Trong quan hệ vợ chồng (quan hệ ngang)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi gia đình người dao quần trắng ở xã tân hương, huyện yên bình, tỉnh yên bái (Trang 66 - 67)

6 Nội dung này tham khảo tại trang thông tin điện tử tỉnh Yên Bái (http://www.yenbai.gov.vn)

3.3.1. Trong quan hệ vợ chồng (quan hệ ngang)

3.3.1.1. Quan hệ giữa vợ với chồng trước Đổi mới

Giống với nhiều dân tộc ở Việt Nam có truyền thống phụ quyền, trong gia đình truyền thống của người Dao Quần Trắng, mối quan hệ này không được coi là mối quan hệ chủ đạo. Bởi lẽ, mục tiêu của hôn nhân chủ yếu là sinh con đẻ cái để duy trì nịi giống và sản sinh ra nguồn nhân lực mới. Vì vậy, vai trị được mong đợi của người phụ nữ là sinh đẻ (đẻ càng nhiều càng tốt), nuôi con và đảm nhiệm các công việc nội trợ trong gia đình.

Trong xã hội của nhóm Dao Quần Trắng trước Đổi mới, tính chất phụ quyền gia trưởng được thể hiện khá rõ. Trong gia đình, quyền hành nằm trong tay người chồng, người chồng được coi là trụ cột, người sở hữu mọi tài sản của gia đình. Người vợ ở vị trí phụ thuộc và thường tuân theo các quyết định của chồng từ các công việc nhỏ đến các công việc lớn như tang ma, cưới xin, dựng nhà. Người chồng cũng là chủ gia đình đại diện cho gia đình quan hệ với xã hội. Tuy nhiên, không thể coi đây là sự chuyên quyền, độc đoán, bởi lẽ mọi việc của gia đình thường được đưa ra bàn bạc giữa vợ chồng và những người lớn tuổi.

Một đặc điểm nổi bật trong mối quan hệ vợ chồng của người Dao Quần Trắng là vợ chồng ln hịa thuận, ít xảy ra cãi cọ nhau và đặc biệt là hiếm xảy ra bạo lực của chồng đối với vợ. Mặc dù các cuộc hôn nhân chủ yếu là do sự sắp đặt của bố mẹ nhưng ly hôn rất hiếm khi xảy ra.

3.3.1.2. Biến đổi trong quan hệ giữa vợ và chồng

Từ sau Đổi mới đến nay, mối quan hệ vợ chồng của người Dao Quần Trắng đã có sự thay đổi. Mục tiêu của hơn nhân khơng chỉ dừng lại ở việc duy trì nịi giống mà cịn thỏa mãn các nhu cầu về tâm lý, tình cảm. Hơn nhân dựa trên tình u (hay chí ít thì cũng dựa trên sự tìm hiểu và lựa chọn) vì vậy địa vị của người vợ so với chồng đã có sự cải thiện. Tính chất phụ quyền gia trưởng trong gia đình đã hạn chế, quyền bình đẳng vợ chồng đã được tơn trọng. Ngày nay, người vợ khơng cịn bị coi là cái “máy đẻ”, người nội trợ của gia đình nhà chồng nữa.

Về mặt hình thức, thường người chồng vẫn là chủ gia đình (100% đứng tên chủ hộ là đàn ông), vẫn thường đứng tên các tài sản trong gia đình và thường vẫn là người ra quyết định. Tuy nhiên, trên thực tế tất cả mọi quyết định đều dựa trên cơ sở bàn bạc thống nhất giữa vợ và chồng. Sau đây là một số ý kiến xung quanh vấn đề này.

“Tôi vẫn là chủ gia đình và vẫn là người quyết định các cơng việc lớn. Tuy nhiên, trước khi quyết định thì cả nhà đều tập trung bàn bạc, có nhiều người góp ý vẫn hơn” (T.V.K, nam, 46 tuổi).

“Em đứng tên chủ hộ, sổ đỏ và xe máy, nhưng thực tế những thứ đó là của chung cả nhà chứ của riêng em đâu. Có việc gì thì hai vợ chồng cũng nói chuyện với nhau chứ một mình làm thế nào được” (B.V.H, nam, 28 tuổi).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi gia đình người dao quần trắng ở xã tân hương, huyện yên bình, tỉnh yên bái (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)