Kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thành phố hà nội lãnh đạo phong trào thanh niên từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 98 - 125)

Chương 3 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Kinh nghiệm

3.2.2. Kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện

Thứ nhất, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng thường xuyên được đổi mới và tăng cường là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự thành công của phong trào thanh niên.

Các cấp ủy đảng quán triệt và quan tâm chỉ đạo thực hiện trong toàn hệ thống các quan điểm, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp trong nghị quyết, đặc biệt là quan điểm “Xây dựng Đoàn vững mạnh là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là xây dựng Đảng trước một bước”, do đó ln quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, đặc biệt, trực tiếp và toàn diện tới phong trào thanh niên. Quá trình triển khai nghị quyết, các cấp bộ đoàn đã chủ động, sáng tạo xây dựng chương trình hành động, giải pháp thiết thực cụ thể phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị và các đối tượng thanh niên, lựa chọn khâu đột phá từ cơ sở đoàn, tập trung giải quyết những khâu yếu, nhất là trong công tác tổ chức và cán bộ.

Các cấp bộ đoàn đã từng bước nâng cao chất lượng công tác tham mưu cho các cấp uỷ đảng, phối hợp với các cấp chính quyền, ngành, đồn thể liên quan về phong trào thanh niên, tập trung vào các khâu tạo cơ chế chính sách, nguồn lực, môi trường và điều kiện để bồi dưỡng, phát huy thanh niên, phát huy vai trị của tổ chức Đồn; tích cực xã hội hố một số nội dung trong công tác thanh niên.

Vấn đề quan trọng hiện nay là các cấp ủy đảng, cán bộ đảng viên cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về phong trào thanh niên trong tình hình mới.Cần nhận thức rõ rằng, tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của công tác vận động thanh niên. Khi nhìn nhận thanh niên, phải khẳng định những mặt mạnh cơ bản của họ, đó là lịng yêu nước, khát vọng vươn lên, tiếp thu khoa học kỹ thuật, công nghệ rất nhanh…Tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh thanh niên đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là những khó khăn về việc định hướng chính trị trong giai đoạn hiện nay, trong thanh niên vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém, nhưng khi đánh giá vai trò của thanh niên cần lưu ý các yếu tố: Một là, phải có phương pháp và thái độ đánh giá đúng

đắn, tránh chủ quan, thiếu niềm tin vào tuổi trẻ. Hai là, cần thấy mặt tiến

bộ, năng động sáng tạo của thanh niên là cơ bản. Các tổ chức cơ sở đảng cần có sự đánh giá sâu sắc về thanh niên và phong trào thanh niên để có cơ sở đề ra các giải pháp phù hợp với tình hình nhiệm vụ của từng thời kỳ. Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm lãnh đạo của tổ chức đảng đối với phong trào thanh niên cần đưa nội dung lãnh đạo cơng tác thanh niên vào chương trình cơng tác hàng năm, tồn khóa của các cấp ủy; thực hiện định kỳ giao ban giữa các cấp ủy và tổ chức Đoàn cùng cấp để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồn viên, thanh niên, qua đó cấp ủy có ý kiến chỉ đạo; Cấp ủy chỉ đạo các phương tiện đại chúng xây dựng chuyên mục về thanh

niên với nhiều nội dung phong phú; tổ chức quán triệt chỉ thị, nghị quyết và văn bản pháp luật về thanh niên, tiến hành xây dựng chương trình hành động thiết thực gắn với đặc thù của mỗi cơ sở đảng.

Nhiệm vụ tổ chức Đoàn đặt ra trong thời gian tới là phải xây dựng các mơ hình tập hợp đồn kết thanh niên sao cho phù hợp với điều kiện đặc thù và những nhu cầu mới phát sinh trong thanh niên; thực hiện được vai trị định hướng chính trị, bảo trợ cho các nhóm lợi ích, sở thích của thanh niên ra đời và hoạt động trong quỹ đạo lành mạnh; chủ động phối hợp với các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam, các đồn thể, tổ chức kinh tế xã hội và gia đình đề ra những giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng toàn diện của tổ chức Đồn, cơng tác quản lý nhà nước về thanh niên; đề ra những giải pháp để thu hút những cán bộ trẻ, thu hút thanh niên có tâm huyết, năng lực thực sự về làm phong trào thanh niên, làm người bạn thật sự gần gũi với thanh niên, giúp thanh niên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng.

Thứ hai, trong quá trình chỉ đạo các phong trào hành động cách mạng của Đoàn phải đáp ứng được nhu cầu, lợi ích thiết thực của thanh niênThơng qua việc tổ chức và phát động các phong trào hành động cách

mạng trong thanh niên nhằm huy động đông đảo thanh niên tham gia phát triển kinh tế, xã hội. Hành động là thước đo, là sự kiểm nghiệm trình độ nhận thức, ý tưởng giác ngộ lý tưởng của thanh niên. Vì vậy, chương trình hoạt động của Đoàn Thanh niên thành phố Hà Nội tập trung vào hai phong trào lớn: phong trào “ 5 xung kích phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và phong trào “4 đồng hành với thanh niên trên con đường lập nghiệp”. Để vận động thanh niên thi đua thực hiện thắng lợi các phong trào hành động cách mạng, Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định cần phải: “Chăm lo cho thanh niên học tập truyền thống, đạo đức cách mạng, nâng

cao trình độ học vấn, chun mơn nghiệp vụ; chăm lo cho thanh niên khởi nghiệp và lập nghiệp; chăm lo nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hóa tinh thần cho thanh niên; chăm lo năng cao kiến thức và kỹ năng hoạt động xã cho thanh niên” [51; tr 2]. Nguyện vọng và lợi ích thiết thực của thanh niên trong thời đại hiện nay là được học tập, lao động và cống hiến. Bởi vậy, mọi chương trình hành động của Đồn đều phải xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên. Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2015, Đảng bộ thành phố luôn chú trọng tạo ra điều kiện, môi trường cho sự phát huy các nguồn lực của đoàn viên, thanh niên khi tham gia vào quá trình thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ…; chỉ đạo các ngành, các cơ quan phối hợp với Đoàn Thanh niên thực hiện các phần việc như: tham gia giữ gìn trật tự an tồn giao thơng thơng qua đội TNTN an tồn giao thông; tham gia tập huấn khuyến nơng; tham gia các phong trào xóa đói giảm nghèo thơng qua các dự án của Đoàn Thanh niên; vay vốn hỗ trợ sản xuất từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm; tham gia chương trình phịng chống tội phạm, ma túy, bảo vệ môi trường thông qua hoạt động: ngày thứ 7 tình nguyện, chủ nhật xanh, các cuộc hiếnmáu nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa… Hiện nay, từng đối tượng thanh niên có những nhu cầu khác nhau: thanh niên học sinh, sinh viên với nhu cầu được hỗ trợ tốt hơn trong học tập, rèn luyện, vui chơi, giải trí; thanh niên cơng nhân, viên chức với nhu cầu học tập, thu nhập, nhà ở, nâng cao điều kiện tay nghề; thanh niên lực lượng vũ trang với nhu cầu học tập, giao lưu, có việc làm sau khi xuất ngũ; thanh niên nông thôn với nhu cầu đầu ra sản phẩm, vốn sản xuất, chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, việc làm... Thực tế trên địi hỏi các cấp ủy Đảng chỉ đạo Đồn Thanh niên phối hợp với các cấp chính quyền, các ban ngành điều tra, nắm bắt kịp thời nhu

cầu cuộc sống, cũng như tâm tư, nguyện vọng của thanh niên, có những giải pháp phù hợp để đáp ứng nhu cầu của thanh niên. Đảng bộ thành phố cần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho thanh niên, tiếp tục đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, điểm vui chơi, giải trí lành mạnh cho thanh niên; hỗ trợ thanh niên trong việc giải quyết việc làm, chú trọng đào tạo nghề, có những chính sách để thu hút nguồn nhân lực ưu tú, có trí thức ở lại q hương học tập, lao động và cống hiến quê hương, đất nước. Như vậy, việc định hướng phát triển các phong trào hành động cách mạng phải xuất phát từ lợi ích thiết thực của đồn viên, thanh niên, đáp ứng được khát vọng của tuổi trẻ.Điều đó sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ giúp thanh niên vượt qua khó khăn, vươn lên thốt khỏi đói nghèo và làm giàu chính đáng. Mặt khác, thơng qua các phong trào hành động cách mạng sẽ khơi dậy tính sáng tạo trong lớp trẻ, nung nấu trong thanh niên tinh thần tự nguyện và sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước.

Thứ ba, Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo củng cố tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh và thường xuyên quan tâm đến bồi dưỡng cán bộ trẻ.

Xác định cán bộ là nhân tố then chốt cho sự ổn định và phát triển tổ chức Đoàn, Hội, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã chỉ đạo công tác quy hoạch, tạo nguồn đội ngũ cán bộ Đoàn chủ chốt, tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội các cấp, xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, dám nghĩ, biết làm, tâm huyết với phong trào, đáp ứng với yêu cầu của thanh niên trong tình hình mới. Tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học, nhất là sinh viên người dân tộc ít người về làm phong trào thanh niên. Mạnh dạn bố trí cán bộ trẻ có năng lực, trình độ vào vị trí cán bộ Đồn, Hội chủ chốt các cấp, tạo nguồn bồi dưỡng cán bộ trẻ, đồng thời mạnh dạn đề bạt

những cán bộ trẻ triển vọng nhằm trẻ hóa đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội. Xây dựng đội ngũ cán bộ tâm huyết và gắn bó với thanh niên; coi trọng đánh giá đạo đức và sử dụng cán bộ đúng năng lực, trình độ, bồi dưỡng sử dụng, luân chuyển và trưởng thành. Chủ động tham mưu xây dựng chính sách cán bộ Đồn, Hội nhất là cán bộ chi đoàn, cán bộ cơ sở, cán bộ vùng khó khăn. Bên cạnh đó cần coi trọng cơng tác giới thiệu, bồi dưỡng đoàn viên ưu tú cho Đảng, xây dựng Đoàn, Hội vững mạnh cả về tổ chức, chính trị, tư tưởng.

Trong chương trình hoạt động của Đồn, Hội đã có sự đầu tư chiều sâu hướng về cơ sở tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm gắn với nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, coi trọng mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên là điều kiện có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của tổ chức Đoàn, Hội. Với tinh thần: Đổi mới, dân chủ, đoàn kết, trách nhiệm và ý chí, nguyện vọng của tuổi trẻ các dân tộc trong thành phố được đem tài năng, sức trẻ xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.

Thứ tư, thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn tâm huyết, có trình độ, năng lực

Cán bộ Đồn vừa là người quyết định chất lượng các phong trào của Đoàn, vừa là nguồn cán bộ của Đảng, của chính quyền các đồn thể. Việc xây dựng và củng cố bộ máy, tổ chức của Đồn khơng chỉ đơn thuần là thay đổi, sắp xếp lại một số cán bộ mà phải tạo ra một đội ngũ cán bộ đầy tâm huyết, có trách nhiệm thật sự với Đảng, với thanh niên, toàn tâm, toàn ý với cơng việc, có kiến thức và năng lực, nhất là năng lực vận động thanh niên. Đặc biệt, người đứng đầu các tổ chức Đoàn phải là tấm gương sáng về mọi mặt để đoàn viên, thanh niên noi theo. Vì vậy, các cấp ủy Đảng và bản thân Đoàn phải chăm xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn, cán bộ Hội LHTN, trước hết là nâng cao trình độ lý luận về chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; trình độ nhận thức về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kỹ năng nghiệp vụ về công tác thanh niên; về phẩm chất đạo đức cách mạng. Phải thường xuyên chỉ đạo các cấp bộ Đồn làm tốt cơng tác tham mưu cho Đảng, chính quyền các cấp về cơng tác thanh niên nhạy bén, sáng tạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm; kịp thời tổng kết, nhân rộng các mơ hình, điển hình tiên tiến.

Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố, Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện mở các lớp chính trị phổ thông và các lớp tập huấn về kỹ năng và nghiệp vụ Đoàn - Hội để nâng cao hiểu biết, nhận thức chính trị và năng lực vận động thanh niên cho cán bộ Đồn - Hội các cấp. Bên cạnh đó, Đảng bộ, UBND thành phố đã động viên, tạo điều kiện cho các cấp bộ Đoàn tự học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức và năng lực thực tiễn để làm tốt vai trò lãnh đạo đối với thanh niên. Về chế độ chính sách đối với cán bộ làm cơng tác thanh niên được thực hiện tương đối tốt, nhất là cán bộ cơ sở. Đối với việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, được sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố, Thành Đoàn đã tăng cường đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức Đồn, trong đó chú trọng nội dung sinh hoạt chi đồn. Trong nội dung sinh hoạt chi đoàn, ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng, phát huy tính xung kích, gương mẫu của đồn viên; Đoàn đã và đang đi sâu vào giải quyết những vấn đề bức xúc về nhu cầu, lợi ích thiết thực của đoàn viên, thanh niên và bàn biện pháp để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Từ năm 2008 đến năm 2015, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội, phong trào thanh niên có nhiều chuyển biến tích cực, các phong trào được tổ chức phù hợp với tình hình thanh niên. Với vai trị của mình, tuổi trẻ Thủ đơ đã phát huy được truyền thống đoàn kết, sáng tạo, xung kích, tình nguyện, hồn thành nhiệm vụ được giao; xây dựng tổ chức thanh niên vững mạnh về chính trị, tư tưởng; hình thành một lớp thanh niên có lịng u nước, kiên định về lý tưởng độc lập và CNXH, có sức khỏe, có trí thức, có đạo đức cách mạng và lối sống lành mạnh, trong sáng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, phong trào thanh niên vẫn còn một số hạn chế, bất cập trong hệ thống chủ trương và công tác chỉ đạo thực hiện. Đây vừa là căn cứ thực tiễn, vừa là căn cứ có ý nghĩa lý luận để đưa ra những kinh nghiệm cụ thể về việc xác định chủ trương và chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ thành phố Hà Nội đối với phong trào thanh niên.

KẾT LUẬN

1. Trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2015 thanh niên Hà Nội và phong trào thanh niên đã được Đảng bộ thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Điều này một mặt xuất phát từ yêu cầu và bối cảnh của thời đại nhưng trực tiếp và chủ yếu nhất là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của sự nghiệp CNH, HĐH Thủ đô. Đảng bộ thành phố Hà Nội luôn bám sát chủ trương của Đảng về phong trào thanh niên, quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và phong trào thanh niên trong các cấp ủy Đảng chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đồn thể nhân dân, phát huy vai trị của các đoàn thể trong việc phối hợp với thanh niên triển khai các hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào thanh niên phát triển. Đồng thời căn cứ vào thực trạng phát triển kinh tế, xã hội của thành phố và những yêu cầu mới đối với phong trào thanh niên để kịp thời đưa ra những chủ trương, biện pháp phù hợp đưa phong trào thanh niên phát triển đem lại hiệu quả thiết thực, trở thành phong trào quần chúng sâu rộng trên địa bàn thành phố.

2. Từ năm 2008 đến năm 2015 Đảng bộ thành phố Hà Nội đã đề ra được những đường lối, chính sách cụ thể nhằm quan tâm đến sự phát triển toàn diện của thanh niên; quan tâm tới việc hình thành lớp thanh niên sống có lý tưởng, có hồi bão, ước mơ, có tri thức, sức khỏe, văn hóa, giàu lịng u nước, có chí vươn lên “lập thân, lập nghiệp” làm giàu cho

chính bản thân, gia đình và xã hội, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thành phố hà nội lãnh đạo phong trào thanh niên từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 98 - 125)