch ví, giặm “Tấm Cám”

* Mục đích: Giúp học sinh tìm hiểu về truyện cổ tích “Tấm Cám”, sân khấu

hóa truyện cổ tích “Tấm Cám”

* Nội dung: HS chuẩn bị ở nhà:

- Đóng vai các nhân vật trong truyện “Tấm Cám” theo kịch bản: + Trích đoạn: Tấm Cám (ca kịch ví, giặm xứ Nghệ)

- Chuẩn bị về trang phục diễn, âm thanh, điện thoại thông minh để quay video

*Sản phẩm: HS đóng vai truyện cổ tích “Tấm Cám” *Tổ chức thực hiện

( Học sinh đóng vai ca kịch ví, giặm trích đoạn “Tấm Cám”, quay video làm tư liệu học tập. Có thể tiến hành diễn xướng dân gian trực tiếp tại lớp học hoặc học sinh diễn xướng ngoài tiết học và quay video lại, đến tiết học trình chiếu video)

Kịch bản: ca kịch ví, giặm trích đoạn Tấm Cám ( gắn dạy học văn học dân gian

với giữ gìn, phát huy di sản văn hóa: ví, giặm xứ Nghệ)

Bà lão hàng nước: (Hát giặm):

Hàng ngày đi bán nước Để kiếm sống qua ngày Khách khứa ở đông tây Ghé qua đây trò chuyện

Miếng trầu têm ngon miệng Bát nước thơm ơ lành

Xin mời chị mời anh Vui qua đây nếm thử Khách xa gần nếm thử

Bà lão hàng nước (Hát khuyên thương):

Kiếp già đây một mình lủi thủi Bóng xế chiều gặp được con yêu.

Tiền bạc nỏ có tiêu, mẹ mong ngày qua bữa. Mẹ con mình chan chứa, tình cảm lại mặn nồng Nghĩa mẹ thật mênh mông, con đong đầy trọn vẹn.

(Vua và lính ra sân khấu)

Bà lão hàng nước: lão xin chào nhà vua Vua: xin miễn lễ

Bà lão hàng nước: Xin mời nhà vua ngồi ăn trầu uống nước Vua: Thấy quán nước bên đường sạch sẽ ta ghé vào thăm Bà lão hàng nước: già xin cảm ơn

Bà lão hàng nước (Hát khuyên thương):

Nước, trầu đây một long mẹ trọng Dâng lên vua trong trắng tình quê Trầu tình nghĩa phu thê

Nước nhân duyên tình bạn Tình thương vơ hạn

Kính trọng ơn vua

Mời khách quí uống cho Để vui lòng tuổi hạc

Vua (Hỏi): ồ… trầu này ai têm

Bà lão hàng nước: Trầu con gái bà têm

Vua (Nói): Con gái của bà đâu? Gọi ra đây cho ta xem mặt Bà lão hàng nước (gọi): Con gái ơi con gái

Tấm (Tấm đi ra): dạ, con đây thưa mẹ

Vua (Ngâm thơ): Tấm ơi đã bao lần anh thương nhớ Tấm (Ngâm thơ): Đã bao lần em đợi em mong

Vua – Tấm (Cả vua và Tấm cùng ngâm thơ):

Cùng nhau trọn đạo vợ chồng

Vàng phai, đá nát vẫn còn bên nhau

Bà lão hàng nước (Hát khuyên thương):

Được quả thị ngon lão đem về ấp ủ, Thật sướng vui con gái mẹ hiền lành, Người đẹp tựa trong tranh.

Nết dâu hiền hiếu thảo.

Mẹ con tơi kiếm gạo, khách đi lại qua đường Tình cảm thật mến thương, suốt ngày con với mẹ.

Vua (Hát giặm):

Miếng trầu têm cánh phượng Là chính vợ con rồi

Con nhớ lắm mẹ ơi Xin đưa về cung điện Rước Tấm về cung điện

Bà lão hàng nước (Hát giặm): Tình mẹ con mãn nguyện, mẹ sung sướng lắm rồi. Vua – mẹ con bà lão hàng nước (Cùng hát giặm)

Ta sum họp lại thôi Qua bao ngày mong đợi Suốt tháng ngày mong đợi

(Bà lão hàng nước đi vào, mẹ con Cám đi ra)

Mẹ con Cám (Mẹ con Cám đi ra, cùng hát vè):

Mẹ con tôi buồn bực Khổ thân lắm đi thơi

Ln khóc đứng khóc ngồi Vua u thương chị Tấm Suốt ngày vì chị Tấm

Cám (Nói): Chị Tấm ơi chị Tấm? Chị làm thế nào mà đẹp thế? Tấm (Nói): Em có muốn đẹp khơng? Để chị giúp

Quân đâu đào một hố sâu và đun 1 nồi nước sôi. Cám xuống hố, đổ nước sôi vào

Mẹ Cám: Trời ơi… (Cám đã chết, mẹ Cám lăn đùng ra chết ln.) Tấm ( Hát ví):

Ơ… ở hiền ta lại gặp lành

Được về cung điện thanh danh cuộc đời

Tất cả vua + Tấm + lính (Tất cả cùng hát):

Cuộc đời đẹp, đẹp lắm ai ơi. Ở hiền lành thì đẹp mãi người ơi Rước Tấm về cung với vua làm vợ Ở trái ngang cuộc đời bão tố

Sống yêu thương ơ…ơ…ta lại ở lành

( HS các nhóm và GV nhận xét, cho điểm dựa trên tiêu chí: chuẩn bị kịch bản, trang phục, đạo cụ, đóng vai, hát ví, giặm, quay video…)

+ Video sân khấu hóa (diễn xướng dân gian): Ca kịch ví, giặm “Tấm Cám” (Trích

Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ GIỮ GÌN, PHÁT HUY DÂN CA VÍ, GIẶM XỨ NGHỆ THÔNG QUA DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN (NGỮ VĂN 10) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)