Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo xây dựng đội ngũ công nhân từ năm 1996 đến năm 2011 luận án TS nhân văn khác 602203 (Trang 119 - 172)

Chƣơng 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.2. Một số kinh nghiệm

4.2.1. Thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức và xác định đúng vị trí, vai trò của đội ngũ công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Nghị quyết Trung ương 6, khóa X của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước khẳng định xây dựng: Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là vấn đề sống còn đối với Đảng và chế độ; là mối quan tâm, mong đợi của giai cấp công nhân và của toàn xã hội. Hơn lúc nào hết, các cấp uỷ, tổ chức đảng, từng cán bộ, đảng viên và các nhà doanh nghiệp, nhất là cấp uỷ, cán bộ đảng viên, các nhà doanh nghiệp là đảng viên, là người Việt Nam cần nhận thức sâu sắc điều này.

Thực tiễn 87 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng cho thấy, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhận thức đúng vai trò, vị trí của giai cấp công nhân và công tác xây dựng giai cấp công nhân đối với sự nghiệp cách mạng nên đã đề ra các chủ trương, giải pháp đúng đắn có tính khả thi xây dựng giai cấp công nhân đáp ứng yêu cầu là lực lượng lãnh đạo, lực lượng tiên phong trong các thời kỳ cách mạng, một nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng.

Công nhân Việt Nam hiện nay có mặt ở mọi thành phần kinh tế, nhưng định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi chú trọng và yêu cầu ngày càng cao với đội ngũ công nhân khu vực kinh tế nhà nước để tạo cơ sở làm tốt vai trò chủ đạo thực sự của kinh tế nhà nước, cùng kinh tế tập thể làm nền tảng vững chắc trong toàn bộ nền kinh tế cả nước, phát triển kinh tế tư nhân thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để xây dựng đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh lớn mạnh trước hết cần nhận thức và xác định đúng vị trí, vai trò, sứ mệnh của giai cấp công nhân đối với cách mạng Việt Nam và sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của địa phương trong giai đoạn mới. Do đó phải làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho mọi đối tượng đặc biệt là cho đội ngũ công nhân.

Chủ thể quan trọng nhất của đổi mới nhận thức về vai trò của công nghiệp hoá và vai trò của giai cấp công nhân là cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp. Tiếp đến, chính đội ngũ công nhân cũng phải được nâng cao trình độ nhận thức. Nhiều nhận thức lệch lạc, phiến diện về vai trò của giai cấp công nhân đang xuất hiện từ chính một bộ phận của giai cấp công nhân.

Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh luôn xác định trong thời kỳ đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, giai cấp công nhân có vai trò quan trọng, thông qua Đảng tiên phong của mình thực hiện sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, là lực lượng tiên phong, đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, là lực lượng nòng cốt trong khối liên minh công, nông, trí thức, nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là cơ sở chính trị, xã hội của Đảng, Nhà nước.

Đội ngũ công nhân ở Quảng Ninh là bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam, có vai trò hết sức to lớn trong đổi mới, phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh của Tỉnh, là lực lượng đang trực tiếp vận hành, sử dụng những công cụ, phương tiện sản xuất cơ bản, hiện đại nhất có vai trò quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, là lực lượng đi tiên phong trong thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, lực lượng nòng cốt trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, lực lượng tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, là cơ sở chính trị xã hội chủ yếu của hệ thống chính trị. Cụ thể:

Luôn nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của giai cấp công nhân, về sứ mệnh của giai cấp công nhân, làm cơ sở để nâng cao ý thức, trách nhiệm trong xây dựng giai cấp công nhân

Giai cấp công nhân Việt Nam với truyền thống và sứ mệnh của mình đã đóng góp rất lớn đối với sự phát triển của dân tộc, của đất nước, trong cách mạng

dân tộc dân chủ nhân dân trước đây và trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Đây là lực lượng sản xuất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và cùng với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức đã xây dựng liên minh công, nông, trí ngày càng vững mạnh, nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Cần khắc phục nhận thức không đúng về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, khi chỉ nhìn thấy một bộ phận công nhân làm việc theo thời vụ, một bộ phận công nhân với trình độ chuyên môn thấp, ý thức chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, hoặc chưa có tác phong công nghiệp thích ứng với một nền sản xuất lớn, đại công nghiệp mà cho rằng giai cấp công nhân không thể là giai cấp lãnh đạo, không thể hoàn thành được sứ mệnh lịch sử đã được chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, được thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân chứng minh.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng giai cấp công nhân đối với cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng và người sử dụng lao động

Đối với mỗi cấp ủy Đảng, cán bộ, đảng viên hoạt động ở những môi trường công tác, lĩnh vực khác nhau, cần lựa chọn nội dung trực tiếp hoặc có liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đối tượng để chỉ đạo thảo luận, xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Trung ương và nghị quyết của cấp ủy theo ngành dọc của mình, chỉ như vậy, việc quán triệt nâng cao nhận thức về trách nhiệm của từng đối tượng trong xây dựng giai cấp công nhân mới mang lại hiệu quả, thiết thực.

Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp ủy, cán bộ, đảng viên thông qua việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, đảng viên, từng cấp ủy Đảng. Tỉnh ủy cần xây dựng chương trình thực hiện phù hợp với thực trạng đội ngũ công nhân của địa phương và thực trạng các doanh nghiệp trên địa bàn. Cần tránh cả hai khuynh hướng: Chỉ tiêu phấn đấu xây dựng đội ngũ công nhân đặt ra quá khả năng thực hiện của địa phương, hoặc quá thấp không thực sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế khách quan của từng địa phương. Việc phân công, giao nhiệm vụ để tổ chức thực hiện chương trình hành động cần khoa học, theo đúng chức năng, nhiệm vụ và khả năng thực tế, sở trường, của cán bộ, đảng viên. Khi giao nhiệm vụ cần quán triệt cụ

thể tầm quan trọng của chương trình hành động xây dựng đội ngũ công nhân của địa phương, yêu cầu ý thức trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên, yêu cầu sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức đảng, cơ quan chức năng của chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội... Thấm nhuần về chủ trương, nội dung, biện pháp tổ chức thực hiện là cơ sở, tiền đề quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng đội ngũ công nhân ở từng địa phương, từng ngành trong cả nước, sẽ góp phần từng bước xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh.

Đồng thời, mỗi cấp uỷ, tổ chức đảng và từng cán bộ, đảng viên của tỉnh Quảng Ninh trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương xây dựng đội ngũ công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH luôn phát huy tính tích cực, chủ động và có kế hoạch sơ kết, tổng kết, kiểm tra việc tổ chức thực hiện, đánh giá đúng, khách quan trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng theo nhiệm vụ được phân công. Khen thưởng xứng đáng những cá nhân, tổ chức thực hiện tốt, xử lý kỷ luật kịp thời, nghiêm minh những cá nhân, tổ chức không hoàn thành nhiệm vụ, ý thức xây dựng đội ngũ công nhân kém.

Đối với các doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động khác: để nâng cao ý thức của doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động trong việc xây dựng đội ngũ công nhân, điều quan trọng đầu tiên được coi trọng là có những biện pháp tổng hợp để họ nhận thức đúng về vị trí, vai trò của đội ngũ công nhân nói chung và công nhân của từng doanh nghiệp, nhà máy đó đối với sự phát triển ổn định, bền vững của đơn vị, đối với sự phát triển KT - XH của địa phương và của cả nước. Chất lượng đội ngũ công nhân trong từng doanh nghiệp có ý nghĩa sống còn trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay. Phát minh, sáng chế, máy móc hiện đại, có đủ nguồn vốn có thể tìm mua trong thời gian ngắn, nhưng chất lượng, tay nghề, ý thức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp của đội ngũ công nhân phải có một thời gian nhất định để đào tạo, rèn luyện công phu, nghiêm túc với một chiến lược dài hơi của chủ doanh nghiệp mới có thể có được.

Mỗi doanh nghiệp luôn ý thức rõ việc đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân là cách đầu tư khôn ngoan nhất, hiệu quả phát triển bền vững nhất. Để thực hiện nội dung này, ngoài việc đầu tư kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng công

nhân tại chỗ, cử đi đào tạo, bồi dưỡng, học tập, tham quan ở các cơ sở hiện đại trong và ngoài nước, chủ doanh nghiệp đã có những chương trình đối thoại trực tiếp với công nhân, tìm hiểu những tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của công nhân, đáp ứng việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của công nhân; coi trọng việc thành lập củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn thể và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của công nhân... Trên cơ sở đó, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ doanh nghiệp trong xây dựng đội ngũ công nhân của Tỉnh ngày càng tiên tiến, hiện đại đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến việc thay đổi công nghệ mới, đa dạng hóa các loại hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của thực tiễn cuộc sống.

4.2.2. Tập trung giải quyết kịp thời, đúng đắn những bức xúc của công nhân trong quá trình xây dựng đội ngũ công nhân

Trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều thành phần kinh tế khác nhau, với sự khác nhau trong thực hiện các chính sách đãi ngộ về tiền công, bảo hiểm, phúc lợi xã hội, an toàn lao động… Trong nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp cổ phần hoá, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn xuất hiện nhiều bức xúc của công nhân như tiền công, bảo hiểm xã hội, y tế, nhà ở, an toàn lao động... Việc giải quyết những bức xúc trên của công nhân đòi hỏi có sự vào cuộc nghiêm túc của các cấp uỷ Đảng, đoàn thể trong và ngoài doanh nghiệp ở địa phương, nhất là sự thiện chí giải quyết những bức xúc từ phía chủ doanh nghiệp có liên quan.

Khi có bức xúc của công nhân, việc lãnh đạo giải quyết, trước hết thuộc về trách nhiệm của tổ chức đảng, ban lãnh đạo trong doanh nghiệp. Việc nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác là cơ sở cho việc đề ra phương hướng giải quyết, biện pháp giải quyết sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Điều đó, đòi hỏi các cấp uỷ Đảng trong các doanh nghiệp luôn sâu sát cơ sở, có các kênh khai thác thông tin tin cậy, có sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp và hiệu quả giữa các đoàn thể chính trị trong doanh nghiệp. Hoạt động lãnh đạo đó sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong các doanh nghiệp nhà nước, hoặc doanh nghiệp mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối.

Đối với các doanh nghiệp tư nhân, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện để thành lập tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp. Trong những doanh nghiệp này, sự lãnh đạo của Đảng phải thông qua cấp uỷ của địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc có cơ sở sản xuất kinh doanh. Đồng thời, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp đó trong việc nắm và giải quyết những bức xúc của công nhân. Trường hợp này, vai trò của các cấp uỷ Đảng địa phương thể hiện rõ đối với sự định hướng cách giải quyết, phân công cán bộ theo dõi, giải quyết; lãnh đạo phối hợp các lực lượng tham gia giải quyết kịp thời, hiệu quả. Cụ thể:

Thứ nhất, xác định đúng phương châm lãnh đạo giải quyết những bức xúc của công nhân, có thể là chính đáng, hoặc không chính đáng, có thể hợp pháp, hoặc không hợp pháp. Giải quyết bức xúc trên thường trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích của một trong hai bên. Chính vì vậy, về phương châm lãnh đạo, các cấp uỷ phải dựa trên cơ sở quy định của pháp luật, bảo vệ những lợi ích chính đáng của công nhân; việc lãnh đạo giải quyết luôn bảo đảm tính kịp thời, hiệu quả, vừa bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân, vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ doanh nghiệp, không để tình trạng trầm trọng thêm, ảnh hưởng trật tự xã hội và phát triển sản xuất của doanh nghiệp.

Thứ hai, các cấp uỷ đảng của các địa phương luôn nắm bắt kịp thời những bức xúc của công nhân, đánh giá đúng bản chất của sự việc bằng cách tích cực đi cơ sở, trực tiếp nghe công nhân phản ánh. Đây không phải là chuyện dễ, bởi vì công nhân chỉ quen phản ánh với chủ doanh nghiệp, công đoàn. Trong khi đó, họ vào doanh nghiệp phải lao động theo thời gian quy định của doanh nghiệp, hơn nữa có gặp được họ thì việc để họ phản ánh chân thực, khách quan đòi hỏi phải có sự kiên trì, có nghệ thuật và khoa học. Đồng thời, xây dựng nhiều kênh thông tin để có thể nắm được những bức xúc của công nhân. Ví dụ qua chế độ báo cáo của Công đoàn cơ sở; qua hạt nhân tích cực trực tiếp lao động sản xuất trong doanh nghiệp, thậm chí có quan hệ tốt với chủ doanh nghiệp để có thông tin nhiều chiều…

Khi nhận đủ thông tin, cấp uỷ tiến hành họp để phân tích thông tin về các hiện tượng đó, chỉ rõ bản chất sự việc, đề ra biện pháp giải quyết. Trong trường hợp

cấp uỷ viên được phân công theo dõi, khi nhận được thông báo cần nhanh chóng xuống gặp gỡ, tiếp xúc nghe công nhân phản ánh và nên mời đại diện công đoàn, đại diện lãnh đạo doanh nghiệp cùng nghe.

Những bức xúc liên quan đến chế độ, chính sách (tiền công, bảo hiểm xã hội, y tế, vệ sinh và an toàn lao động…), cấp uỷ luôn lắng nghe sự tham mưu của các cơ quan chức năng để đề ra những chủ trương lãnh đạo giải quyết phù hợp. Những bức xúc liên quan đến thái độ đối xử không đúng mực của chủ doanh nghiệp đối với công nhân, cấp uỷ luôn có sự tham mưu của các cơ quan bảo vệ pháp luật như công an, viện kiểm sát nhân dân, toà án nhân dân… Nếu hành vi vi phạm pháp luật của chủ doanh nghiệp đủ cấu thành tội phạm, cấp ủy chỉ đạo cơ quan chức năng tiến hành truy tố theo quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn về tính mạng, nhân phẩm của người lao động. Về lâu dài, cấp uỷ các địa phương chỉ đạo cơ quan bảo hiểm thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghiêm những quy định của Bộ Luật Lao động. Trong đó những quy định về hợp đồng lao động, thoả ước lao động, chế độ bảo hiểm xã hội, y tế, vệ sinh và an toàn lao động luôn được đặc biệt quan tâm, hạn chế đến mức thấp nhất những bức xúc không đáng có xảy ra, ngăn chặn những hậu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo xây dựng đội ngũ công nhân từ năm 1996 đến năm 2011 luận án TS nhân văn khác 602203 (Trang 119 - 172)