Giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non là một việc làm khó và để giáo dục trẻ có chất lượng lại càng khó hơn. Những giải pháp trên có thể chưa phải là giải pháp có tính hiệu quả tuyệt đối nhưng đối với lớp tôi và trường MN Hoa Sen thì đã mang lại kết quả tốt, làm thay đổi chất lượng đánh giá trẻ trong nhà trường. Chất lượng giáo viên được nâng cao, phụ huynh quan tâm tới việc kết hợp giáo dục con trẻ. Trẻ hứng thú, hoạt bát, nhanh nhẹn, thông minh hơn...
Trên đây là một số giải pháp mà bản thân tôi đã áp dụng trong nhà trường và thu được những thành công nhất định. Qua quá trình thực hiện đề tài tôi đã rút ra cho bản thân một số kinh nghiệm để giúp trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi hoạt động tích cực ở các góc như sau:
- Tự bồi dưỡng chuyên môn thông qua tập huấn và tham quan học tập đồng nghiệp qua các kênh thông tin khác
- Bố trí các góc chơi hợp lý, tạo được sự liên kết giữa các góc trong quá trình trẻ hoạt động.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động góc phù hợp với từng độ tuổi, từng đặc điểm cá nhân trẻ.
- Thường xuyên làm đồ dùng đồ chơi mới cho các góc và hướng dẫn trẻ tự tạo đồ dùng đồ chơi, học liệu và sử dụng những sản phầm đó làm sợi dây liên kết các góc chơi.
- Tạo ra nhiều tình huống có chủ định ban đầu và tình huống trong quá trình chơi làm này sinh nhiều nội dung chơi, nhiều cách giải quyết tình huống và thiết lập nhiều mối quan hệ trong vai chơi của trẻ.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và giáo viên, giáo viên và trẻ; đoàn kết, gắn bó với phụ huynh để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và hỗ trợ lớp về vật chất cũng như tinh thần trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
Việc thực hiện hiệu quả đề tài này mang ý nghĩa tích cực đối với giáo viên, phụ huynh và đặc biệt có ý nghĩa lớn với trẻ. Giúp trẻ được tham gia vào “Xã hội người lớn” một cách hiệu quả nhất với mối liên kết khăng khít giữa các góc trong các vai chơi mà trẻ đang đóng, làm nảy sinh các mối quan hệ xã hội giữa người với người, người với môi trường xung quanh. Từ đó, trẻ sẽ lĩnh hội, xử lý tình huống và hình thành nhân cách trong quá trình chơi. Qua đó, trẻ sẽ phát triển toàn diện nhân cách và trí tuệ ở trường mầm non. Bản thân tôi thân nhận thấy vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục học hỏi, tìm kiếm giải pháp, đúc rút kinh nghiệm ở các đơn vị bạn để làm thế nào để khi tổ chức các hoạt động cho
trẻ thì trẻ được hoạt động một cách hứng thú, tránh sự nhàm chán, tạo môi trường hoạt động như “xã hội người lớn thu nhỏ” ngay trong chính lớp học của mình.