II. Chƣơng 2 Xây dựng và thực hiện các chƣơng trình kết nối cộng đồng
12. Hoạt động ngoại khóa “Tìm hiểu truyền thống nhà trường”
2.3. Đối với Trường THPT Thanh Chương 3
* Đối với Cấp ủy, BGH
- Cấp ủy, BGH nhà trường cần thường xuyên quan tâm, chăm lo giáo dục kỹ năng sống cho các em. Đây là giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, hình thành nhân cách con người. Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, làm cho học sinh nhận thức đúng các giá trị chân, thiện, mỹ, những giá trị truyền thống tốt đẹp và chuẩn mực xã hội.
- Phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, đặc biệt là phát huy vai trò của Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh.
- Tổ chức thêm các hoạt động trải nghiệm bổ ích để các em vận dụng kiến thức vào thực tiễn đóng góp những việc làm có ích cho xã hội; quan tâm chăm lo và kết nối để nâng cao cơ sở vật chất, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn để các em
37 có được điều kiện học tập, có cơ hội thể hiện, phát huy năng lực cá nhân và tham gia tích cực các CLB kỹ năng sống.
* Đối với giáo viên
- Trước hết các thầy cô giáo phải là người gương mẫu cho học sinh về cách cư xử, ngôn ngữ và hành vi của mình. Phải thay đổi suy nghĩ tránh lối áp đặt một chiều cho các em được có cơ hội thể hiện suy nghĩ và sở thích của mình, trong đó giáo viên là người phát hiện, dìu dắt, uốn nắn và sửa chữa những hành vi chưa đúng đắn của các em.
- Các thầy cô cần dành thời gian suy ngẫm về nghề của mình, ngoài dạy văn hóa các thầy cô còn dạy người. Các thầy cô truyền tải cho các em những câu chuyện hay, những hành động đẹp, những việc làm tử tế, những thói quen tốt...để học trò luôn cảm thấy những giá trị tích cực của cuộc sống đang hiện hữu xung quanh ta chữ không phải đâu xa lạ.
38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang internet tra cứu khái niệm “cộng đồng”: