du khách lưu giữ bằng cách chụp những tấm hình kỉ niệm sau chuyến đi du lịch của mình.
Bảng 2.4: Số liệu thống kê sự lựa chọn tham quan của khách du lịch tại VQG Cúc Phương tại VQG Cúc Phương
Nội dung Số lƣợng Tỉ lệ (%)
Tham quan các hang động 4 4 Đi bộ trong rừng nguyên sinh 3 3 Khám phá những nét văn hóa bản địa độc đáo 26 26 Quan sát đời sống của động vật hoang dã về đêm 3 3 Tất cả các hoạt động trên 64 64
Tổng 100 100
Bảng 2.5: Số liệu thống kê sự lựa chọn nơi lưu trú của khách du lịch tại VQG Cúc Phương Nội dung Số lƣợng Tỉ lệ (%) Nhà nghỉ 23 23 Homestay 54 54 Cắm trại 20 20 Khác 3 3 Tổng 100 100
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, tháng 9 năm 2017)
Dựa theo số liệu thống kê sự lựa chọn tham quan của khách du lịch tại VQG Cúc Phương cho thấy, số lượng khách du lịch lựa chọn khám phá những nét văn hóa bản địa độc đáo chiếm tỉ lệ khá cao, chiếm 26% và số lượng khách lựa chọn nơi lưu trú là Homestay chiếm 54%. Con số này cho thấy giá trị văn hóa người Mường tại VQG Cúc Phương cũng thu hút được sự quan tâm của khách du lịch khi chọn VQG Cúc Phương làm điểm tham quan du lịch.
Trang phục: Nét riêng của mỗi tộc người còn được thể hiện qua trang phục của tộc người đó. Trang phục của người Mường Cúc Phương khá đẹp mắt và tinh tế. Trang phục thể hiện tâm hồn của người Mường trong cách sinh hoạt, cách nhìn nhận và đánh giá cái đẹp bản thân con người cũng như mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh.
Người phụ nữ Mường khá khéo léo trong việc dệt những tấm vải rất đẹp từ bông, tơ tằm, bởi vậy trong nhà của họ xuất hiện hình ảnh của những chiếc khung cửi dệt vải. Những chiếc khung cửi dệt vải ấy vẫn còn được lưu giữ được đến hiện nay. Ngoài việc đến các bản làng để tham quan, khách du lịch có thể tham gia trải nghiệm thú vị với người Mường trong việc làm ra các mặt hàng thổ cẩm. Du khách sẽ được nghe và hiểu thêm về chiếc khung cửi
dệt vải này, về nguồn gốc, cơ chế hoạt động và cách dệt vải… Cùng với sự hòa đồng, mến khách và vui vẻ của những người dân bản địa, du khách sẽ có những trải nghiệm đầy thú vị hứa hẹn tại nơi đây.
Hiện nay, trang phục truyền thống của người Mường Cúc Phương đa phần để mặc trong các ngày hội, lễ tết, hay để mặc phục vụ cho du lịch. Khách du lịch sẽ được chiêm ngưỡng người Mường mặc trang phục truyền thống, với những họa tiết, hoa văn độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn cao cả, điều đặc biệt, những họa tiết, hoa văn trên chiếc váy của người phụ nữ Mường đều do chính những bàn tay khéo léo của họ tự dệt. Du khách sẽ được chụp ảnh lưu niệm, lưu giữ cho mình những khoảnh khắc đáng nhớ. Tuy nhiên, bộ trang phục truyền thống này của người Mường không còn được sử dụng quá thường xuyên nữa, thay vào đó, họ ăn mặc gần giống như người Kinh, vì lí do quần áo mua sẵn giá cả rẻ, màu sắc bắt mắt và mặc tiện lợi cho các hoạt động hằng ngày. Bởi vậy, vấn đề đặt ra đối với Ban quản lý đó là phát động phong trào, khuyến khích người Mường mặc trang phục truyền thống đồng bộ và thường xuyên để phát triển du lịch, cũng như bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của người Mường. Ngoài ra, ở một vài nơi khác có áp dụng du lịch cộng đồng, như: Mai Châu (Hòa Bình), Mộc Châu (Sơn La), Sa Pa (Lào Cai) … có hoạt động cho du khách thử mặc trang phục truyền thống, hoạt động này khá hiệu quả, cũng có thể áp dụng được tại VQG Cúc Phương.
Việc mặc trang phục truyền thống mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển du lịch. Trang phục truyền thống sẽ thu hút sự tìm hiểu và tạo ấn tượng trong lòng du khách, là một trong những yếu tố có thể thu hút sự quay trở lại của khách du lịch. Số lượng du khách đến ngày càng đông, đồng thời mang lại nguồn thu, cải thiện đời sống cho người dân bản địa. Từ đó, hình ảnh về trang phục truyền thống cũng góp phần quảng bá văn hóa của người
Mường Cúc Phương đến khách du lịch trong nước và quốc tế, ghi dấu sự đa dạng bản sắc văn hóa.
Ẩm thực: Ngoài việc được đắm chìm trong cảnh sắc tự nhiên mà thiên nhiên đã ban tặng cho Cúc Phương, mê mẩn trước khung cảnh bản làng mờ khói với nếp nhà sàn, du khách khi đến nơi đây sẽ còn bị cuốn hút với nền văn hóa ẩm thực vô cùng độc đáo. Ẩm thực của người Mường được chế biến bởi những bàn tay khéo léo, thể hiện được bản sắc văn hóa tộc người. Với các gia đình tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, việc nấu ăn không chỉ quy nghĩa vụ cho những người phụ nữ nữa, những người đàn ông trong gia đình cũng tham gia vào nấu nướng, cả gia đình cùng hỗ trợ nhau, chia rõ mỗi thành viên một mảng trách nhiệm để phục vụ du khách được tốt nhất. Ẩm thực là một nét đẹp trong văn hóa của người Mường, bởi vậy Ban quản lý VQG Cúc Phương đã đưa ngay yếu tố này vào việc phát triển du lịch. Những món ăn của người Mường Cúc Phương khá đa dạng, mang đậm bản sắc, gắn với núi rừng, như: măng đắng, lá sắn muối, lợn bản, dê núi, gà đồi, bánh chưng Mường… được người Mường Cúc Phương chế biến, đưa vào phục vụ khách du lịch. Ngoài các món ăn, văn hóa uống rượu cần là một nét đẹp không thể bỏ qua. Văn hóa uống rượu cần đã có từ rất xa xưa và được người Mường lưu giữ lại đến hiện nay. Hình ảnh vò rượu cần bên bếp lửa bập bùng hay đêm lửa trại là hình ảnh sẽ được du khách nhớ mãi. “Khi uống rượu cần phải uống theo kiểu “quần ẩm”, tức là cả nam lẫn nữ ngồi quây quần nhiều người cùng uống chung một hũ rượu ấy và nói chuyện với nhau mới vui được.” (Đinh Văn Tiều, nam, 75 tuổi). Người Mường Cúc Phương hiện nay hầu hết đều nói được tiếng Kinh, có giới trẻ có thể giao tiếp được tiếng Anh cơ bản, do vậy không có rào cản về mặt ngôn ngữ giữa người dân bản địa với hướng dẫn viên du lịch và du khách, thêm vào đó là tấm chân tình, nhiệt thành mà du khách khi đến đây sẽ cảm thấy được sự gần gũi và ấm áp. Chính vì lí do này mà du
lịch Cúc Phương nói chung và người Mường Cúc Phương nói riêng ngày càng được nhiều người biết đến hơn, riêng về nét văn hóa ẩm thực của người Mường chiếm 50% sự thích thú của du khách.