Cơ cấu thu nhập của gia đình ông Hoàng Văn Điền hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới (1986) đến nay (nghiên cứu trường hợp thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn) (Trang 102 - 103)

(thuộc hộ gia đình khá giả tại thôn Bản Thẩu)

Nguồn thu Số lƣợng Đơn vị Thành tiền

(năm 2011)

Thóc 800 Kg 8 triệu

Ngô 600 Kg 4 triệu

Lợn 10 Con 20 triệu

Gà 20 Con 3 triệu

Lương, phụ cấp 3 triệu Tháng 36 triệu

Làm thuê 4 triệu Tháng 48 triệu

Cho thuê nhà trọ 4 Phòng 20 triệu Cho thuê ki ốt ở chợ Tân Thanh 2 triệu Tháng 24 triệu

Tổng thu 163 triệu đồng

(Nguồn: Tài liệu điền dã thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh tháng 2/2011)

Nhìn vào bảng số liệu trên (bảng 4.2 và 4.3), ta thấy gia đình ông Hoàng Văn Điền vào thời điểm trước năm 1986 chủ yếu chỉ có nguồn thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi. Từ Đổi mới đến nay, với nhiều chính sách tiến bộ của Nhà nước trong nông nghiệp cùng với những tác động của việc thành lập khu KTCK tại Tân Thanh, gia đình ông Hoàng Văn Điền đã vươn lên trong việc nắm bắt các cơ hội mới và trở thành một trong những hộ gia đình có mức thu nhập kinh tế tương đối khá giả ở thôn Bản Thẩu với sự đa dạng của nhiều nguồn thu nhập từ nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), nguồn lương và phụ cấp đến việc đi làm thuê, cho thuê nhà trọ... Tổng thu nhập trong 1 năm của gia đình vào thời điểm năm 2011 là 163 triệu đồng, gấp rất nhiều lần so với thời điểm trước năm 1986 (vì thời điểm đó chưa có sự cải tiến trong nông nghiệp và đang trong thời kỳ hợp tác xã). Như vậy, số tiền thu nhập bình quân hàng tháng của mọi thành viên trong gia đình ông Điền khá cao. Theo lời kể của ông, với nguồn thu nhập này, gia đình có thể thu - chi tương đối thoải mái, trong đó: chi phí cho ăn uống trong năm hết khoảng 40

triệu; chi cho việc may vá, chữa bệnh khoảng 20 triệu; tu sửa nhà cửa và mua sắm thiết bị gia đình hết 25 triệu, còn lại là chi phí cho các công việc ma chay, cưới xin, đình đám...cũng tốn một khoản lớn. Với nguồn thu nhập cao trong năm như vậy, gia đình vẫn để dành được một khoản tiền tiết kiệm hàng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới (1986) đến nay (nghiên cứu trường hợp thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn) (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)