CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH SƠ ĐỒ CẤP ĐIỆN CỦA PHÂN XƯỞNG 3.1 Xác định vị trí đặt trạm biến áp phân xưởng.

Một phần của tài liệu Thiết kế CCD phân xưởng (Trang 28 - 31)

3.1 Xác định vị trí đặt trạm biến áp phân xưởng.

Vị trí trạm biến áp phải thỏa mãn các yêu cầu cơ bản sau:

- An toàn và liên tục cung cấp điện.

- Gần trung tâm phụ tải, thuận tiện cho nguồn cung cấp đi đến.

- Thao tác, vận hành, quản lý dễ dàng.

- Phòng nổ, cháy, bụi bặm, khí ăn mòn.

- Tiết kiệm vốn đầu tư và chi phí vận hành.

Vậy ta có thể chọn đặt trạm biến áp ở bên trong phân xưởng (tại tâm phụ tải điện) hoặc đặt bên ngoài phân xưởng. Chúng em chọn đặt trạm biến áp ở bên ngoài phân xưởng (như hình vẽ):

Hình 3.1: Sơ đồ chung của xưởng

3.2. Các phương án cấp điện cho phân xưởng.

Việc lựa chọn sơ đồ cấp điện hợp lý là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phù hợp của các nhà xưởng. Sơ đồ được chọn phải thuận tiện trong vận hành và sửa chữa, cung cấp điện liên tục, dễ dàng thực hiện các biện pháp bảo vệ, đảm bảo chất lượng điện năng, giảm tổn thất đến mức tối thiểu. Trong mạng điện người ta thường dùng 3 loại sơ đồ:

Sơ đồ hình tia.

cho các phụ tải phân tán. Từ thanh cái các trạm biến áp có các đường dây dẫn đến các tủ phân phối động lực. Từ tủ phân phối động lực có các đường dây dẫn tới các phụ tải. loại sơ đồ này có độ tin cậy tương đối cao, thường được dùng trong các thiết bị phân tán trên diện tích rộng như phân xưởng cơ khí, lắp ráp, dệt v.v...

- Ưu điểm: Có ưu điểm là nối dây dễ dàng, các phụ tải được cung cấp ít ảnh hưởng lẫn nhau, độ tin cậy cung cấp điện tương đối cao, dễ thực hiện các biện pháp bảo vệ và tự động hóa, dễ vận hành và bảo quản.

- Nhược điểm: Vốn đầu tư lớn do tổng chiều dài đường dây và số thiết bị đóng cắt lớn.

- Phạm vi ứng dụng: Thường dùng khi cung cấp điện cho các phụ tải quan trọng (phụ tải loại I và II).

Sơ đồ phân nhánh.

Là loại sơ đồ trong đó các phụ tải nhận điện trực tiếp từ một đường dây nối với nguồn.

- Ưu điểm: Vốn đầu tư thấp do tổng chiều dài đường dây ngắn và số thiết bị đóng cắt ít.

- Nhược điểm: Độ tin cậy không cao thậm chí còn thấp do khi gặp sự cố thì toàn bộ phụ tải đều bị ảnh hưởng. Để tránh nhược điểm này người ta chia đường dây chính thành các dao phân đoạn, tuy nhiên thiết kế chỉnh định bảo vệ rơle phức tạp.

- Phạm vi ứng dụng: Chỉ dùng sơ đồ này để thiết kế cho các phụ tải ít quan trọng (phụ tải loại III).

Sơ đồ hỗn hợp.

- Ưu và nhược điển: Vốn đầu tư không quá lớn và độ tin cậy cũng không quá thấp.

- Phạm vi ứng dụng: Đây là loại sơ đồ rất hay được dùng trong thực tế bởi các phụ tải quan trọng và ít quan trọng đan xen nhau. Những phụ tải quan trọng được cấp điện theo hình tia những phụ tải ít quan trọng hơn được nhóm lại thành 1 nhóm và cấp điện bằng đường dây chính.

Một phần của tài liệu Thiết kế CCD phân xưởng (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w