Dưới tác động của những diễn biến tiêu cực và ảnh hưởng toàn diện ở phạm vi toàn cầu, các kịch bản với mức tăng trưởng thấp hơn đang được đưa ra nhằm bám sát với tình hình kinh tế với những yếu tố bất lợi liên tục thay đổi. Ngành ngân hàng cũng sẽ chịu những tác động trực diện từ những yếu tố trên. Các chính sách phù hợp sẽ được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đưa ra để hỗ trợ nền kinh tế trong thời gian tới. Dự báo mức trần tăng trưởng tín dụng sẽ được Ngân hàng Nhà nước điều tiết ở mức 14% cùng với việc đưa ra chính sách tiền tệ thận trọng nhưng vẫn đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các tỷ lệ an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng sẽ có xu hướng thắt chặt theo lộ trình để đảm bảo tăng trưởng trong dài hạn.
* Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
VPBank giai đoạn 2020-2025 là phấn đấu trở thành top 10 ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2025, trong đó:
- Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hướng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.
- Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của VPBank.
- Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên sử dụng và phát triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế làm lực lượng nòng cốt.
* Mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Trong giai đoạn 2020-2025, VPBank sẽ tập trung hoàn thành những mục tiêu ưu tiên như sau:
- Phấn đấu trở thành ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế.
- Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và duy trì chất lượng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững. Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty thành viên, tập trung khai thác tối đa hoạt động cho vay và danh mục đầu tư:
+ Cho vay: Đa dạng hóa cơ cấu cho vay theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng; đảm bảo tăng trưởng về quy mô gắn liền với đảm bảo chất lượng cho vay.
+ Huy động vốn: Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn và khách hàng theo hướng bền vững và hiệu quả thông qua gia tăng nguồn vốn trung và dài hạn, nguồn vốn huy động từ dân cư, tiếp cận nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế.
+ Đầu tư: Giảm dần và hướng đến chấm dứt các khoản đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả của các khoản đầu tư góp vốn và đầu tư vào các công ty trực thuộc.
+ Kinh doanh vốn: Đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng thị phần để khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vốn và tiền tệ tại thị trường Việt Nam.
+ Thu nhập, hiệu quả: Đa dạng hóa nguồn thu nhập, đảm bảo các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời (ROA, ROE) theo thông lệ quốc tế. Về lợi nhuận, trong vòng 5 năm tới, dự kiến tăng thêm mỗi năm 2.000 tỷ đồng, dự kiến 2025, lợi nhuận sau thuế đạt trên 12.000 tỷ đồng. Tổng tài sản dự kiến đến năm 2025 đạt trên 15.000 tỷ đồng. Nâng cao và phát triển thương hiệu VPBank đến gần hơn với khách hàng và mục tiêu trờ thành ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia.
- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro; chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam. Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi; xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu
- Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động, củng cố hệ thống công nghệ thông tin hiện đại hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản trị điều hành và phát triển các sản phẩm dịch vụ.
- Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức, quản trị tăng cường năng lực điều hành các cấp của VPBank tạo nền tảng vững chắc để phát triển. Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động. Nguồn nhân lực - mô hình tổ chức: Xây dựng đội ngũ chuyên gia, thiết lập nền tảng tập đoàn tài chính ngân hàng.
* Về định hướng trong 5 năm tới trong quản lý hoạt động cho vay
- Quản lý hoạt động cho vay theo đối tượng và thời gian cho vay ưu tiên cho vay cho các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất sản phẩm thiết yếu, sản xuất các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác chế biến tài nguyên khoáng sản, sản xuất và dịch vụ vừa và nhỏ. Áp dụng cơ chế lãi suất ưu đãi đối với các khách hàng cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đảm bảo mức lãi suất cho vay đối với các đối tượng trên thấp hơn tối thiểu 1%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường. Tích cực đẩy mạnh cho vay ngắn và trung hạn nhằm hạn chế những rủi ro về nợ quá hạn, nợ xấu do nợ dài hạn gây ra.
Ngoài các hình thức cho vay thông thường, cần áp dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu chương trình hoán đổi tiền tệ chéo VND-USD, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất… Áp dụng linh hoạt các hình thức bảo đảm tiền vay như tài
sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba, tài sản hình thành từ vốn vay, nguyên vật liệu tồn kho, quản chấp lô hàng, quyền đòi nợ… kết hợp với cho vay không có tài sản đảm bảo trên cơ sở hiệu quả của dự án đầu tư/phương án kinh doanh và kết quả xếp hạng doanh nghiệp.
- Trong quản lý quy trình cho vay hướng tới tinh giảm, chất lượng và hiệu quả, có sự kết hợp hài hòa giữa con người và công nghệ. Hỗ trợ, tư vấn các doanh nghiệp trong việc lập dự án, hồ sơ vay vốn; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp về lĩnh vực tài chính ngân hàng, làm đầu mối thu xếp vốn đối với những dự án lớn Đối với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn: Tư vấn tái cấu trúc tài chính, cơ cấu nợ nhằm tăng năng lực tài chính đối với các doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả cao nhất với mục đích duy trì hoạt động và tạo nền tảng phát triển sau khi các doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
- Tiếp tục giảm tình trạng nợ quá hạn và đảm bảo tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn dưới 3%. Đối với các khoản vay thuộc nợ xấu nợ, nợ khó đòi sẽ xây dựng các chế tài xử phạt chặt chẽ hơn.
- Phát triển mạng lưới kênh phân phối. Mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch sẽ là lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng, đặc biệt là lĩnh vực bán lẻ. Hệ thống mạng lưới rộng và cơ sở hạ tầng ổn định sẽ giúp ngân hàng chiếm lĩnh cho mình một thị phần nhất định.
- Đa dạng hóa sản phẩm cho vay, để tăng cường tính cạnh tranh trong ngành Ngân hàng. Đầu tư nghiên cứu và phát triển dịch vụ ứng dụng công nghệ cao, thuận tiện cho khách hàng.
- Hành trình số hóa tại VPBank tiếp tục được đẩy mạnh, với định hướng rõ ràng đưa dịch vụ ngân hàng số trở thành động lực tăng trưởng chính trong tương lai.
Về mục tiêu, VPBank xác định các mục tiêu cơ bản sau:
- Đối với mở rộng thị phần và doanh số cho vay: VPBank xác định lợi nhuận từ hoạt động cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận cho vay luôn duy trì ở mức 80%
tổng lợi nhuận ngân hàng, dự kiến năm 2025, lợi nhuận thu từ hoạt động cho vay là 60.000 tỷ đồng. Với mong muốn mở rộng thị phần cho vay, VPBank xác định mục tiêu về doanh số cho vay hàng năm sẽ duy trì tăng từ 4-5 lần, dự kiến đạt trên 110.000 tỷ đồng vào năm 2025. Đồng thời, tăng trưởng dư nợ cho vay đạt mức trên 400.000 tỷ đồng vào năm 2025.
- Xác định phát triển nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhóm đối tượng khách hàng chiến lược, thu hút những khách hàng tiềm năng về tăng thu nhập và lợi nhuận, uy tín cho ngân hàng. Đó là những khách hàng có khả năng tài chính lành mạnh, năng lực pháp lý đầy đủ và có phương án vay vốn khả thi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... Cung cấp cho khách hàng một danh mục sản phẩm, dịch vụ cho vay đa dạng, chất lượng, chuẩn theo thông lệ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và phù hợp với từng đối tượng khách hàng, trong đó tập trung phát triển một số sản phẩm chiến lược như: tiền gửi, thẻ, ngân hàng điện tử, tín dụng tiêu dùng, tín dụng nhà ở, tín dụng hộ SX-KD. Với tệp khách hàng rộng, VPBank hướng tới cung cấp các sản phẩm tín dụng đa dạng, chuẩn hóa và tập trung phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của khách hàng cá nhân bao gồm: cho vay mua nhà, sửa chữa nhà ở với thời hạn tối đa lên tới 15 năm, cho vay tín chấp tiêu dùng (vay lương, thấu chi tài khoản...), cho vay mua ô tô phục vụ nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu sản xuất, kinh doanh, cho vay du học, cho vay mua cổ phiếu phát hành lần đầu, cho vay trả góp, cho vay cầm cố và chiết khấu GTCG. Trong quản lý hoạt động cho vay theo đối tượng và thời hạn vay, VPBank sẽ quan tâm tới cho vay phân khúc khách hàng cá nhân, tăng cường cho vay ngắn hạn và VPBank tiếp tục đẩy cho vay khách hàng cá nhân và tín dụng tiểu thương qua sự khác biệt mang tính cạnh tranh như tăng về hiệu suất; ưu biệt về lãi suất; tối ưu hóa các công cụ hỗ trợ và duy trì mối quan hệ với hàng. Đồng thời, với cá doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thúc đẩy phát triển đối tác thông qua các kênh dịch vụ của nhóm khách hàng này. Duy trì nhóm khách hàng doanh nghiệp lơn, có quan hệ đối tác lâu dài.
- VPBank sẽ siết chặt các khâu trong quy trình cho vay sao cho minh bạch, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất. Đối với quy trình cho vay, việc thẩm định và xem xét hồ sơ sẽ thực hiện giám sát và đánh giá của nhiều đơn vị để tăng tính chủ quan. Thường xuyên tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát và quản lý tài sản đảm bảo tránh hao mòn và mất mát trong quá trình cho vay ở mức tối đa. Các chính sách cho vay tại chi nhánh sẽ được đồng bộ và áp dụng gắn liền với tình hình tại từng chi nhánh nhằm tạo sự linh hoạt và nguyên tắc thống nhất trong xử lý.
- Về quản lý hoạt động cho vay theo kiếm soát rủi ro, đối với các khoản nợ xấu, VPBank sẽ tiếp tục sử dụng những chế tài xử phạt chặt chẽ hơn, sao cho tỷ lệ nợ xấu giảm xuống dưới 2%. Đồng thời, nợ quá hạn giảm thiểu dưới 6-8% trong 5 năm tới.
- Mở rộng nguồn vốn huy động, đầu tư vào các danh mục tài sản đa dạng hơn để nâng tổng sản hiện hữu và tính thanh khoản của tài sản ở mức tốt nhất đpá ứng nhu cầu về vốn vay. Trang bị đầy đủ và phát triển tối ưu công nghệ vào trong các hoạt đọng nghiệp vụ, giao dịch và quản lý cho vay tại ngân hàng.