Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu HỌC LỊCH SỬ QUA VIỆC TÌM HIỂU ý NGHĨA TÊN ĐƯỜNG TRÊN địa BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN NHẰM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU LỊCH SỬ, PHẨM CHẤT YÊU NƯỚC VÀ TRÁCH NHIỆM CHO HỌC SINH THPT (Trang 41 - 79)

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

2. Kết luận và kiến nghị

2.1. Kết luận

Dự án:“Học lịch sử qua việc tìm hiểu ý nghĩa tên đường trên địa bàn thành phố Vinh tỉnh Nghệ An nhằm góp phần phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử, phẩm chất yêu nước và trách nhiệm cho học sinh THPT” là một vấn đề hoàn toàn mới, chƣa có công trình nào nghiên cứu.

Thông qua đề tài, nhóm tác giả đã đƣa ra những giải pháp cụ thể, thiết thực và đã mang lại cách tiếp cận mới về việc tìm hiểu ý nghĩa tên đƣờng thành phố Vinh và đã thu đƣợc những kết quả hết sức khả quan.

Những giải pháp đề tài thực hiện đã tạo hứng thú học tập cho học sinh, phát triển khả năng sáng tạo, tƣ duy trong học lịch sử, góp phần nâng cao hiểu biết lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh THPT và cƣ dân thành phố Vinh.

Đề tài đƣợc tiến hành trong hoạt động dạy học cho đối tƣợng là học sinh THPT trên địa bàn thành phố Vinh nhƣng đã đã thu hút sự quan tâm, tạo nguồn cảm hứng và có sức lan tỏa mạnh mẽ tới đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Từ kết quả đạt đƣợc, nhóm nghiên cứu hy vọng và tự tin rằng đề tài sẽ đƣợc phổ biến rộng rãi.

2.2. Kiến nghị

- Đối với những giáo viên dạy môn Lịch sử và Giáo dục công dân khi dạy bài học có liên quan những nhân vật lịch sử, văn hoá, địa danh đƣợc đặt tên đƣờng

phải hƣớng dẫn các em tìm hiểu bằng những hình thức thích hợp để tạo cảm hứng, sự sáng tạo giúp các em hiểu biết hơn ý nghĩa tên đƣờng ở nƣớc ta.

- Nhà trƣờng, đoàn trƣờng cần tổ chức nhiều hoạt động lí thú, bổ ích để học sinh khám phá, hiểu biết ý nghĩa tên đƣờng qua đó góp phần nâng cao năng lực lịch sử và phẩm chất yêu nƣớc cho học sinh.

- Các cấp chính quyền cần nghiên cứu, đầu tƣ và tiến hành lắp đặt bảng chỉ dẫn tên đƣờng có ghi ngắn gọn tóm tắt tiểu sử, công trạng những danh nhân, nhân vật lịch sử, những địa danh đƣợc đặt tên đƣờng. Đây là việc làm cần thiết để giúp cƣ dân hiểu biết hơn về lịch sử, văn hóa của dân tộc, của địa phƣơng, qua đó sẽ nâng cao hơn nữa niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc và trách nhiệm của công dân.

Vinh, ngày 15 tháng 4 năm 2022 Nhóm tác giả

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Phương pháp dạy học lịch sử”, (tập 1) -Phan Ngọc Liên (chủ biên), Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng -2012). Nxb ĐHSP Hà Nội.

2. Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nguyễn Thị Côi (2008), Nxb Đại học Sƣ phạm.

3. Dạy học tích hợp liên môn Lĩnh vực Khoa học xã hội (Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên Trung học phổ thông), Tài liệu tập huấn, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015).

4. “Luật Giáo dục”, Bộ giáo dục và Đào tạo (2005),Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Dạy học tích hợp liên môn Lĩnh vực Khoa học xã hội (Dành cho cán bộ

quản lý và giáo viên Trung học phổ thông), Tài liệu tập huấn, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015).

6. “Dạy học phát triển năng lực môn Lịch sử Trung học phổ thông”,

Nghiêm Đình Vỳ, Trần Thị Vinh (chủ biên), Nguyễn Ngọc Cơ, Đào Tuấn Thành, Nguyễn Văn Ninh, Nguyễn Mạnh Hƣởng (2016) , Nxb Đại học sƣ phạm.

7. “Nâng cao hiểu biết lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh THPT thông qua việc tìm hiểu ý nghĩa tên đường trên địa bàn thành phố Vinh”, Bản báo cáo thi KHKT cấp tỉnh năm học 2020-2021- Ngƣời hƣớng dẫn: Nguyễn Thị Hằng. Nhóm nghiên cứu: Phạm Việt Tú và Lê Thị Quỳnh Trang.

8. Tên đường thành phố Vinh- UBND tỉnh Nghệ An, xuất bản do Sở VHTT Nghệ An, tháng 11 năm 2004.

9. Những bài viết của tác giả Phạm Xuân Cần trên báo Nghệ An.

10. “Sách giáo khoa lịch sử” lớp 10, 11, 12- Ban cơ bản- NXB Giáo dục 11. “Danh tướng Việt Nam” của tác giả Nguyễn Khắc Thuần tập 1,2,3 - NXB Giáo dục năm 2001.

12. Báo www.baobariavungtau.com.vn.

13. Báo www.hochiminhcity.gov.vn.

14. Báo nhân dân

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: TƢ LIỆU, BẢNG BIẾU, HÌNH ẢNH, GIÁO ÁN 1. Một vài giáo án tổ chức trò chơi, lớp học đảo ngƣợc trong dạy học Lịch sử

Giáo án 1.

Tiết PPCT: 24 Ngày soạn: Ngày giảng:

BÀI 19. NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM Ở CÁC THẾ KỈ X - XV .

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức

- Nêu đƣợc các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa, những trận đánh, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ thế kỉ X đến XV.

- Hiểu đƣợc nét độc đáo về nghệ thuật quân sự trong các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa.

- Phân tích đƣợc nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, của các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa.

2. Năng lực

- Năng lực thực hành bộ môn: quan sát tranh ảnh, lƣợc đồ. - Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề.

- Năng lực báo cáo thuyết trình, phản biện, đánh giá sản phẩm.

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tích cực bồi dƣỡng kỹ năng phân tích, tổng hợp.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh.

3. Phẩm chất.

- Giáo dục lòng yêu nƣớc, ý thức bảo vệ nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc.

- Bồi dƣỡng niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn với các thế hệ tổ tiên, các anh hùng dân tộc đã chiến đấu quên mình vì Tổ quốc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- SGK, SGV và các tƣ liệu có liên quan.

- Tranh ảnh tƣ liệu về các trận quyết chiến của dân tộc.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Tìm hiểu tƣ liệu về các trận quyết chiến và các anh hùng dân tộc.

III. Tiến trình tổ chức dạy và học:

Hoạt động của GV- HS Kiến thức cơ bản

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu:

Tạo không khí học tập thoải mái, vui vẻ đồng thời gợi mở cho học sinh một số kiến thức sẽ học trong bài mới.

* Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu hs quan sát lƣợc đồ ( SGK trang 100) để trả lời những nội dung sau: 1. Kể tên một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm gắn liền với địa danh trên bản đồ ?

2. Hãy cho biết những hiểu biết của mình về những trận đánh đó?

- Thời gian: 5 phút

- HS dựa SGK và kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trên.

- GV nhận xét, bổ sung và dẫn dắt các em vào bài mới.

Hoạt động hình thành kiến thức mới Nội dung I. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lƣợc Tống

a.Mục tiêu:

- Âm mƣu xâm lƣợc của quân Tống.

- Trình bày những nét khái quát về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

- Nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của cuôc kháng chiến chống Tống thời Lý.

b. Cách thức tiến hành * Nhiệm vụ 1:

- GV yêu cầu hs tìm hiểu SGK để giải

I. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lƣợc Tống

1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

-Năm 981, nhà Tống nhân cơ hội Đinh

Tiên Hoàng mất, ngƣời nối ngôi là Đinh Toàn còn nhỏ tuổi, đã mang quân sang xâm lƣợc nƣớc ta.

- Trƣớc tình hình đó, Thập đạo tƣớng quân Lê Hoàn đƣợc Thái hậu Dƣơng Vân Nga và các tƣớng lĩnh suy tôn làm vua, lãnh đạo cuộc kháng chiến.

- Nhân dân Đại Việt chiến đấu anh dũng, đã bắt đƣợc nhiều tƣớng giặc, quân Tống phải rút quân. Đất nƣớc đƣợc độc lập.

2. Kháng chiến chống Tống thời Lý

* Nguyên nhân

quyết các vấn đề sau:

+ Nguyên nhân quân Tống xâm lược nước ta ? + Triều đình đã tổ chức kháng chiến như thế nào và giành thắng lợi ra sao?

+ Em nhận xét gì về hành động của Thái hậu Dương Vân Nga?

- Thời gian: 5 phút - HS trả lời

- GV nhận xét và kết luận.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cuộc kháng chiến chống Tống thời Lí

- GV cho hs xem phim 3D về cuộc kháng chiến chống Tống thời Lí.

- Thời gian: 10 phút( xem 5 phút, trả lời 5 phút).

- Sau khi hs xem xong, gv yêu cầu hs trả lời các câu hỏi

1? Nguyên nhân quân Tống xâm lƣợc nƣớc ta.

2? Trƣớc âm mƣu và hành động chuẩn bị xâm lƣợc của quân Tống, nhà Lý đã có kế sách gì?

3? Trình bày những nét chính về diễn biến của cuộc kháng chiến.

4? Làm rõ nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của quân dân nhà Lí trong cuộc kháng chiến? - HS thảo luận, trả lời các câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung phần nghệ thuật quân sự:

+Chủ động tấn công địch, đẩy địch vào thế bị động.

+Lựa chọn và xây dựng hệ thống phòng ngự vững chắc trên sông Nhƣ Nguyệt để tiêu diệt

âm mƣa xâm lƣợc Đại Việt.

- 1075 Quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đáng sang đất Tống, Châu khâm, châu liên, ung châu, sau đó rút về phòng thủ.

địch.

+Chủ động tấn công qui mô lớn khi phát hiện địch suy yếu...

+Sử dụng lối đánh công tâm..., khích lệ tinh thần chiến đấu của binh sĩ, gây hoang mang cho kẻ thù.

+ Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thƣơng lƣợng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất

* Nội dung 2: Tìm hiểu cuộc kháng chiến chống quân xâm lƣợc Mông- Nguyên thế kỉ XIII.

a. Mục tiêu:

- HS biết đƣợc 3 lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên, những chiến thắng, những nhân vật tiêu biểu trong cuộc kháng chiến. - Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến.

- Rút ra đƣợc điểm khác nhau về nghệ thuật quân sự của nhà Trần với nhà Lí.

- GV yêu cầu hs tìm hiểu SGK, những hiều biết của bản thân để làm rõ những nội dung sau:

+ Trƣớc cuộc xâm lƣợc của quân Mông- Nguyên nhà Trần đã có kế sách gì để đối phó?

+ Kể tên những danh tƣớng, những chiến thắng tiêu biểu.

+ Những câu thơ, câu văn, câu nói nổi tiếng thể hiện lòng yêu nƣớc, quyết tâm đánh giặc của quân dân nhà Trần.

- Thời gian: 12 phút( 5 phút chuẩn bị, 7 phút trả lời)

- Giáo viên tổ chức trò chơi : “ Ai hơn ai”

III. Các cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc Mông –Nguyên ở thế kỉ XIII

- Thế kỉ XIII, nhân dân Đại Việt phải 3 lần kháng chiến chống quân xâm lƣợc Mông - Nguyên (1258, 1285 và 1287 - 1288).

- Các vua Trần cùng các tƣớng lĩnh và đặc biệt là nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân đứng lên đánh giặc.

- Chiến thắng : Đông Bộ Đầu, Chƣơng Dƣơng, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp, đặc biệt chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.

- Nhà Trần có vua hiền, tƣờng tài: Trần Nhân Tông, Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản....

*Kế sách đánh giặc

- Toàn dân đánh giặc, vƣờn không nhà trống

- Chủ động rút lui:

+ Lần 1 rút lui về Thiên Mạc + Lần 2 rút về Thiên trƣờng + Lần 3………..

Luật chơi:

+Chọn 2 đội chơi: Đội Trần Bình Trọng và đội Trần Quốc Toản.

+ Trong vòng 5 phút, các đội sẽ ghi lên bảng( hoặc vào giấy những chiến thắng, những nhân vật tiêu biểu, những câu nói, câu văn, câu thơ, nổi tiếng về lòng yêu nƣớc...’ + Kết quả: Đội nào có nhiều câu trả lời đúng sẽ trở thành đội thắng cuộc.

- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạng về nghệ thuật quân sự, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến.

- Thực hiện vƣờn không nhà trống - Chủ động phản công...

*Nguyên nhân thắng lợi

+ Nhà trần có vua hiền, tƣớng tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân chống xâm lƣợc: Tổ chức Hội nghị Diên Hồng, Bình Than

+Lòng yêu nƣớc, tinh thần đấu tranh kiên cƣờng bất khuất của nhân dân

* Nội dung 3: III. Phong trào đấu tranh chống quân sâm lƣợc Minh và khởi nghĩa Lam Sơn.

a. Mục tiêu:

- Nguyên nhân, diễn biến, đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Điểm giống nhau, khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với cuộc kháng chiến chống Tống thời Lí và Mông- Nguyên thời Trần.

b. Cách thức tiến hành

- GV chuẩn bị lƣợc đồ về cuộc khời nghĩa Lam Sơn.

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin mục IIII sgk, quan sát lƣợc đồ để trình bày nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa + Rút ra vài đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Thời gian 8 phút( 4 phút chuẩn bị, 4 phút trình bày)

- Học sinh tƣờng thuật về khởi nghĩa Lam Sơn

III. Phong trào đấu tranh chống quân sâm lƣợc Minh và khởi nghĩa Lam Sơn.

-Năm 1407 Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nƣớc ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh. - 1418, khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi Nguyễn Trãi lãnh đạo

trên lƣợc đồ.

- Giáo viên nhận xét, bổ sung, làm rõ hơn 2 vấn đề

Thứ nhất: Cách đánh giặc của nghĩa quân Lam Sơn.

+ Vây thành diệt viện: Cho quân bao vây các thành mà địch chiếm của ta để thu hút viện binh của địch để tiêu diệt tiêu biểu nhất là thành Đông quan

+ Sử dụng chiến thuật “ công tâm”, đánh vào lòng ngƣời

+ Chủ động đánh vào Nam

+ Kết thúc chiến tranh bằng nghị hòa . 1427, Lê Lợi chấp nhân giảng hòa của Vƣơng Thông, tổ chức Hội thề ở Đông Quan để quân Minh rút về nƣớc.

Thứ 2: Đặc điểm cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

+ Diễn ra trong bối cảnh đất nƣớc đã mất độc lập.

+ Từ một cuộc chiến tranh ở địa phƣơng phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tƣ tƣởng nhân nghĩa đƣợc đề cao.

+ Có đại bản doanh, căn cứ địa

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu:

Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã đƣợc lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu câu hs trả lời 2 câu hỏi và lập niên biểu các cuộc kháng chiến theo mẫu

Câu 2. Điểm khác biệt của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với các cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc thời Lý – Trần ?

Câu 3. Lập niên biểu của cuộc kháng chiến XI – XV theo mẫu : Cuộc kháng chiến Thời gian Quân xâm lƣợc Ngƣời chỉ huy Trận quyết chiến chiến lƣợc

- Thời gian( Có thể thực hiện trên lớp hoặc ở nhà)

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu. Vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã đƣợc lĩnh hội để tìm hiểu về tiểu sử, những đóng góp của những nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV đƣợc đặt tên đƣờng trên địa bàn thành phố Vinh nói riêng và cả nƣớc nói chung.

b. Cách thức tiến hành

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh.

1. Tìm hiểu những nhân vật tiêu biểu trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV đƣợc đặt tên đƣờng trên địa bàn thành phố Vinh. 2. Vẽ sơ đồ tƣ duy về thân thế, sự nghiệp, vị trí tên đƣờng của những nhân vật mà em đã tìm hiểu.

3. Hs có thể tự lập nhóm để vẽ sơ đồ tƣ duy làm hoặc cá nhân tự thiết kế. -Sản phẩm: GV sẽ thu sản phẩm, nhận xét, đánh giá về sản phẩm của hs ở tiết học sau.

Giáo án 2. Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 32, 33

CHỦ ĐỀ: TRUYỀN THỐNG YÊU NƢỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN

I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức

- Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Một phần của tài liệu HỌC LỊCH SỬ QUA VIỆC TÌM HIỂU ý NGHĨA TÊN ĐƯỜNG TRÊN địa BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN NHẰM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU LỊCH SỬ, PHẨM CHẤT YÊU NƯỚC VÀ TRÁCH NHIỆM CHO HỌC SINH THPT (Trang 41 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)