KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG địa PHƯƠNG CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA BÀI TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM (Trang 26 - 29)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN IIIKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Là người giáo viên, chúng tôi luôn tâm huyết để góp phần đào tạo được lớp thế hệ trẻ “vừa hồng vừa chuyên”. Trước thực trạng học sinh có sự nhận thức, hiểu biết về văn hóa, lịch sử địa phương ngày càng hạn chế; với đặc thù bộ môn GDQP- AN, chúng tôi nhận thấy rằng lồng ghép lịch sử, truyền thống cách mạng của địa phương Con Cuông vào dạy học GDQP-AN là một trong những nguồn quan trọng làm phong phú tri thức của học sinh huyện nhà về quê hương, đồng thời nhận thức được mối liên hệ giữa lịch sử địa phương Con Cuông với lịch sử dân tộc. Hơn nữa, lồng ghép lịch sử, truyền thống cách mạng của địa phương vào dạy học còn góp phần không nhỏ vào việc giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục ý thức lao động, giáo dục hướng nghiệp và cả giáo dục đạo đức thẫm mĩ cho học sinh. Qua đó, khơi dậy, bồi đắp lòng tự hào truyền thống lịch sử quê hương, đất nước trong mỗi một học sinh.

Qua quá tình nghiên cứu nghiêm túc, với các tài liệu và nguồn minh chứng chính xác, khoa học gắn liền với các di tích lịch sử trên địa bàn được ứng dụng qua thực tiễn giảng dạy và những hiệu quả của đề tài nên chúng tôi có thể khẳng định những ý nghĩa mà đề tài này mang lại.

3.1. Một số điểm mới, sáng tạo, khoa học trong phương pháp lồng ghép giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh THPT qua môn dục lịch sử, truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh THPT qua môn học GDQP – AN.

- Gắn giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc cho học sinh thông qua việc trải nghiệm từ thực tiễn các di tích lịch sử trên địa bàn.

- Tạo không khí học tập sôi nổi hăng say và rất hứng thú, các em tiếp thu kiến thức tự nhiên, chủ động không gò bó, ép buộc.

- Tăng tính chủ động, sáng tạo cho các em học sinh, các em thể hiện mình nhiều hơn, quan hệ giữa giáo viên và học sinh thân thiện, gần gũi hơn.

- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi được trình bày một cách sáng rõ, mạch lạc. Phương pháp xử lí, khai thác tài liệu được tiến hành đúng quy chuẩn của một công trình khoa học.

- Đề tài nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với tình hình đổi mới phương pháp dạy học GDQP - AN theo hướng tích cực và phù hợp với thành tựu khoa học giáo dục được Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trong những năm gần đây. Giải pháp sáng kiến tôi đưa ra có khả năng áp dụng trên một phạm vi rộng và dễ thực thi cho các nhà trường THPT hiện nay.

3.2. Những bài học kinh nghiệm.

- Đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh. Giáo viên không chỉ chú trọng về cách thức truyền đạt nội dung mà cón phải tạo cho học sinh cách tiếp nhận thông tin, để cuối cùng làm cho kiến thức đến với học sinh một cách dễ dàng, tích cực, hiệu quả và ghi nhớ sâu sắc nhất

25 - Phương pháp dạy học mới phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động từ học sinh. Phải để các em được thể hiện mình một cách sáng tạo phù hợp đặc điểm từng lớp học và từng đối tượng

- Bồi dưỡng được tính tự học cho học sinh, hướng dẫn để các em có tính chủ động, biết cách tìm kiếm nội dung liên quan đến bài học

- Sự hứng thú trong học tập là tiêu chí không thể thiếu trong mỗi tiết học, khi hứng thú thì các em mới hăng say, vui vẻ tiếp nhận kiến thức một cách hiệu quả

- Đề lồng ghép có hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh qua tiết học GDQP-AN, thì mỗi giáo viên cần phải sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp tùy theo nội dung bài học, tùy theo đối tượng học của từng khối, lớp. Giáo viên phải biết linh hoạt, phân bố thời gian, kiến thức cho phù hợp với từng bài, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh.

3.3. Khả năng ứng dụng và triển khai đề tài.

- Không đòi hỏi đầu tư nhiều về khinh phí, thời gian.

- Cách làm đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao trong việc giáo dục lịch sử, truyền thống đánh giặc, truyền thống cách mạng của địa phương. Qua đó góp phần giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh.

- Nghệ An là địa phương có bề dày truyền thống cách mạng, là nơi ghi dấu ấn đầu tiên của truyền thống đấu tranh cách mạng vô sản ở Việt Nam với cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931, mở đầu cho cao trào cách mạng vô sản trong cả nước. Nghệ An nổi tiếng với những địa danh, danh nhân gắn liền với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nên có thể áp dụng phương pháp trên đối với nhiều địa phương, nhiều đối tượng.

3.4. Những kiến nghị, đề xuất.

- Đối với Nhà trường: Cần tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai thực hiện giáo dục trong nhà trường gắn với thực tiễn địa phương bằng cách tích hợp, lồng ghép. Tăng cường tổ chức các hoạt động phong trào để cho học sinh có thêm cơ hội trải nghiệm trong thực tế như tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các hoạt động tham quan, du lịch ở khu di tích lịch sử ngay tại địa phương để cho học sinh có cơ hội được tham gia. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử địa phương để học sinh có những hiểu biết về lịch sử quê hương mình, tạo hứng thú học tập và tạo sân chơi trí tuệ lành mạnh cho tất cả các em, phát huy phương châm “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tăng cường tình đoàn kết giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với giáo viên và tập thể Nhà trường, làm cho học sinh cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

- Với giáo viên khi thực hiện đề tài: Cần có những kiến thức về lịch sử, văn hóa, con người... của địa phương mình đang công tác để giúp học sinh tìm hiểu, có thêm những hiểu biết thực tế về lịch sử quê hương mình, có những nhận thức mới

26 về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội đang diễn ra ngay trên vùng đất mình sinh sống để có thái độ ứng xử phù hợp. Không ngừng tìm tòi, học hỏi và mạnh dạn áp dụng những phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy để phát huy năng lực cho học sinh, tăng cường khả năng liên hệ vào thực tế giúp học sinh rút ra bài học quan trọng cho cuộc sống của mình. Tùy thuộc vào nội dung của bài học để tùy vào nội dung từng bài học mà vận dụng các biện pháp trên cho phù hợp nhằm đạt được kết quả cao.

- Sở giáo dục cần tổ chức nhiều buổi hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề về nội dung, phương pháp dạy học và cả những nội dung tích hợp, lồng ghép trong các bài dạy có liên quan đến nội dung lịch sử, truyền thống địa phương của tỉnh Nghệ An.

Trên đây là quá trình áp dụng “Giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh THPT thông qua bài Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” đối với học sinh tại trường THPT Con Cuông, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Mặc dù bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần bổ sung để đề tài đạt hiệu quả cao nhất. Vậy chúng tôi rất mong được các đồng chí, đồng nghiệp góp ý cho đề tài được hoàn thiện hơn.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ Con Cuông, ngày 19 tháng 4 năm 2022

NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Văn Nghĩa

27

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phân phối chương trình môn Giáo dục quốc phòng - An ninh lớp 10. 2. Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng - An ninh lớp 10. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Hướng dẫn dạy học môn Giáo dục quốc phòng - An ninh THPT. 4. Lịch sử Đảng bộ huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

5. Một số website:

- https://nghean.dcs.vn/ - https://baonghean.vn/ ……..

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG địa PHƯƠNG CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA BÀI TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM (Trang 26 - 29)