Sơ đồ mạng cộng tác tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành chính sách công nghệ trong phát thanh truyền hình nhằm nâng cao tính hấp dẫn chương trình phát thanh truyến hình bạc liêu (Trang 32 - 104)

1.3.3. Đặc điểm công nghệ phát thanh, truyền hình

- Sản phẩm Phát thanh, truyền hình là một loại hình hàng hóa công:

Hàng hóa công có 2 tính chất đặc thù: Một là tính không phụ thuộc (non-rival), nghĩa là người sử dụng này không làm suy giảm số lượng hàng hóa làm ảnh hưởng đến khả năng sử dụng của người khác; hai là tính không thể loại trừ (non-excludable), nghĩa là không thể loại trừ (ngăn cản) một người nào đó sử dụng hàng hóa công. Tính chất thứ 2 là một bất lợi cho việc phát triển và thương mại hóa hàng hóa công do khó có thể buộc người dân trả tiền cho hàng hóa khi mà họ có thể sử dụng miễn phí. Phát thanh, truyền hình quảng bá là một thí dụ rất điển hình. Lợi ích của phát thanh, truyền hình mang lại cho xã hội rất lớn, nhưng giá trị thương mại của sản phẩm phát thanh, truyền hình thì lại khó đánh giá được. Thông thường, các dịch vụ hàng hóa công đều do Nhà nước phụ trách do khó có thể có tư nhân đầu tư. Một trong những nỗ lực để thị trường hóa hàng hóa công là khắc phục tính không loại trừ, qua đó tạo được nguồn thu từ các dịch vụ phân phối hàng hóa công. Một số nước đưa ra chính sách đánh thuế phát thanh, truyền hình. Một giải pháp khác là tận dụng thế mạnh của truyền thông đại chúng, thu tiền gián tiếp thông qua các dịch vụ quảng cáo hàng hóa. Với sự phát triển của công nghệ, tính không loại trừ cũng được khắc phục thông qua công nghệ khóa mã. Khán giả muốn nghe và xem phát thanh, truyền hình phải sử dụng đầu thu chuyên dụng và phải trả tiền để được nghe và xem chương trình mong muốn.

- Sản phẩm phát thanh, truyền hình là hàng hóa thông tin:

Hàng hóa thông tin là một loại hàng mà giá trị của nó nằm ở thông tin được lưu trong vật ghi (CD, DVD, băng từ, sách, báo, ...). Các thông tin này có thể được tiếp nhận trực tiếp bởi con người (thông qua đọc, xem, …), hay thông qua sự trợ giúp của thiết bị (máy tính, điện thoại di động, tivi, …). Việc thương mại hóa thông tin cũng có một số đặc thù. Do tính chất thông tin là không sờ thấy, không nhìn thấy nên việc giới thiệu sản phẩm đến khách hàng

khó khăn hơn, thông thường phải thông qua các dịch vụ thông tin khác như quảng cáo, tạo dư luận, … Các sản phẩm thông tin thường được sao chép và phân phối rất nhanh nhờ sự tiến bộ của các công nghệ số và mạng viễn thông hiện nay. Tuy nhiên, cũng chính vì điều này mà khả năng sao chép và phân phối lậu cũng tràn lan hơn. Do nhận thức của xã hội về tài sản vô hình (thông tin) chưa đầy đủ nên việc lên án các hành vi ăn cắp thông tin chưa đúng mức. Do đó trên thế giới, việc ứng dụng các thể chế về quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được phát triển chặt chẽ hơn. Phát thanh, truyền hình trong trường hợp này đóng 2 vai trò: Bản thân mình sản xuất ra sản phẩm là sản phẩm thông tin nên chịu tác động của những ảnh hưởng trên, mặt khác Phát thanh, truyền hình cũng là kênh thông tin để giúp quảng bá các sản phẩm thông tin và tuyên truyền giáo dục về những hành vi ăn cắp thông tin.

- Hoạt động Phát thanh, truyền hình chia ra thành hai giai đoạn chính và độc lập tương đối với nhau:

Các giai đoạn của hoạt động Phát thanh, truyền hình chia ra làm 2 phần rõ rệt với chức năng độc lập: sản xuất và phân phối.

Giai đoạn sản xuất tập trung vào việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng nội dung tốt, đáp ứng đúng nhu cầu của nhóm đối tượng khán giả. Giai đoạn phân phối sẽ tập trung vào việc làm sao đưa sản phẩm đến được đúng và nhiều nhất nhóm đối tượng khán giả. Với bản chất thông tin của sản phẩm phát thanh, truyền hình hàm lượng tri thức của con người trong sản phẩm rất lớn. Trong giai đoạn sản xuất, yếu tố con người, đóng vai trò quan trọng nhất, thiết bị kỹ thuật chỉ đóng vai trò hỗ trợ mã hóa thông tin (biến đổi hình ảnh, âm thanh thành tín hiệu điện- diện tử).

Giai đoạn phân phối phụ thuộc nhiều vào dây chuyền thiết bị và kỹ thuật hạ tầng mạng viễn thông. Con người chỉ đóng vai trò thứ yếu (vận hành). Thực chất các hàm lượng trí tuệ đã được “cứng hóa” trong các thiết bị truyền dẫn rồi. Các hàm lượng thông tin, sáng tạo trong giai đoạn này, thường chỉ dừng ở mức tổ chức hệ thống, cải tiến kỹ thuật là chủ yếu. Một đài phát thanh, truyền hình có thể chỉ làm một hay cả hai giai đoạn. Tại một số nước, có những Đài phát thanh truyền hình chỉ sản xuất chương trình, chức

năng phân phối được được giao, hoặc hợp đồng với các công ty viễn thông thực hiện. Có những Đài phát thanh, truyền hình chỉ thực hiện sản xuất tin tức, còn những chương trình khác được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng sản xuất, mua bán bản quyền, … Thậm chí có những Đài phát thanh, truyền hình chỉ có các bộ phận tổ chức và quản lý, toàn bộ hoạt động sản xuất và phân phối đều được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng dịch vụ với các đơn vị khác, hoặc thậm chí chấm dứt chương trình để tránh sự nhàm chán của khán giả. Nói tóm lại, cho dù ở thể loại nào thì nhu cầu sáng tạo và đổi mới chương trình luôn cấp thiết.

Trong giai đoạn mới, quá trình thông thương, giao lưu văn hóa phát triển mạnh theo nhu cầu xã hội. Phát thanh, truyền hình đóng vai trò là kênh thông tin không thể thiếu trong đời sống văn hóa và tinh thần của công chúng hiện nay.

1.3.4. Phân loại công nghệ phát thanh, truyền hình

Sơ lược các giai đoạn của quá trình hình thành và phân phối sản phẩm, công nghệ phát thanh, truyền hình có thể phân loại theo hai cách sau:

Cách phân loại thứ nhất là căn cứ theo từng chủng loại, thể loại chương trình phát thanh, truyền hình hay nội dung chương trình mà người ta phân loại thành: công nghệ sản xuất thời sự phát thanh, công nghệ sản xuất chuyên mục phát thanh, công nghệ sản xuất thời sự truyền hình, công nghệ sản xuất chuyên mục truyền hình, công nghệ sản xuất kịch, cải lương, công nghệ sản xuất phim, công nghệ sản xuất ca nhạc..v.v.v..Các chương trình đa số có định dạng khá cố định về nội dung, hình thức thể hiện, bố cục hình ảnh..v.v.v.. trong đó, bao gồm quyền được sản xuất chương trình và kèm theo toàn bộ tài liệu, thông tin và các chi phí đào tạo chuyển giao qui trình cho nhóm thực hiện chương trình. Về cơ bản đây chính là một sản phẩm công nghệ sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình theo đúng nghĩa. Một sản phẩm của công nghệ phát thanh, truyền hình khác với sản phẩm của các dây chuyền công nghệ sản xuất khác. Nghĩa là, các sản phẩm phát thanh, truyền hình chỉ giống nhau về định dạng, về qui trình sản xuất nhưng khác nhau về mặt hình thức và nội dung trên cùng một dây chuyền sản xuất tạo nên nét riêng đặc thù

cho sản phẩm nhằm thu hút khán thính giả. Sự khác biệt cơ bản của sản phẩm đều do yếu tố con người mang lại vì các sản phẩm phát thanh, truyền hình luôn mang hàm lượng sáng tạo cao mà con người thì đóng vai trò quyết định về mặt hình thức và nội dung. Vì thế, sự thể hiện khác nhau trên từng sản phẩm là cơ sở đánh giá chất lượng của sản phẩm phát thanh, truyền hình hoàn thiện.

Ví dụ: Cuộc thi tiếng hát phát thanh, truyền hình do Đài phát thanh, truyền hình Bạc Liêu tổ chức hai năm một lần là một sản phẩm phát thanh, truyền hình có cùng qui trình sản xuất, cùng cách thức tổ chức nhưng về mặt hình thức và nội dung của sản phẩm thì khác nhau và thay đổi theo từng kỳ.

Hoặc chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp ca cổ theo yêu cầu “ Giai điệu dạ cổ hoài lang” tùy theo chủ đề mà có hình thức và nội dung sản phẩm tương ứng, mặc dù qui trình sản xuất, tổ chức và định dạng hầu như ổn định.

Hay chương trình phát thanh, truyền hình chuyên mục “ Nhịp cầu nhân ái ” hằng tháng, chỉ thay đổi về hình thức và nội dung còn về dây chuyền sản xuất, qui trình sản xuất, tổ chức không thay đổi.

Cách phân loại thứ hai là căn cứ theo hệ thống thiết bị kỹ thuật của từng giai đoạn: công nghệ ghi hình, công nghệ dựng hậu kỳ, công nghệ phát hình, công nghệ phát sóng, công nghệ lưu trữ… Cách phân loại này đề cao vai trò của thành phần thiết bị, nguyên nhân chính là do trong thực tế chưa có sự thống nhất định nghĩa về công nghệ đã dẫn đến các bất cập trong việc đánh giá các yếu tố vô hình (phần mềm, bí quyết, tổ chức quản lý, khả năng biên tập chương trình…). Vì thế, các yếu tố vô hình thường được áp vào trong một vật mang cụ thể nào đấy.

Ví dụ: như hệ thống dựng âm thanh hình ảnh, biên tập lại sản phẩm trong giai đoạn hậu kỳ bao gồm: Máy tính, phần mềm chuyên dụng, bo mạch xử lý, tài liệu hướng dẫn thao tác, kỹ năng sử dụng,..v.v.v.. Nhưng trong công tác quản lý, tài sản chỉ được xem đơn giản là một hệ thống máy móc hoặc là máy tính chuyên dùng.

Vi dụ: Những thước phim quí báu của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ sắc nét hơn, âm thanh nghe rõ hơn so với bản gốc do ngày nay công nghệ biên tập, công nghệ số được ứng dụng trong phát thanh, truyền hình nhằm giữ gìn lịch sử dân tộc và cuốn hút công chúng. Thật là phiến diện nếu ta có nhận xét đây là sản phẩm do thiết bị kỹ thuật, máy móc hiện đại tạo nên. Bởi vì để tạo dựng lại được sản phẩm mang tính lịch sử hấp dẫn này là sự kết hợp cơ hữu của các yếu tố: Nhân lực, Tài lực, Tin lực, Vật lực. Trong đó nhân lực đóng vai trò chủ đạo, vì phần lớn như: tài lực, tin lực, vật lực đều do con người tạo nên và quyết định chúng.

Quan niệm của Luận văn:

Trong luận văn này, tác giả sử dụng cách phân loại thứ nhất về công nghệ phát thanh, truyền hình nhằm đánh giá tính hấp dẫn chương trình phát thanh, truyền hình Bạc Liêu.

1.4. Tính hấp dẫn của chương trình phát thanh, truyền hình

1.4.1. Khái niệm tính hấp dẫn chương trình Phát thanh, truyền hình

Tính hấp dẫn chương trình phát thanh, truyền hình là các sự kiện thông tin nóng được đặt lên vị trí đầu tiên, tức thời, nhanh chóng đến với công chúng, cùng sự tác động của âm thanh hình ảnh sinh động với hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại làm thỏa mãn được nhu cầu thưởng thức của bạn nghe và xem Đài.

1.4.2. Tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn của chương phát thanh, truyền hình

+ Về nội dung: Thông tin số liệu, sự kiện và thông tin phải mang tính chân thật, nóng, nhanh chóng, khách quan, chính xác, cụ thể…Tính thời sự là điểm chung của báo chí. Nhưng phát thanh, truyền hình với tư cách là một phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại có khả năng thông tin nhanh chóng, kịp thời hơn so với các loại phương tiện khác. Với Phát thanh, truyền hình, sự kiện được phản ánh ngay lập tức khi nó vừa mới diễn ra thậm chí khi nó đang diễn ra, người xem có thể nghe, quan sát một cách sống động, chi tiết, tường tận qua phát thanh, truyền hình trực tiếp. Phát thanh, truyền hình có khả năng phát sóng liên tục 24/24h trong ngày, luôn mang đến cho bạn nghe và xem Đài những thông tin nóng hổi nhất về các sự kiện diễn ra, cập

nhật những tin tức mới nhất. Đây là sự hấp dẫn của phát thanh, truyền hình so với các loại hình báo chí khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp “Đồng hành cùng bạn nhà nông” sẽ hướng dẫn được cho nông dân tận ngoài đồng lúa, với chiếc máy radio nhỏ, người nông dân được sự chỉ dẫn cách tường tận hiện tượng nhiễm sâu rầy của đồng lúa nơi họ đang canh tác, hoặc với chiếc máy điện thoại di động, người nông dân nghe và xem một cách rõ ràng sống động các thao tác tìm bệnh sâu rầy trên thân lúa đồng thời cách thức pha thuốc trừ bệnh sâu rầy cho lúa tăng năng suất trên cánh đồng nơi họ canh tác.

+ Về hình thức: Đúng tính chất thể loại của tác phẩm/chương trình, kết cấu và phong cách thể hiện sinh động. Tác phẩm/chương trình đảm bảo tính mới, thời sự. Phát thanh, truyền hình mang đến cho khán giả cùng lúc hai tín hiệu cơ bản là âm thanh và hình ảnh đem lại độ tin cậy, thông tin cao cho công chúng, có khả năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức của con người. Phát thanh, truyền hình có khả năng truyền tải, thể hiện một cách chân thực âm thanh, hình ảnh của chương trình, tác phẩm, sự kiện đi xa nên đáp ứng yêu cầu chứng kiến nghe thấy tận mắt của công chúng., chính phát thanh, truyền hình đã cung cấp những âm thanh, hình ảnh sống động, hấp dẫn thỏa mãn nhu cầu “ nghe thấy” của khán thính giả.

Ví dụ: khi cơn bão đang hoành hành ven biển Bạc Liêu thì lập tức được đưa lên phát thanh truyền hình cho công chúng nghe và xem trực tiếp thông qua chiếc điện thoại của phóng viên bằng cách truyền tải qua mạng viễn thông đưa tín hiệu về Đài phát sóng. Tuy âm thanh, hình ảnh chưa rõ ràng, sắc nét do ảnh hưởng từ môi trường xung quanh nhưng tính chất thể loại thời sự này đã đem lại sự “nóng”, cuốn hút bạn nghe và xem Đài nâng tính hấp dẫn của chương trình cao hơn tác động đến tính nhân văn hơn trong cộng đồng xã hội, đó là các tấm lòng vàng tự nguyện từ những người hảo tâm trong và ngoài nước tương trợ cho đồng bào bị bão lũ gây ra mà không cần đến sự kêu gọi của chính phủ, hay lời tuyên truyền, dân vận của địa phương.

+ Về kỹ thuật: Hình ảnh âm thanh rõ ràng, sáng đẹp, nét, sinh động. Hiện nay, các thiết bị kỹ thuật hiện đại nên phát thanh, truyền hình có thể truyền trực tiếp cả âm thanh lẫn hình ảnh cùng một thời gian về sự kiện, sự việc “khi sự kiện diễn ra phát thanh báo tin, truyền hình trình bày và báo tin giảng giải “ nó ” với chất lượng sắc nét, sinh động. Do vậy, phát thanh, truyền hình trở thành một phương tiện cung cấp thông tin rất lớn, có độ tin cậy cao, có khả năng hấp dẫn làm thay đổi nhận thức của con người trước sự kiện với sự trợ giúp đắc lực của thiết bị kỹ thuật..

Ví dụ: thông qua mạng viễn thông, dù bất cứ người Việt Nam ở nơi đâu trên thế giới họ vẫn nghe và xem được phát thanh, truyền hình trực tiếp chương trình “ Dạ cổ hoài lang” trên Website của Đài phát thanh, truyền hình Bạc Liêu với chất lượng âm thanh, hình ảnh khá rõ nét và sống động tạo nên sự hấp dẫn thể loại nghệ thuật có một không hai của đất và người Bạc Liêu, lôi cuốn khán thính giả, làm cho họ có sự cảm nhận thiện cảm, hiếu khách và tài năng của đất và người Bạc Liêu.

Tóm lại, một chương trình Phát thanh, truyền hình thực sự hấp dẫn phải hội đủ các tiêu chí như trên đã phân tích.

Quan niệm về tính hấp dẫn của Luận văn:

Trong khuôn khổ của Luận văn, để phù hợp với đối tượng nghiên cứu, tác giả sử dụng quan niệm của Nhà báo Hữu Thọ khi bàn về tính hấp dẫn, trong đó hướng tới 3 tiêu chí là tính phát hiện, tính hiệu quả xã hội và tính nghề nghiệp [18;5].

- Tính phát hiện thể hiện khả năng, năng lực nắm bắt vấn đề kịp thời của chương trình phát thanh, truyền hình.

- Tính hiệu quả xã hội được đo bằng sự tác động, ảnh hưởng, lan tỏa sâu rộng của chương trình phát thanh, truyền hình đối với dư luận xã hội và công chúng theo chiều hướng tích cực.

- Tính nghề nghiệp là thể hiện tài năng và đức độ của chương trình phát thanh, truyền hình trong việc tiếp cận, chuyển tải, lý giải, phân tích, bình luận vấn đề, sự kiện đạt tính sinh động, lôi cuốn và phù hợp với chương trình phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành chính sách công nghệ trong phát thanh truyền hình nhằm nâng cao tính hấp dẫn chương trình phát thanh truyến hình bạc liêu (Trang 32 - 104)