Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực nghề của người lao động vùng dân tộc thiểu số trong các hoạt động kinh tế (nghiên cứu trường hợp xã bộc nhiêu, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên) (Trang 31)

1.2.1. Đặc điểm tự nhiên

Đặc điểm về địa hình:

Xã Bộc Nhiêu là một xã phía nam của huyện Định Hoá, cách trung tâm huyện 15 km về phí nam, có diện tích tự nhiên là: 2.615,40 ha. Dân số toàn xã là

4.263 khẩu, 1.135 hộ; được chia thành 21 thôn; có 8 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc Tày chiếm 50%, dân tộc Kinh chiếm 49%, còn lại là các dân tộc khác. Nhân dân chủ yếu sinh sống bằng sản xuất nông lâm nghiệp, xã Bộc Nhiêu có thế mạnh về phát triển kinh tế rừng, chăn nuôi, sản xuất lúa bao thai, chè hàng hoá. Xã đặc biệt quan tâm thực hiện các Dự án phát triển KT-XH, nhằm phát huy những thế mạnh của địa phương. Hệ thống giao thông nông thôn nội xã có tổng chiều dài khoảng 35 km, việc đi lại gặp nhiều khó khăn, xã có 4 thôn hiện xe ô tô chưa vào đến trung tâm. Có 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới hiện chiếm 28,72% [6, tr.1].

Xã Bộc Nhiêu có địa hình chủ yếu là đồi núi cao, đồi và núi đan xen nhau. Phần lớn diện tích trên địa bàn xã là đồi núi có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở, rất khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp, do diện tích canh tác nhỏ, vùng đất bằng ít. Đất đai có độ dốc cao nên dễ bị xói mòn, bạc màu. Đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ phân tán dọc theo các khe ven suối, hoặc thung lũng dưới chân núi cao.

Sự phân bố địa hình thổ nhưỡng cùng với quá trình sản xuất nên Bộc Nhiêu đã hình thành 3 tiểu vùng cơ bản:

+ Tiểu vùng có núi cao: bao gồm các thôn Việt Nhiêu, Bục 4, Minh Tiến, Thẩm Chè, Dạo 1, Dạo 2, Lạc Nhiêu. Địa hình đặc trưng của vùng này là có đồi núi cao, có độ dốc khá lớn, địa hình hiểm trở. Mạng lưới giao thông khó khăn, suối, khe, lạch nước đã tạo nên các thung lũng bằng, nhỏ hẹp và phân tán. Tiểu vùng này có điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày (cây chè) và phát triển chăn nuôi đại gia súc, có các hồ ao nhỏ để nuôi thả cá.

+ Tiểu vùng thung lũng: gồm các thôn Chú 1, Chú 2, Chú 3, Chú 4, Xóm Đình, Bục 1, Bục 2, Bục 3. Tiểu vùng này có các cánh đồng với diện tích nhỏ, chủ yếu trồng lúa; cũng là khu trung tâm của xã.

+ Tiểu vùng thấp: bao gồm các thôn Rịn 1, Rịn 2, Rịn 3, Vân Nhiêu, đây là vùng thấp có đồi dốc thấp, cũng có những cánh đồng và ao hồ, nguồn

nước dồi dào, đất đai tốt, có tiềm năng sản xuất lúa, chè và cây ăn quả (Nơi tập trung trồng cây vải thiều của xã).

Đặc điểm thời tiết, khí hậu, thuỷ văn:

Khí hậu xã Bộc Nhiêu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi. Lượng mưa trung bình là 1.700mm/năm. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22,5o C, độ ẩm tương đối cao, trung bình 80,67%. Số giờ nắng trong năm trung bình 1.360 giờ.

Tất cả hệ thống suối, kênh, khe ở xã đều có chế độ lũ vào mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 9), trong đó lũ tập trung vào tháng 7 và tháng 8, nhỏ nhất vào tháng 3. Tại các vùng thấp, lưu lượng dòng chảy là 20-30 lít/s.

Nhìn chung điều kiện thời tiết khí hậu ở xã Bộc Nhiêu phù hợp với các loại cây ăn quả nhiệt đới và thâm canh tăng vụ đối với cây ngắn ngày [46].

Tài nguyên đất và rừng:

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp. Đất có hai nghĩa: đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp.

Với tầm quan trọng hàng đầu của đất đai nên chúng ta phải có các phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất một cách đúng đắn, từ đó đưa ra các giải pháp sử dụng khai thác tiềm năng đất một cách hiệu quả.

Bảng 1.1: Tình hình sử dụng quỹ đất của xã Bộc Nhiêu

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) BQ/người (m2) Bình quân/hộ (m2)

Tổng diện tích 2.615,40 6.416 25.000 1. Đất nông nghiệp 845,90 32,3 2.075 8.086 a. Đất cây hàng năm 238,53 9,12 585 2.280

- Đất lúa + hoa màu 238,53 9,12 585 2.280

- Đất cây hàng năm khác

94,75 3,6 232,4 905

b. Đất cây lâu năm 404,08 15,4 991 3.863

- Cây công nghiệp (chè) 130,0 4,97 318 1.228

- Cây lâu năm khác 274,08 10,47 673 2,625

c. Đất nuôi trồng thuỷ sản 108,53 4,14 266 1.006 2. Đất lâm nghiệp 1.659,11 63,43 4.070 15.861 - Rừng sản xuất 1.096,48 41,9 2.690 10.482 - Rừng tự nhiên 312,63 11,95 765 2.977 - Rừng trồng 250,0 9,55 615 2,042 3. Đất ở 39,60 1,51 97 378,5 4. Đất chuyên dùng 44,02 1,68 107 419,2 5. Đất chưa sử dụng 26,75 1,02 65 105

(Nguồn: Nhiệm vụ quy hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới xã Bộc Nhiêu giai đoạn 2010 – 2020)

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2.615,4 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 845,9 ha chiếm 32,3% đất tự nhiên, chủ yếu là đất trồng cây hàng năm 238,53 ha.

Do vậy trong những năm tới xã cần có chế độ canh tác, cải tạo và phương thức thâm canh thích hợp nhằm tận dụng và sử dụng hiệu quả nhất nguồn tài nguyên vô cùng quí giá này để nâng cao hơn nữa thu nhập cho người dân, đảm bảo cuộc sống ấm no, hạnh phúc trên chính mảnh đất quê hương mình.

Xã Bộc Nhiêu có diện tích đất nông nghiệp ít, chỉ chiếm 32,3% tổng diện tích đất tự nhiên, trong khi đó diện tích đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng còn nhiều, song khả năng khai thác để sử dụng vào phát triển nông nghiệp hạn chế do chủ yếu là đất đồi núi dốc cao, rất khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp.

Về tài nguyên rừng, chủ yếu là rừng phục hồi tập trung ở khu vực núi cao, có độ dốc lớn, trữ lượng gỗ từ 70 – 100m3/ha, tuy nhiên cây trồng có giá trị không cao. Rừng có thể khai thác gỗ nhỏ, tre nứa, song mây, cọ và một số lâm sản khác. Rừng trồng chủ yếu là cây nguyên liệu giấy như keo lai, mỡ với mức tăng trưởng bình quân chỉ đạt dưới 10m3/ha/năm. Những khu vực đồi có trồng thêm cây công nghiệp dài ngày là cây chè.

Tài nguyên nước:

Nước là một yếu tố không thể thiếu được trong đời sống và sản xuất của con người. Đối với địa bàn xã Bộc Nhiêu, do có cấu trúc địa chất thoải dần theo hướng Tây bắc - Đông Nam và địa hình đồi, núi xen kẽ, chia cắt mạnh đã tạo nên hệ thống khe, suối, mương khá dày đặc.

Hệ thống suối: xã Bộc Nhiêu được chia thành 4 khu thôn lớn, ở cả 4 khu đều có 4 con suối lớn bắt nguồn từ các suối nhỏ và khe nước từ các đồi núi chảy về, chạy dồn tập trung về trung tâm xã hoà vào con suối lớn chảy theo khu thôn Rịn và chảy ra sông Đu, với lưu lượng khoảng 2,8m3

Tài nguyên khoáng sản:

Đã có tài liệu khẳng định Bộc Nhiêu có tài nguyên khoảng sản. Điều này cũng đã được chứng minh trên thực tế bởi vừa qua có đoàn địa chất về thăm dò, phân tích mẫu đất và kết luận có mỏ đa kim, hiện đơn vị này đang làm thủ tục xin phép được khai thác (Anh Lê Đình Ngà cho biết).

Đánh giá thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên xã Bộc Nhiêu ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội của xã:

Tài nguyên và đặc điểm tự nhiên của Bộc Nhiêu ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của xã. Diện tích đất nông nghiệp nhỏ, lẻ, tuy chất đất màu mỡ nhưng đây không phải là điều kiện tốt để đưa sản lượng lúa phát triển. Hơn nữa, sản xuất lúa ở đây rất khó khăn vì gần như phụ thuộc vào lượng nước mưa và nước từ rừng; Lượng mưa trung bình phù hợp nhưng phân bố không đều. Vào mùa mưa lượng mưa lớn, lại do địa hình dốc nên hàng năm thường phải đối mặt với bão lụt; mùa khô kéo dài nên thường gây hạn hán, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.

Bù lại, diện tích đất lâm nghiệp lớn, đồi rừng rất thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc nhỏ. Đây là cơ sở để Bộc Nhiêu hình thành nơi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản.

Đặc điểm địa hình đồi núi, giao thông không thuận lợi, là một nhân tố cản trở việc giao lưu kinh tế, phát triển dịch vụ và vận tải của địa phương.

Bộc Nhiêu là xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đặc điểm tự nhiên có những khó khăn và thuận lợi nhất định cho phát triển kinh tế. Dựa trên điều kiện thuận lợi, trước hết Bộc Nhiêu có khả năng phát triển thành địa điểm chuyên canh sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm của lâm

nghiệp. Từ đó, lấy cơ sở, vốn cho phát triển nền kinh tế đa ngành, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa

1.2.2.1. Đặc điểm kinh tế

Cho đến nay, kinh tế Bộc Nhiêu vẫn mang tính chất tự cung, tự cấp. Sản xuất nhóm ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng chủ yếu trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp –xây dựng và thương mại dịch vụ bước đầu hình thành nhưng sức phát triển chưa mạnh. Về sản xuất nông nghiệp, hiện nay người dân đã áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tuy có mang lại hiệu quả cao hơn trước đây nhưng các khu vực trồng trọt (lúa, chè, ngô...), chăn nuôi (lợn, dê...) vẫn còn manh mún, chưa thể trở thành vùng chuyên canh hàng hóa.

Về sản xuất công nghiệp-xây dựng và thương mại-dịch vụ Bộc Nhiêu chủ yếu sản xuất một số mặt hàng phục vụ nhu cầu tại địa phương như: nấu rượu, làm đậu phụ, mộc gia dụng, sửa chữa máy móc, làm gạch, sơ chế nông sản... Các cơ sở sản xuất này ở Bộc Nhiêu còn nhỏ lẻ, vì vậy, công nghệ và kĩ thuật sản xuất còn giản đơn, giá trị đạt được chưa cao.

Trong những năm gần đây, khi được sự đầu tư khá lớn về cơ sở vật chất và các nguồn lực khác, kinh tế Bộc Nhiêu đã đạt được những bước chuyển khá. Mức tăng trưởng bình quân đạt 11%/năm giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp -xây dựng đạt 20%/năm, thương mại – dịch vụ đạt 15%/năm.

Bức tranh kinh tế Bộc Nhiêu đang có bước chuyển biến với những mảng màu sáng tích cực, người lao động đang trong quá trình học tập khoa học kĩ thuật và áp dụng vào sản xuất để hướng tới chuyên canh hàng hóa một số sản phẩm nông nghiệp, tạo cơ sở cho thương mại, công nghiệp phát triển.

1.2.2.2. Đặc điểm xã hội, văn hoá

Xã Bộc Nhiêu được chia thành 21 thôn, gồm có: Hội Tiến, Chú 1, Chú 2, Chú 3, Chú 4, Xóm Đình, Rịn 1, Rịn 2, Rịn 3, Vân Nhiêu, Bục 1, Bục 2, Bục 3, Bục 4, Việt Nhiêu, Minh Tiến, Thẩm Chè, Dạo 1, Dạo 2, Lạc Nhiêu, Đồng Tâm. (Xóm Đình và các thôn có tên đi liền với con số là những thôn người Tày chiếm đa số, người Kinh phân bố chủ yếu ở các thôn còn lại). Tại thời điểm năm 2011, dân số toàn xã là 4.263 người, mật độ dân số trung bình 163 người/km2

. Cộng đồng dân tộc sinh sống tại xã có 8 dân tộc anh em, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh và Tày. Ngoài ra còn có một số dân tộc khác như Dao, Nùng... nhưng số lượng không đáng kể, họ đến đây vì kết hôn với người trong xã. Số nhân khẩu dân tộc Tày có 2.184 người, dân tộc Kinh là 2.037 người, dân tộc Nùng: 09 người, dân tộc Dao: 06 người, Sán Chí: 20 người, dân tộc Mông: 05 người, Hoa: 01 người và Ráy: 01 người. Người Tày và người Kinh là hai dân tộc có số lượng người chiếm đa số, vì vậy, các quan hệ xã hội, quan hệ kinh tế của xã chủ yếu xoay quanh hai tộc người này.

Người Kinh lên định cư ở Bộc Nhiêu những năm 60 của thế kỉ trước khi Chính sách xây dựng các vùng kinh tế mới của Nhà nước được triển khai. Họ chủ yếu là người ở tỉnh Thái Bình, lên Bộc Nhiêu trồng chè, rừng và cấy lúa. Theo chính sách của Nhà nước, những người này được cấp tiền và họ có trách nhiệm khai hoang rừng, ruộng, làm kinh tế. Theo lời những người già của xã – trên thực tế đất ruộng lúa của người Tày đã được khai phá và canh tác với diện tích lớn từ trước khi có chính sách xây dựng vùng kinh tế mới. Những người dưới xuôi lên làm kinh tế mới chỉ khai phá phần diện tích không đáng kể. Những năm đó, nhiều gia đình người Tày có đến hàng chục mẫu ruộng. Nhưng sau đó, một số chính sách của Nhà nước lúc bấy giờ (những người già cũng không còn nhớ tên chính sách) đã dẫn đến mâu thuẫn trong quan hệ giữa những người đi làm kinh tế mới và các tộc người ở đây. Điển hình là sự kiện Đất ông cha diễn ra trên toàn huyện Định Hóa những năm 1991 – 1992.

Sự kiện Đất ông cha diễn ra ở Bộc Nhiêu khi mà những người dân tộc Tày ở đây đòi lại diện tích đất, ruộng đã được ông cha họ khai hoang từ trước đó. Sự kiện này đã làm tan rã Hợp tác xã. Trước đó, năm 1959 – 1960 khi Bộc

Nhiêu thành lập Hợp tác xã, hầu hết các gia đình người Tày có hàng chục mẫu ruộng đã đóng góp vào Hợp tác xã. Tuy nhiên, sau đó nhiều hộ rơi vào tình cảnh nghèo khổ. Nhất là khi khoán 10 được thực hiện thì những người có quyền trong Hợp tác xã lấy những phần ruộng tốt về phần mình và cho những người họ hàng. Phần ruộng xấu thì chia cho những người mà trước đó có đóng góp rất nhiều. Mâu thuẫn nảy sinh từ đây, giữa những người có ruộng – người Tày và người không có ruộng – người Kinh. Những người Tày cho rằng, người ở dưới xuôi lên làm kinh tế ở đây đã được Nhà nước cấp tiền, phải khai hoang rừng, ruộng nhưng họ sử dụng đồng tiền đó không đúng mục đích. Hơn nữa, họ dựa vào đất đã khai hoang có sẵn để canh tác. Mâu thuẫn giữa những người dân trong xã có những thời điểm rất căng thẳng. Cuối cùng, một số hộ gia đình đòi tách khỏi Hợp tác xã và đòi lại diện tích ruộng đã đóng góp. Khi những người Tày đòi lại đất của ông cha thì những người Kinh không còn có ruộng đất. Những người này thành lập đoàn và xuống Trung ương biểu tình đòi đất (khoảng năm 1993 – 1995). Tình hình trong xã một lần nữa trở nên căng thẳng. Tuy không có vụ việc nào nghiêm trọng xảy ra nhưng mâu thuẫn ngầm thì vẫn tồn tại giữa những người có đất và không có đất.

Dần dần các hộ gia đình trong xã đã tự cân đối với nhau về ruộng đất. Những gia đình có nhiều ruộng không làm hết và bán cho những hộ không có ruộng. Thời điểm bắt đầu bán ruộng khoảng 300 – 500 nghìn đồng/sào và giá ruộng ngày càng tăng theo thời gian. Hiện tại, những ruộng tốt, ở địa điểm thuận lợi cho canh tác thì khoảng 12 – 15 triệu/sào (Theo lời kể của Bà Nông Thị Chi, 63 tuổi, giáo viên nghỉ hưu, thôn Bục 1).

Hiện nay, tuy những mẫu thuẫn giữa các tộc người ở xã Bộc Nhiêu không có những biểu hiện xung đột như trước nhưng trong suy nghĩ của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực nghề của người lao động vùng dân tộc thiểu số trong các hoạt động kinh tế (nghiên cứu trường hợp xã bộc nhiêu, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)