Khai thác kênh hình trong hoạt động khởi động bài học môn GDCD * Mục tiêu: Sử dụng kênh hình trong hoạt động khởi động giúp tạo hứng thú cho

Một phần của tài liệu MỤC lục (Trang 29 - 33)

* Mục tiêu: Sử dụng kênh hình trong hoạt động khởi động giúp tạo hứng thú cho

học sinh đến với bài học mới bằng trực quan sinh động.

*Cách tiến hành:

- Để tạo khơng khí bắt đầu một tiết học giáo viên có thể lựa chọn một bài hát hoặc một đoạn phim ngắn có chủ đề liên quan đến bài học GDCD cho học sinh nghe và trả lời câu hỏi gợi mở của giáo viên để vào bài mới.

-Thông thường giáo viên nên chọn các bài hát vui nhộn hoặc phim tư liệu sinh động. Khi đưa các bài hát, phim tư liệu vào hoạt động khởi động, nên kết hợp trò chơi, đồng thời giáo viên nên tiếp tục khai thác trong phần hình thành kiến thức để tạo tính thống nhất trong bài dạy.

- Trong giờ dạy học trực tuyến, HS thực hiện trình bày qua zoom nội dung nhiệm vụ GV đã giao.

*Ví dụ:

Ví dụ 1: GDCD 10

1. Khởi động bằng cách sử dụng đoạn video-clip khi dạy Bài 12: Cơng dân với tình u hơn nhân gia đình (tiết 2)

*Mục tiêu: Tạo khơng khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những nội dung có liên quan đến bài học.

* Cách thức tiến hành

- GV cho HS xem video bài hát “Ba ngọn nến lung linh” sáng tác của nhạc sỹ Ngọc Lễ (phụ lục 1)

- GV đưa ra câu hỏi: Em có cảm xúc gì sau khi nghe bài hát trên?

- HS trả lời xong GV dẫn dắt: Chúng ta biết rằng tình u chân chính sẽ dẫn đến hơn nhân. Hơn nhân sẽ tạo ra cuộc sống gia đình. Một gia đình hạnh phúc khơng chỉ mang lại những điều tốt đẹp, hạnh phúc cho mỗi thành viên mà còn trở thành một tế bào lành mạnh đầy sức sống cho xã hội. Vậy hơn nhân là gì? Gia đình là gì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung tiết học hơm nay.

2. Sử dụng hình ảnh, video-clip khi tổ chức hoạt động khởi động Bài 13: Công dân với cộng đồng(tiết 2)

*Mục tiêu: Tạo khơng khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những nội dung có liên quan đến bài học.

* Cách thức tiến hành: GV chiếu hình ảnh cho HS quan sát (phụ lục 1), sau đó đưa ra câu hỏi: Em có suy nghĩ gì sau khi quan sát bức ảnh đó?

HS trả lời xong GV dẫn dắt hình ảnh trên thể hiện sự hịa nhập, hợp tác của mỗi chúng ta trong cộng đồng. Vậy hịa nhập, hợp tác là gì? Biểu hiện cụ thể của những giá trị này như thế nào? Làm thế nào để mỗi người khi sống trong cộng đồng đều hòa nhập, hợp tác với nhau bài học hơm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

3. Khởi động bằng cách sử dụng đoạn video-clip khi dạy Bài 14:Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

* Mục tiêu: Tạo khơng khí vui vẻ trong lớp và tạo tình huống có vấn đề giúp học sinh tiếp cận kiến thức về yêu nước từ đó góp phần hình thành năng lực tư duy cho học sinh.

* Cách thức tiến hành:

-Giáo viên sử dụng bài hát “Đất nước” của nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn (phụ lục 1) -Học sinh lắng nghe và cảm nhận, sau đó giáo viên đặt câu hỏi:

+ Em cảm nhận như thế nào khi nghe bài hát trên? Bài hát trên cho em nghĩ đến nội dung nào?

- Học sinh trả lời sau đó giáo viên dẫn vào bài: Bài hát thể hiện tình yêu của tác giả đối với đất nước, đối với Tổ quốc mình “Đất nước tơi, Đất nước tôi... sáng ngời muôn thuở” và ngàn lần xin được ngợi ca như thế. Mỗi người chúng ta ai cũng có gia đình, q hương, đất nước để mà u thương, gắn bó. Ai cũng muốn làm một việc gì đó có ích để đóng góp cho quê hương đất nước. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay có nhiều thuận lợi nhưng cũng có khơng ít khó khăn, thách thức đặt ra. Vậy là công dân của đất nước chúng ta có trách nhiệm như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? Chúng ta tìm hiểu bài 14: Cơng dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vê Tổ Quốc.

4. Khởi động bằng cách sử dụng đoạn video-clip khi dạy Bài 15:Công dân với những vấn đề cấp thiết của nhân loại

* Mục tiêu: Tạo khơng khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những nội dung có liên quan đến bài học.

* Cách thức tiến hành

- GV cho HS xem một video về vấn đề ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, dịch bệnh hiểm nghèo (phụ lục 1)

- Sau đó GV đưa ra câu hỏi: Em có suy nghĩ gì sau khi xem xong video đó?

- HS trả lời xong GV dẫn dắt: Những phóng sự trong video trên đã đề cập đến những vấn đề hiện nay được coi là cấp thiết của nhân loại, đây quả thực là những thách thức lớn gây nguy hiểm mà không một dân tộc, quốc gia nào có thể tự đứng ra giải quyết. Muốn giải quyết vấn đề này đòi hỏi các quốc gia phải liên kết, hợp tác với nhau. Vậy vì sao đây là những vấn đề cấp thiết của nhân loại? Nguyên nhân nào khiến cho chúng xuất hiện và gây nguy hại cho cuộc sống của con người? Trách nhiệm của cơng dân nói chung và HS nói riêng trong việc giải quyết những vấn đề cấp thiết này là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hơm nay.

Ví dụ 2: GDCD 11

1. Sử dụng video bài hát ( hoặc clip âm nhạc) khi tổ chức hoạt động khởi động Bài 14. Chính sách Quốc phịng và an ninh

* Mục tiêu: Để tạo khơng khí vui vẻ trong lớp và tạo tình huống có vấn đề giúp học sinh tiếp cận kiến thức về chính sách quốc phịng và an ninh, từ đó góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề, tư duy cho học sinh.

* Cách tiến hành:

- GV sử dụng video trên nền nhạc bài hát “Giữ cho cuộc sống bình yên” của nhạc sỹ Mai Cơng Thắng, lồng ghép bộ hình ảnh An ninh -Quốc phịng. ( Hoặc sử dụng video trên nền nhạc bài hát “Nơi đảo xa” của nhạc sỹ Thế Song, lồng ghép bộ hình ảnh An ninh - Quốc phịng ) (phụ lục 1).

- Trong khoảnh khắc thời gian 2 phút, học sinh được thưởng thức những ca từ, nốt nhạc nhẹ nhàng, lắng đọng và tinh tế của bài hát gợi người nghe nhiều cảm xúc. - Sau đó, giáo viên đặt câu hỏi: Cảm nhận của em thế nào sau khi thưởng thức đoạn clip trên?

- Sau khi học sinh trả lời, giáo viên dẫn vào bài: Những ca từ và hình ảnh này có thể chưa phản ánh được hết nhưng phần nào cho ta thấy được vai trò của lực lượng an ninh quốc phịng ln giữ cho cuộc sống con người được bình n. Những vấn đề đó có liên quan nhất định đến những nội dung của bài học chúng ta sẽ tìm hiểu hơm nay. Vậy nhà nước ta có những chính sách An ninh quốc phòng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của bài học.

2. Sử dụng hình ảnh, video-clip khi tổ chức hoạt động khởi động Bài 12: Chính sách tài ngun và bảo vệ mơi trường

* Mục tiêu: Sử dụng hình ảnh tài nguyên bị khai thác chặt phá bừa bãi, môi trường bị ô nhiễm để huy động kiến thức học sinh đã biết về tình hình tài ngun mơi trường của nước ta nhằm tạo cầu nối và gợi hứng thú, sự tị mị tìm hiểu về chính sách tài ngun và bảo vệ mơi trường.

* Cách thức tiến hành: Với thời gian 5 phút, giáo viên tiến hành như sau:

- Trong thời lượng 90 giây, giáo viên cho học sinh trực quan bằng hình ảnh (phụ lục 1) vừa minh họa vừa kích thích tư duy của học sinh, từ đó yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:

- Em hãy cho biết hiểu biết của mình khi xem những hình ảnh trên?

- Qua quan sát hình ảnh trên em nhận xét như thế nào về tình hình tài ngun và mơi trường nước ta hiện nay?

Với sản phẩm dự kiến đó là sự quan sát hình ảnh và câu trả lời của học sinh. Sau khi học sinh trả lời cá nhân, giáo viên nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Đây là những hình ảnh phản ánh tình hình tài ngun mơi trường nước ta hiện nay, đứng trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đề ra mục tiêu và phương cách giải quyết ra sao? mỗi chúng ta phải có trách nhiệm như thế nào? Những vấn đề này chúng ta chỉ có thể giải quyết được qua bài học hơm nay.

3. Sử dụng hình ảnh kết hợp trò chơi hiểu ý bạn khi tổ chức hoạt động khởi động Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ, văn hóa (tiết 3)

* Mục tiêu: Tạo khơng khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những giá trị văn hóa có liên quan đến bài học.

* Cách thức tiến hành:

- GV công bố luật chơi, chia lớp thành 2 đội, đội cử người gợi ý và người trả lời - GV sử dụng một số hình ảnh như: Quan họ Bắc Ninh, Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù, Dân ca ví dặm, Vịnh Hạ Long, Cố đơ Huế, Phố cổ Hội An,Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng Thành Thăng Long (phụ lục 1).

+ Học sinh vào vai gợi ý quan sát hình ảnh, HS khác trả lời. Sau 2 phút chơi đội nào trả lời được nhiều đáp án đúng hơn đội đó sẽ chiến thắng.

Sau phần chơi, GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì khi xem các hình ảnh trên? + GVnhận xét và dẫn vào bài mới: Đây là những giá trị vật chất hay giá trị tinh thần do con người lao động sáng tạo ra. Vậy Nhà nước ta đã có những chính sách như thế nào nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa đó chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học ngày hơm nay.

Ví dụ 3: GDCD 12

1. Sử dụng hình ảnh, video-clip khi tổ chức hoạt động khởi động Bài 2: Thực hiện pháp luật (tiết 1)

* Mục tiêu: Tạo khơng khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những hành vi thực hiện pháp luật và khơng thực hiện pháp luật có liên quan đến bài học.

* Cách thức tiến hành:

- GV chiếu cho học sinh quan sát một số hình ảnh về việc thực hiện pháp luật và không thực hiện pháp luật (phụ lục 1)

- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của những bạn HS trong hai bức ảnh trên?

- HS trả lời và GV sẽ dẫn dắt: trong hai bức ảnh đó các bạn HS đã khơng thực hiện đúng pháp luật vì đã có những hành vi tham gia giao thơng khơng đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ... Vậy như thế nào là thực hiện pháp luật? có những hình thức thực hiện pháp luật nào thì bài học hơm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 2: Thực hiện pháp luật.

2. Sử dụng hình ảnh khi tổ chức hoạt động khởi động Bài 4: Quyền bình đẳng của cơng dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (tiết 3)

* Mục tiêu: Tạo khơng khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết đượcnhững nội dung có liên quan đến bài học.

* Cách thức tiến hành

- GV sẽ trình chiếu một số hình ảnh về hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường (phụ lục 1)

- GV nêu câu hỏi: Những hình ảnh trên miêu tả hoạt động gì? Em hãy cho biết mục đích của hoạt động đó là gì?

- Sau khi HS học sinh trả lời xong GV dẫn dắt vào bài: Vậy thì trong kinh doanh cá nhân, doanh nghiệp có những quyền và nghĩa vụ gì chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

3. Khai thác clip âm nhạc khi tổ chức khởi động Bài 5. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tơn giáo.

* Mục tiêu: Tạo ra khơng khí vui vẻ trong lớp, tạo tình huống có vấn đề giúp học sinh hiểu được về dân tộc.

* Cách tiến hành: Trong thời gian 5-7 phút, giáo viên tiến hành theo cách thức sau: - Cho học xem 2 đoạn video bài hát “Bản hùng ca chim lạc” - ca sỹ Đan Trường và “54 dân tộc anh em” - sáng tác Trịnh Bảo Bàng - Ca sỹ Lâm Vĩnh Phát, Lâm Quang Tùng, Hồ Nhân (Hoặc “Vũ điệu kết đồn” của Bà Tịng Thị Phóng).

- Nêu câu hỏi: Cảm nhận của em sau khi thưởng thức đoạn video trên?

Với sản phẩm dự kiến đó là học sinh xem đoạn clip bài hát, suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên nêu: Đoạn clip nói về Việt Nam là đất nước đa dân tộc nhưng các dân tộc rất đoàn kết, yêu thương và bình đẳng.

Sau đó giáo viên dẫn vào bài mới: Việt Nam là 1 quốc gia gồm có 54 dân tộc anh em, người Kinh chiếm 86%, có những bản sắc về văn hóa, ngơn ngữ và tín ngưỡng riêng tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa Việt Nam. Họ sống rất đồn kết, sống u thương, bình đẳng. Chính vì vậy mà Đảng ta đã xác định vấn đề dân tộc, cơng tác đồn kết dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng. Vậy bình đẳng giữa các dân tộc là giừ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung bài 5 “Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tơn giáo”.

* Đánh giá kết quả thực hiện:

Sau khi sử dụng hình ảnh, video... để thiết kế hoạt động khởi động trong dạy học

Một phần của tài liệu MỤC lục (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)