Tỷ lệ % kết quả khảo sát tình hình ban hành văn bản của CQCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển hàm tiến, mũi né – bình thuận (Trang 55)

CQCN

Theo tỷ lệ % khảo sát việc ban hành văn bản liên quan đến BVMT du lịch nhìn chung là rất tốt chiếm tỷ lệ là 61.59%, nhưng bên cạnh đó vẫn còn sự thiếu chặt chẽ với tỷ lệ là 8.61%. Do vậy năm 2008, CQCN quy định tất cả các khu nghĩ dưỡng tại khu vực ven biển Hàm Tiến, Mũi Né bắt buộc phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải. Nhưng do vào mùa cao điểm nên các CSLT không thể cho tiến hành mà các doanh nghiệp phải gia hạn thêm 6 tháng sau. Như vậy có thể thấy rằng CQCN vẫn còn sự thiếu sâu sát do không nắm rõ tình hình thực tế tại doanh nghiệp.

Qua phỏng vấn lãnh đạo Sở VHTT&DL, sở TN&MT thì trong 4 năm từ 20082012 thực tế có tới 135 văn bản về BVMT du lịch được ban hành, nhưng do thiếu nhân sự và kinh phí nên rất nhiều văn bản chưa được triển khai một cách toàn diện. Có thể thấy rằng các doanh nghiệp và chính quyền địa phương nắm rõ những chỉ đạo nhưng chưa thực sự xem đó là mục tiêu phải thực hiện cho cơ sở.

Đối với việc chỉ đạo thực thi việc BVMT do thiếu sự chặt chẽ và chưa thực sự hiệu quả nên các dự án đầu tư xen lẫn vào khu dân cư tính từ khu du lịch Thế Kỷ 21 tới Mũi Né. Tình hình triển khai Luật Bảo vệ Môi trường và luật Du lịch tuy có được quan tâm nhưng chưa toàn diện và sâu rộng đối với địa phương.

Vấn đề đầu tư vào công tác BVMT du lịch ven biển tại các khu du lịch bằng phương pháp xã hội hóa chưa có hiệu quả cao do chưa có cơ chế và ưu đãi về lĩnh vực này. Trong bối cảnh tiềm lực kinh tế của địa phương còn hạn chế, trong khi đầu tư vào lĩnh vực du lịch đòi hỏi phải mang tính đồng bộ và tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về bảo vệ môi trường, trong khi thời gian thu hồi vốn lâu. Do vậy đây cũng là một trong những khó khăn trong vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đến lĩnh vực du lịch.

Như vậy việc ban hành các văn bản và công tác chỉ đạo thực thi về BVMT đòi hỏi phải có tính thống nhất, rõ ràng và đúng với chủ trương và chính sách của nhà nước.

2.2.2. Theo dõi, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường

Khu vực dải ven biển phần lớn là các điểm du lịch tự nhiên và hệ thống các resort, do đó việc theo dõi, giám sát các công trình, dự án đầu tư du lịch và hoạt động kinh doanh của cơ sở lưu trú phải được giám sát thường xuyên.

Hiện nay, các dự án đầu tư ngày càng nhiều nhưng được triển khai chậm làm cho việc quản lý nguồn tài nguyên và quỹ đất dành cho du lịch tại địa bàn gặp khó khăn (xem phụ lục 11, bảng 1). Bên cạnh đó là công tác giám sát, kiểm tra tiến độ đầu tư của các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào các khu du lịch chưa hiệu quả, còn xảy ra tình trạng dự án treo, sử dụng đất sai mục đích. Để hoạt động theo dõi, giám sát hoạt động BVMT và sự quản lý ngày càng phát huy được hiệu quả, vì vậy tỉnh đã thành lập các BQL du lịch trực thuộc UBND các huyện và thị xã, quản lý từng cụm du lịch đặc thù. Vì vậy Ban quản lý khu du lịch Hàm Tiến - Mũi Né được thành lập nhằm quản lý và giám sát xử phạt các vi phạm về BVMT.

Có thể nói nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm chất lượng môi trường nói chung và môi trường du lịch nói riêng là do những hạn chế trong công tác tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh du lịch, giám sát môi trường và quy hoạch xây dựng và thiết kế kiến trúc thiếu tính nhất quán và khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch

hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất. Kiểu quản lý này làm cho sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động bảo vệ môi trường tại Hàm Tiến và Mũi Né trở nên bị động, họ chủ yếu là các lực lượng thực hiện các quyết định quản lý được đưa từ trên xuống từ UBND tỉnh, sở TN&MT hoặc là sự phối hợp với cán bộ các ngành có liên quan và họ chưa được độc lập xử lý. Điều này dẫn tới hệ quả là các quyết định quản lý không sát thực tiễn cuộc sống, còn người dân, doanh nghiệp trở nên thờ ơ và thiếu trách nhiệm giám sát việc thực thi pháp luật BVMT.

Để tăng cường việc theo dõi, giám sát, phòng cảnh sát Môi trường (PC 49) đã được thành lập nhằm giám sát các hoạt động về môi trường trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng chưa hoàn thiện quy chế về quản lý môi trường cảnh quan du lịch ven biển gắn với công tác quy hoạch trong xây dựng, đồng thời chưa có biện pháp hữu hiệu. Nhằm thực hiện công tác kiểm tra giám sát được tốt hơn nên vào năm 2008 đã kiểm tra và xử lý vi phạm các CSLT không tiến hành lắp đặt hệ thống thu gom xử lý nước thải tại khu vực biển Hàm Tiến, Mũi Né. Năm 2009, một số CSLT đã vi phạm về việc BVMT đã được Cảnh sát Môi trường tiến hành xử phạt như: Làng du lịch Thụy Sỹ, khu du lịch Biển Nam, khu du lịch Rạng Đông, khu du lịch bãi biển Mặt Trời, khu du lịch Novela resort, khu du lịch Califord Mũi Né. [9 ]

Ngoài ra, cơ quan chức năng đã xử lý các đơn vị sản xuất kinh doanh không thực hiện cam kết BVMT bằng hình thức xử lý hành chính và đình chỉ hoạt động, buộc xây dựng hệ thống nước thải đúng quy trình đối với 18 doanh nghiệp du lịch đặc biệt là ở khu vực Mũi Né cũng đã tiến triển rõ rệt. Nhiều doanh nghiệp cũng đã nâng cao ý thức trong việc kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường như sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp và thương hiệu du lịch Phan Thiết – Mũi Né. Sở cũng đã kiểm tra 81 lượt kiểm tra về vệ sinh môi trường và xử lý 27 trường hợp vi phạm về ô nhiễm môi trường.

[9 ] Phòng cảnh sát môi trường, 2009.

Hoạt động quản lý nhà nước với việc giám sát theo dõi các hoạt động về BVMT trong những năm qua từng bước đi vào ổn định, nhận thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng đã có những chuyển biến rõ nét, các phong trào quần chúng về BVMT ngày càng rộng khắp, chất lượng môi trường đô thị, nông thôn được cải thiện dần. Các dự án bước đầu tập trung xử lý các phát thải. Các đề tài, dự án về BVMT du lịch đã được triển khai góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề môi trường chưa giải quyết được, nhiều khu vực vẫn chưa cải thiện được môi trường, nhận thức BVMT du lịch chưa sâu và rộng khắp so với yêu cầu của thực tế của hoạt động BVMT du lịch.

Bảng 2.3: kết quả khảo sát tình hình theo dõi, giám sát BVMT của CQCN

Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ

Theo Ông/bà, các hoạt động theo dõi, giám sát công tác bảo vệ môi trường du lịch của UBND tỉnh và các Sở:

30 100.00%

Thường xuyên 20 66.67%

Không thường xuyên 5 16.67%

Chưa được quan tâm đúng mức 5 16.67%

Theo Ông/bà, các hoạt động theo dõi, giám sát công tác bảo vệ môi trường du lịch của UBND tỉnh và các Sở:

30 100.00%

Rất hiệu quả 12 40.00%

Hiệu quả 15 50.00%

Chưa hiệu quả lắm 3 10.00%

Nhìn chung, công tác giám sát của CQCN và các sở đạt hiệu quả cao vì thế công tác giám sát của Nhà nước về môi trường trong lĩnh vực du lịch được tăng cường, trong 2 năm 2009-2010, tỉnh đã tổ chức kiểm tra 42 cơ sở, trong đó tạm thời đình chỉ hoạt động 10 cơ sở, xử phạt hành chính và thu về ngân sách với số tiền gần 500 triệu đồng.

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ % kết quả khảo sát về tình hình theo dõi, giám sát BVMT của CQCN

Qua phỏng vấn lãnh đạo sở VHTT&DL, sở cử thanh tra biên chế của sở làm công tác kiểm tra các CSLT. Một năm kiểm tra hai đợt là 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm. Ngoài sự kểm tra của sở VHTT&DL, sở TN&MT, các sở ban ngành khác cũng làm công tác thanh tra về các lĩnh vực khác liên quan đến an ninh, vệ sinh an toàn thực phẩm…. Như vậy, việc theo dõi, giám sát về hoạt động BVMT du lịch đã góp phần thu hút được khách du lịch vì thế doanh thu du lịch đã tăng trưởng bình quân hàng năm từ 30% đến khoảng 35% mỗi năm. Tuy nhiên, theo như kháo sát, vấn đề này cũng đã gặp nhiều bất cập từ phía chính quyền địa phương về sự quản lý, theo dõi và giám sát có sự chồng chéo vì thế chưa đạt hiệu quả chiếm tỷ lệ là 11.1%. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển và dịch vụ du lịch còn nhiều bất cập giữa quản lý ngành và địa phương; vệ sinh môi trường, trật tự buôn bán hàng rong tại các khu du lịch dã ngoại ven biển vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Trong những năm gần đây, tổ chức quản lý nhà nước về BVMT du lịch được tăng cường đến cấp huyện, thị xã, thành phố nhưng vẫn đang ở trong tình trạng quá tải, không đảm đương được nhiệm vụ ngày một nặng nề vì thiếu nhân lực, vật lực, tài lực và ngày càng có quy mô và phạm vi lớn hơn nhiều so với năng lực hiện có của hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước trong lĩnh vực BVMT.

Hoạt động quản lý Nhà nước về BVMT hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Một trong những

nguyên nhân chính dẫn đến tình hình trên là hệ thống quản lý nhà nước về BVMT từ tỉnh đến các huyện, thị chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, còn bộc lộ nhiều thiếu sót và hạn chế như nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động BVMT trong đó có môi trường du lịch trong thời gian qua tuy có được quan tâm, nhưng còn quá ít so với yêu cầu thực tế đặt ra.

Việc bố trí cán bộ lãnh đạo của thanh tra sở VHTT&DL, thanh tra Sở TN&MT còn yếu kém, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp. Tình trạng này có thể hiểu là đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều bất cập, số lượng quá mỏng, trình độ chuyên môn chưa đáp ứng nhu cầu công tác tham mưu quản lý, phát triển du lịch nên dẫn đến tình trạng không thể giám sát, theo dõi bao quát các hoạt động vì thế trong công việc kiểm tra giám sát không khỏi gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó hoạt động của ban quản lý các khu vực biển Hàm Tiến, Mũi Né có sự chồng chéo, trùng lấp với nhiệm vụ của UBND phường nên dẫn tới tình trạng là quản lý không hiệu quả do không chủ động được kinh phí, lúng túng trong hoạt động và sự thiếu kinh nghiệm thực tế.

Tình trạng xả rác, nước thải bừa bãi, các hàng quán, nhà hàng ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường bị xuống cấp làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân và du khách đã làm ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của điểm du lịch nơi đây vẫn còn xảy ra chưa giải quyết triệt để.

Địa phương chưa làm tốt công tác quản lý và chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, cá nhân với nhau. Ngoài ra chương trình giáo dục cộng đồng mang tính chất ban đầu là sự nhận thức, chưa giải quyết được những việc cụ thể đặt ra tại địa phương, chỉ hành động theo phong trào. Các cơ quan truyền thông chưa phát huy hết khả năng của mình trong lĩnh vực BVMT.

2.2.3. Hoạt động tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường

Hoạt động tuyên truyền BVMT tại Bình Thuận hiện nay chủ yếu là vào các ngày lễ liên quan đến những sự kiện quan trọng với những nội dung, hình thức khác nhau và được tổ chức cho mọi đối tượng tham gia.

Nội dung tuyên truyền về BVMT chủ yếu là các chủ đề liên quan đến BVMT như các khẩu hiệu: “Hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2007”; “Tuần lễ phát động phong trào bảo vệ môi trường tại Phan Thiết – Mũi Né”; “Tuần lễ môi trường văn hóa du lịch năm 2011”; “Ngày chủ nhật xanh” và một số các chủ đề khác như: “Giờ trái đất”; ngày “Môi trường thế giới”…

Hình thức tuyên truyền được triển khai đó là: treo băng rôn, biểu ngữ, phát tờ rơi, qua đài phát thanh địa phương, truyền hình, diễu hành… Trong các hình thức tuyên truyền trên thì hình thức treo băng rôn và diễu hành là phổ biến nhất vì được cộng đồng chú ý và là người trực tiếp tham gia.

Thành phần tham gia chủ yếu là cán bộ công chức nhà nước, HSSV, nhân viên một số resort và cán bộ đoàn phường Hàm Tiến, Mũi Né.

Hình thức tổ chức thực hiện: diễu hành bằng xe đạp qua các đường phố chính, nhặt rác, mảnh vỏ sò trên bãi biển, phát quang các bụi rậm, quét dọn rác tại các khu vực công cộng...

Như vậy, đã có nhiều hình thức tuyên truyền với những nội dung khác nhau nhưng chưa thu hút được sự quan tâm của cộng đồng vì thế hiện nay khu vực này đang phải đối diện với nhiều thách thức, một trong số đó là nguy cơ suy thoái cảnh quan tài nguyên du lịch cũng như vấn đề phát triển cảnh quan du lịch gắn với công tác bảo tồn môi trường du lịch ven biển. Hiện tượng thiên nhiên bất thường cùng với các tác động của con người đã tác động không nhỏ đến quá trình phát triển du lịch chung của tỉnh như tình trạng xâm thực bờ biển, lũ cát, thuỷ triều đỏ, dầu trôi dạt vào bờ biển, rác thải, nước thải chưa được thu gom xử lý triệt để,... Nước biển tại các bãi tắm và nước ngầm tầng nông ven bờ biển đang có dấu hiệu ô nhiễm dầu mỡ, hữu cơ, vi sinh do các hoạt động của con người trên đất liền và trên biển tác động vào.

Hoạt động tuyên truyền BVMT nói trên còn mang tính phong trào, chưa phát huy được tính sáng tạo và chưa phù hợp với lứa tuổi. Vì thế hiện nay tại khu vực dải ven biển Hàm Tiến, Mũi Né vẫn còn tình trạng một số lượng lớn người dân địa phương và khách du lịch thiếu ý thức đã thải một lượng rác khá lớn ra bãi

biển. Do việc tuyên truyền chưa phát huy được tính tích cực, thành phần tham gia còn hạn chế. Cách tổ chức và hình thức tuyên truyền còn mang tính bị động không có hướng liên kết với các tổ chức, ban ngành đoàn thể liên quan.

Công tác tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường du lịch chưa thật sự tốt. Việc vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, vận động họ tự nguyện tham gia thay đổi những thói quen lạc hậu và hình thành những thói quen, nếp sống thân thiện với môi trường chưa được quan tâm đầy đủ.

2.3. Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường du lịch của các doanh nghiệp du lịch lịch

2.3.1. Giữ sạch môi trường

Từ phường Hàm Tiến chạy dọc ra Mũi Né là hệ thống nhà hàng, các khu nghĩ dưỡng đang kinh doanh với số lượng lớn. Hàng năm là sự gia tăng các khu nghĩ dưỡng cao cấp, các hoạt động vui chơi giải trí phục vụ cho du lịch nghĩ dưỡng biển ra đời. Các cơ sở kinh doanh lưu trú chủ yếu khai thác tài nguyên biển để phục vụ khách du lịch. Tính đến thời điểm cuối năm 2012, Bình Thuận đã đón 3,145,000 lượt khách, trong đó khách du lịch quốc tế là 344,000 lượt chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển hàm tiến, mũi né – bình thuận (Trang 55)