Phối kết hợp với phụ huynh cho trẻ kể chuyện sáng tạo ở nhà.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HIỆU QUẢ CÁC HÌNH THỨC KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 6 TUỔI (Trang 25 - 27)

Chúng ta biết rằng, gia đình và nhà trường là môi trường tiếp xúc chủ yếu của trẻ. Vì vậy, việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một giải pháp không thể thiếu. Gia đình chính là môi trường để trẻ tái hiện lại những gì các con được học ở trên lớp.

Để phụ huynh hiểu hơn về tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là hoạt động kể chuyện sáng tạo, trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi đã trao đổi với phụ huynh về việc đa số phụ huynh đều cho rằng trẻ em lứa tuổi mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi cần chú trọng đầu tư vào lĩnh vực phát triển nhận thức: Toán, chữ cái…mà quên rằng lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cũng rất quan trọng, đặc biệt là hoạt động kể chuyện sáng tạo. Có thể nhận thức của trẻ tốt, nhưng ngôn ngữ và trí tưởng tượng, sự sáng tạo của trẻ còn kém thì trẻ sẽ không thể trình bày, cũng như khai thác hết được những nhận thức đó. Dần dần sẽ hạn chế khả năng nhận thức của trẻ. Chính vì vậy, việc đầu tiên mà phụ huynh cần quan tâm đó là hạn chế tối đa việc cho trẻ chơi điện tử, hay các video, trang mạng xã hội trên điện thoại, ipad khi ở nhà. Thay vào đó, phụ huynh đưa ra những câu hỏi và cùng trò chuyện với con về một ngày hoạt động của trẻ, những niềm vui, kỉ niệm của trẻ khi được đi học. Từ đó, trẻ sẽ kể lại cho bố mẹ nghe các hoạt động, kỉ niệm đáng nhớ với các bạn thành câu chuyện theo ngôn ngữ của trẻ.

Ngoài ra, để giúp phụ huynh hiểu rõ và tạo môi trường thuận lợi cho trẻ kể chuyện sáng tạo ở nhà, tôi chủ động trao đổi với phụ huynh vào các giờ trả trẻ về các câu chuyện, mức độ tự tin hay rụt rè của trẻ khi tham gia kể chuyện sáng tạo ở lớp. Bên cạn đó, tôi còn gửi những hình ảnh và video kể chuyện sáng tạo của các con cho phụ huynh xem. Hướng cho phụ huynh về nhà thường xuyên gợi mở cho trẻ những bức tranh, câu chuyện hay những đồ chơi, đồ dùng có sẵn ở trong nhà để trẻ kể chuyện sáng tạo. Đặc biệt là giọng kể của phụ huynh khi hướng dẫn các con cần có cường điệu, sắc thái theo tính cách nhân vật để gây hứng thú cho trẻ. Phụ huynh cần biết cách “khen, chê” trẻ để không gây sự tự ti cho trẻ , thường xuyên động viên con mình khi tham gia kể chuyện sáng tạo.

Mỗi lần trẻ kể chuyện sáng tạo, tôi và phụ huynh đã lưu lại những hình ảnh, video của các con để các con thấy mình tiến bộ như thế nào, mức độ tự tin của con ra sao.

Ví dụ: Với các đồ dùng có sẵn ở trong nhà như: Cái bát, cái cốc, cái thìa và cái nồi nhỏ xinh, cháu Kim Ngân lớp tôi đã kể thành câu chuyện như sau:

“Những đồ dùng để ăn của mình đây rồi. Cái nồi nhỏ xinh mẹ dành riêng để nấu món ăn cho mình đấy. Hôm nay mẹ nấu món gà mà mình thích. Ôi! Mình sẽ lấy thức ăn ra bát, rồi dùng thìa để xúc thức ăn các bạn nhé! Sau khi ăn xong,

Mình lấy cốc đựng nước sôi để uống đấy. Các bạn biết không, hôm nay mình thấy rất ngon miệng vì có những đồ dùng xinh xắn mà mẹ mới mua cho riêng mình. Mình yêu mẹ nhiều lắm!”

Trẻ kể chuyện theo tranh ở nhà Trẻ kể chuyện với đồ dùng trong nhà

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HIỆU QUẢ CÁC HÌNH THỨC KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 6 TUỔI (Trang 25 - 27)