KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần “công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường THPT thái lão (Trang 27 - 31)

1. Kết luận

1. 1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Được sự ủng hộ, động viên của BGH nhà trường, sự giúp đỡ của các đồng chí trong cụm chuyên môn GDCD Vinh – Hưng Nguyên, của tổ KHXH và tổ Văn – Ngoại ngữ trường THPT Thái Lão, bạn bè đồng nghiệp, của sự quyết tâm của bản thân giáo viên hai môn Văn học - GDCD và sự hưởng ứng của học sinh qua từng tiết học, trong những năm qua chúng tôi đã vận dụng kiến thức Văn học trong trong dạy học môn GDCD nói chung và phần đạo đức nói riêng để phát triển năng lực, mở rộng kiến thức liên môn cho học sinh. Mặc dù còn một số hạn chế như chất lượng từng bài học ở từng lớp còn khác nhau, còn xảy ra ồn ào ở một số tiết, một số ít học sinh ý thức tự giác chưa cao nên chưa thật sự tích cực thể hiện khả năng, năng lực của mình, nhưng nhìn chung các tiết học đã đi vào tính ổn định, vận dụng văn học để mở bài, hay giảng dạy một số nội dung ở phần đạo đức thuộc phần “Công dân với đạo đức” GDCD 10 đã làm cho môn học GDCD đã trở thành môn học được yêu thích ở đa số các em HS, bài học trở nên phong phú, dễ hiểu. Các phạm trù đạo đức không còn khô khan, hàn lâm lý thuyết. Sự tích hợp này cũng có tác dụng làm cho các tác phẩm Văn học nổi bật lên các giá trị giáo dục đạo đức cao cả như tình yêu quê hương đất nước, tình yêu gia đình, tình yêu đôi lứa, yêu con người trong cuộc sống. Các em đã hình thành được năng lực chung như: Năng lực tự học, sáng tạo, năng lực hợp tác, sử dụng CNTT hiện đại, năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tư duy phê phán những biểu hiện lệch lạc trong chủ đề tình yêu, tích cực trong học tập…đồng thời hình thành và phát triển các năng lực đặc thù của bộ môn GDCD và Văn học trong quá trình hợp tác, tham gia các hoạt động học tập, thực hiện các nhiệm vụ của GV.

Đối với giáo viên, việc mạnh dạn trong đổi mới phương pháp dạy học tích hợp liên môn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trước hết tạo cho chúng ta sự năng động, kích thích sự khám phá sáng tạo trong bản thân mỗi người để rồi đam mê hơn, nhiệt huyết hơn với nghề, với bộ môn mà mình đã chọn. Từ đây các bộ môn có mối liên hệ trong phần kiến thức với nhau sẽ được tích hợp với nhau khiến học sinh không thấy nặng nề, nhàm chán khi phải học đi, học lại một nội dung ở nhiều môn học. Phần kiến thức đạo đức của các bài GDCD 10 không còn nhàm chán, đơn điệu mỗi khi lên lớp. Điều này sẽ thuận lợi hơn khi bộ môn sẽ bắt nhịp được yêu cầu đổi mới SGK trong thời gian tới. Hơn nữa việc học sinh nghiêm túc, nhiệt tình, yêu thích hơn với bộ môn cũng sẽ làm thay đổi những nhận thức không đúng trước đây từ chính các em, các phụ huynh và đồng nghiệp. Điều này đã khắc phục không nhỏ cách tổ chức dạy học tích hợp kiến thức liên môn lâu nay của Nhà trường cũng như các trường phổ thông trên địa bàn huyện Hưng Nguyên.

Đối với học sinh, được thể hiện hết mình, được phát huy tính sáng tạo, năng lực của bản thân, được là trung tâm, là nhân vật chính của mỗi tiết học sẽ là cơ sở

để các em tự hoàn thiện bản thân, trau dồi thêm kĩ năng sống và là động lực để giúp các em khơi dậy những tiềm năng của mình. Có thể đáp ứng sở thích, phong cách học tập của học sinh tốt hơn. Việc áp dụng giải pháp dạy học này giúp các em có cơ hội được lựa chọn cách học phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả học tập tốt nhất cho mình mà không làm ảnh hưởng đến các bạn khác. Với việc tiếp thu và vận dụng ngay những kiến thức học tập để giải quyết những vấn đề của cuộc sống hàng ngày, HS sẽ hạn chế đáng kể tình trạng học vẹt, học trước quên sau ở các em. Nếu với phương pháp học truyền thống cũ, giáo viên thường ưu tiên chọn hướng bài giảng đến đám đông học sinh với ý nghĩ rằng ít nhất sẽ dạy tốt cho phần đông các em trong lớp. Điều này khiến số ít học sinh còn lại cảm thấy bơ vơ, không được kèm cặp và ngày càng không theo kịp tiến độ học tập trên lớp. Với dạy học tích hợp thì hoàn toàn khác. Nó cho phép giáo viên có nhiều thời gian quan tâm và chỉ bảo sát sao cho từng học sinh trong lớp, giúp các em có sự phát triển năng lực đồng đều, đạt được sự tiến bộ tốt. Học sinh không chỉ tìm những thứ mình muốn mà còn được “va chạm” với những kiến thức Văn học để tự củng cố, đối chiếu và phát triển kiến thức, rèn luyện đạo đức tốt hơn. Dần dần, các em sẽ không còn phụ thuộc nhiều vào giáo viên mà trở nên tự tin, độc lập, tự chủ hơn.

1.2. Nhận định về áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và khả năng mở rộng đề tài

Hiện nay, cả nước đang tiến hành thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở các cấp học. Cấp 1 đã thực hiện ở khối lớp 1, 2. Cấp 2 đang thực hiện ở khối lớp 6. Năm học 2022-2023 sắp tới sẽ thực hiện ở các khối 3,7 và lớp 10 THPT. Đối với khối lớp 10, nội dung chủ yếu là bộ môn giáo dục Kinh tế và Pháp luật. Trong các chuyên đề học tập giáo dục KT - PL có chuyên đề về tình yêu, hôn nhân, gia đình. Các bài học trong SGK giáo dục Kinh tế - Pháp luật cũng đề cập đến trong kinh tế có đạo đức, trong pháp luật có đạo đức. Bởi hiện nay có một số người lợi dụng hoạt động kinh tế mà có những việc làm trái với đạo đức như các vụ án kinh tế gần đây hay một số người mang tiếng là người thực thi pháp luật, phòng chống buôn lậu, tham nhũng lại chính là người vi phạm pháp luật. Phải chăng bởi họ là những con người thiếu đạo đức, thiếu nhân cách?. Vì vậy giáo dục cho thế hệ trẻ ngày nay sự cảm thụ tính nhân văn trong các tác phẩm văn học, hay chăm lo phát triển kinh tế, phải hiểu và thực hiện đúng Hiếp pháp và pháp luật của Nhà nước thì điều quan trọng phải rèn luyện được đạo đức con người, giúp học sinh hoàn thiện nhân cách. Có như vậy mục tiêu giáo dục mới thực hiện được. Vậy nên, khi nghiên cứu thực nghiệm sáng kiến này, chúng tôi thấy có mối liên hệ giữa cái cũ và cái mới. Giữa chương trình cũ và chương trình mới 2018. Nếu GV biết vận dụng, liên hệ kiến thức giữa bộ môn Văn học và GDCD thì bài giảng kinh tế, pháp luật sẽ phong phú đa dạng, đặc biệt biết giáo dục đạo đức trong môn KT – PL bằng Văn học sẽ đạt được hiệu quả giáo dục mà Đảng ta đặt ra “Giáo dục đạo đức

cách mạng trong thời ký mới, giáo dục con người vừa hồng vừa chuyên”.

Đối với môn Ngữ văn 10 trong chương trình GDPT 2018, các tác phẩm Văn học như “ Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, hay “Tỏ lòng” vẫn là nội dung cơ

bản được thiết kế trong chương trình dạy học. Vì vậy sử dụng kiến thức liên môn GDCD trong hoạt động vận dụng, liên hệ thực tế để dạy học môn Ngữ văn 10 sẽ có nhiều hiệu quả trong giáo dục truyền thống đạo đức cho học sinh. Các tác phẩm văn bản Văn học sẽ trở nên có ý nghĩa, mang tính giáo dục cao.

Nhờ đúc rút được nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là bài học thu được qua mỗi bài dạy, qua từng giờ thao giảng, các tiết học dạy học theo tích hợp liên môn của tổ KHXH, chủ đề dạy học của cụm chuyên môn, được sự giúp đỡ của các đồng chí bạn bè đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng chí trong tổ KHXH, Văn - Ngoại ngữ, trường THPT Thái Lão, cụm chuyên môn GDCD và Ban Giám hiệu nhà trường đã giúp chúng tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này.

2. Kiến nghi

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin có một vài đề xuất đối với các cấp quản lý giáo dục, nhằm nâng cao việc sử dụng PTDH vào giảng dạy như sau:

* Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

- Cần tăng cường đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo thiết kế tài liệu, sách giáo khoa, các PTDH cho môn GDCD, môn Văn học (bao gồm: bài giảng mẫu, sơ đồ, tranh ảnh, số liệu, Video minh họa) liên quan đến phát triển năng lực cho HS để GV thêm tư liệu tham khảo.

- Thường xuyên chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức cách thức tổ chức dạy học, tổ chức các cuộc thi “Thiết kế bài giảng tích hợp liên môn” cho GV một cách thiết thực, hiệu quả hơn để GV có điều kiện thể hiện khả năng dạy học của mình. Thông qua các tiết học, bài dạy vận dụng kiến thức liên môn HS có nền tảng kiến thức rộng hơn, được trang bị và hiểu biết, thực hành tốt hơn các KNS thiết yếu trong học tập, cuộc sống, sự tự tin và khả năng hội nhập quốc tế tốt hơn nhiều...

- Tiếp tục tổ chức mở rộng các lớp tập huấn về tổ chức dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên, các hoạt động hội thảo chuyên đề, sinh hoạt đổi mới chuyên môn, kỹ năng sử dụng CNTT, kỹ thuật số để các giáo viên được trao đổi, đúc rút kinh nghiệm từ bạn bè, đồng nghiệp.

- Mở rộng tập huấn cho giáo viên kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại để giáo viên học tập, nâng cao khả năng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại phục vụ công tác giảng dạy.

* Đối với nhà trường

- Tạo nhiều điều kiện hơn nữa trong hoạt động chuyên môn như tổ chức các cuộc thi “Thiết kế bài giảng tích hợp liên môn” giữa các môn học trong các tổ chuyên môn, giữa các tổ chuyên môn để tạo cơ hội cho giáo viên được thể hiện năng lực chuyên môn cũng như các năng lực sáng tạo khác nhằm phát triển năng lực dạy học của giáo viên, đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Tổ chức nhiều hơn nữa các buổi sinh hoạt chuyên môn chú trọng về xây dựng nội dung dạy học tích hợp liên môn, các hoạt động ngoại khóa, thực hiện chuyên đề hưỡng dẫn cho học sinh thực hiện các dự án liên quan đến các môn học tích hợp liên môn trong các bài học, các cuộc thi tìm hiểu về kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh phát triển tính tích cực, chủ động, sáng tạo, nhằm phát triển các năng lực cho học sinh.

- Xây dựng kế hoạch, tìm kiếm sự hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần từ các nhà hảo tâm, từ phía phụ huynh học sinh và các tổ chức khác đóng trên địa bàn để có nguồn kinh phí tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động ngoại khóa, dự án học tập tạo sân chơi cho học sinh tìm kiếm các kiến thức liên môn như “ Rung chuông vàng”, “Thủ lĩnh xanh”…. Bởi hiện nay các trường ở thành phố như trường Thực hành Đại học Vinh, các trường Huỳnh Thúc Kháng, Lê Viết Thuật….tổ chức rất tốt các hoạt động ngoại khóa bằng nhiều hình thức do có nhiều nguồn hỗ trợ.

Trên đây là một số kiến thức Văn học được vận dụng để giảng dạy phần “ Công dân với đạo đức” trong môn GDCD cho học sinh lớp 10. Trong quá trình dạy học, thiết kế các hoạt động, chúng tôi luôn cố gắng vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn Văn và GDCD, trong đó chú trọng việc chọn lọc những kiến thức Văn học đặc sắc, có mối liên hệ mật thiết với phần đạo đức trong chương trình GDCD 10 để thiết kế một số bài học trong giảng dạy với mục đích tạo hứng thú học tập, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đồng thời giáo dục truyền thống đạo đức cho HS. Tuy nhiên, với kinh nghiệm giảng dạy, tổ chức các tiết học của bản thân giáo viên Văn và GDCD chưa nhiều lại giảng dạy trong môi trường có đối tượng học sinh không đồng đều nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hưng Nguyên, ngày 25 tháng 03 năm 2022

Nhóm giáo viên thực hiện

Một phần của tài liệu Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần “công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường THPT thái lão (Trang 27 - 31)