Doanh thu Du lịch tại Khánh Hịa 2013 – 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa (Trang 76 - 124)

(Nguồn: Số liệu tại Sở Du lịch Khánh Hịa

2.7.2. Số lượt khách du lịch thăm quan di sản văn hĩa Chăm ở Khánh Hịa

Các di sản văn hĩa Chăm ở Khánh Hịa tại vị tại điểm du lịch nổi tiếng Nha Trang, nơi cĩ vịnh Nha Trang là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới vì vậy rất thuận lợi cho sự kết hợp các điểm, tuyến du lịch và là nơi khách du lịch đến Nha Trang thường ưu tiên thăm viếng di sản văn hĩa Chăm:

Theo kết quả thống kê lượng khách du lịch đến Tháp Bà Ponagar đều tăng trưởng mạnh qua các năm (theo bảng 2, mục 2.8 chương 2).

2.8. Đánh giá chung về du lịch văn hĩa Chăm ở Khánh Hịa

Để đánh giá tính hiệu quả của du lịch văn hĩa nĩi chung và văn hĩa Chăm nĩi riêng trên địa bàn Khánh Hịa. Nhằm phát huy giá trị của du lịch văn hĩa tăng tưởng cao trong giai đoạn hiện nay. Số liệu thu phú tham quan Tháp Bà Ponagar và danh thắng Hịn Chồng đã chứng minh ý nghĩa thực tiễn của quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị di sản phát triển du lịch là nguồn phát triển kinh tế - xã hội.

Để so sánh lượng khách tham quan di tích Tháp Bà và danh thắng Hịn Chồng giai đoạn từ năm 2013-2017 thơng qua 02 bảng số liệu sau:

Di tích Tháp Bà Ponagar

Bảng 6. Bảng thống kê khách du lịch tham quan Tháp Bà giai đoạn 2013-2017

Năm Khách trong nƣớc (người) Khách quốc tế (người) Doanh thu (VNĐ Tỷ lệ (%) so sánh (năm sau/năm trước) Khách hành hƣơng miễn phí (người) 2013 229.452 344.777 11.376.210.000 108,71 57.700 2014 257.830 344.177 12.802.310.000 112,37 64.400 2015 328.034 492.052 16.308.560.000 127,23 82.100 2016 285.289 1.141.154 28.411.790.000 173,94 99.800 2017 399.389 1.597.557 39.936.030.000 139,99 112.500

Nguồn: Trung tâm Bảo tồn di tích

Danh thắng Hịn Chồng – Nha Trang

Bảng 7. Bảng tăng trƣởng khách du lịch tham quan Hịn Chồng giai đoạn 2013- 2017 Năm Khách trong nƣớc (người) Khách quốc tế (người) Doanh thu (VNĐ Tỷ lệ (%) so sánh (năm sau/năm trước) Khách hành hƣơng miễn phí (người) 2013 52.258 78.386 2.559.840.000 103,21 2014 62.427 93.640 3.111.250.000 119,46 2015 87.164 130.747 4.347.080.000 139,63 2016 131.263 525.054 13.111.140.000 301,19 2017 255.955 1.023.980 25.598.930.000 195,02

Điểm tham quan du lịch văn hĩa Chăm tại Am Chúa – Diên Khánh vào ngày lễ Vía Bà (từ ngày 01-3/3 âm lịch) lượng khách chủ yếu về tham dự lễ hội là khách hành hương và cư dân địa phương. Lễ hội hàng năm cĩ khoảng 10.000 lượt người về dự. Trong đĩ cĩ hơn 200 đồn hành hương đến từ các địa phương trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Phú Yên, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Đây là điểm tham quan du lịch tâm linh nên khơng thu vé vào cơng vì vậy, vào các ngày khơng cĩ lễ hội khách ra vào tự do nên khơng thống kê được lượng khách đến tham quan.

Các hoạt động du lịch ở Khánh Hịa rất đa dạng, du khách cĩ thể lựa chọn nhiều loại hình du lịch để tham quan, giải trí. Ngồi ra định kỳ cứ 2 năm, Nha Trang – Khánh Hịa tổ chức Festival Biển 1 lần, đây là cơ hội để Khánh Hịa quảng bá các sản phẩm du lịch cho khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng. Năm 2017, với hơn 50 sự kiện văn hĩa, thể thao và du lịch diễn ra trong các ngày tổ chức Festival Biển đây là dịp khách du lịch trong nước và quốc tế đến Nha Trang – Khánh Hịa cĩ dịp khám phá những nét đặc trưng của văn hĩa bản địa, tham quan các di tích văn hĩa lịch sử, trải nghiệm ẩm thực địa phương và đặc biệt được hịa mình trong bầu khơng khí của lễ hội đường phố… lễ hội chỉ diễn ra từ ngày 10-13/62017 lượng khách du lịch đến Khánh Hịa tăng 15% so với kỳ Festival Biển 2015. Cụ thể, ngành du lịch đĩn 117.500 lượt khách lưu trú, trong đĩ khách quốc tế 13.000 lượt (tăng 44% so với kỳ Festival 2015). Tổng lượt khách đến các điểm tham quan vui chơi giải trí đạt hơn 370.000 lượt. Cơng suất sử dụng buồng phịng đạt hơn 80%, tổng doanh thu du lịch ước đạt 162,5 tỷ đồng (tăng hơn 25% so với kỳ Festival 2015). Doanh thu trên chưa kể thu nhập xã hội từ các hoạt động kinh doanh bán hàng, ăn uống, vận chuyển và các dịch vụ hỗ trợ khác…

Tiểu kết chương 2

Hoạt động du lịch văn hĩa Chăm ở Khánh Hịa cĩ nhiều lợi thế so với các địa phương khác, thơng qua một chuỗi các hoạt động được diễn ra, đặc biệt là du lịch biển, lễ hội Festival, sự kiện văn hĩa, thể thao được tổ chức định kỳ tạo nên hình ảnh ấn tượng về địa danh Khánh Hịa. Tháp Bà Ponagar là biểu tượng cho Nha Trang – Khánh Hịa là một trong những điểm du lich quan trọng trong các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành. Nhìn chung, trong những năm qua lượt khách du lịch tìm hiểu

các giá trị văn hĩa Chăm tăng trưởng mạnh là tín hiệu đáng mừng để du lịch văn hĩa Chăm trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo khơng thể thiếu khi đến Khánh Hịa. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào đền Tháp Chăm thì để thu hút khách du lịch đến Khánh Hịa thì khơng đạt được hiệu quả vì chương trình du lịch mang tính đơn lẻ. Chính vì điều này, du lịch văn hĩa Chăm muốn phát triển phải nằm trong tổng thể của ngành du lịch Khánh Hịa thì sức hút của du khách đối với loại hình du lịch văn hĩa Chăm sẽ phát riển mạnh mẽ. Về cơng tác phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: song song phát triển các tuyến, điểm tham quan du lịch thì cần hỗ trợ cộng đồng Chăm giữ gìn các giá trị truyền thống. Ngồi các chính sách về thu hút đầu tư về hạ tầng cơ sở du lịch, Khánh Hịa cần chú trọng thu hút các nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực du lịch văn hĩa, du lịch tâm linh, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái và đặc biệt là du lịch văn hĩa Chăm.

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GĨP PHẦN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HĨA CHĂM Ở KHÁNH HÕA

3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1. Căn cứ pháp lý

Chiến lược phát triển du lịch, chính sách bảo tồn văn hĩa, các chủ trương chính sách về phát triển du lịch và bảo tồn văn hĩa của trung ương và địa phương.

- Luật du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hĩa số 32/2009/QH12 ngày 18/06/ 2009;

- Nghị định 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;

- Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

- Quyết định số 194/2005/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên;

- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 251/2006/QĐ-TTG ngày 31/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh khánh hịa đến năm 2020;

- Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về cơng tác dân tộc;

- Quyết định số 1735/QĐ-UBND ngày 01/7/2015 của UBND tỉnh Khánh Hịa về việc ban hành Kế hoạch hành động Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ đổi mới;

- Quyết định số 2159/QĐ-UBND ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh Khánh Hịa về việc ban hành Đề án phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa giai đoạn 2019-2030;

- Căn cứ Chương trình hành động số 14-Ctr/TU ngày 24/7/2017 của Tỉnh ủy Khánh Hịa về việc triển khai Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

- Triển khai Quyết định số 480/QĐ-UBND ngày 09/02/2019 của UBND tỉnh Khánh Hịa về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động số 14- Ctr/TU ngày 24/7/2017 của Tỉnh ủy Khánh Hịa;

- Quyết định số 1312/QĐ-UBND ngày 15/12/2018 của UBND tỉnh Khánh Hịa về việc ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện nghị quyết số 18/NQ-TU ngày 03/7/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khĩa XVI) về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hịa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trong giai đoạn tới;

- Kế hoạch số 1398/QĐ-UBND ngày 15/02/2019 của UBND tỉnh Khánh Hịa triển khai lập Quy hoạch tỉnh Khánh Hịa 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2040;

- Quyết định số 1477/QĐ-UBND ngày 18/6/2012 của UBND tỉnh Khánh Hịa về việc phê duyệt chương trình hành động ngành du lịch Khánh Hịa giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020;

- Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 12/12/2018 của UBND tỉnh Khánh Hịa về việc triển khai thực hiện cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hĩa trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2018 – 2025;

- Quyết định số 2350/QĐ-UBND ngày 14/8/2017 của UBND tỉnh Khánh Hịa ban hành kế hoạch triển khai chương trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hịa giai đoạn 2016-2020.

3.1.2. Căn cứ thực tiễn: Những hạn chế của du lịch văn hĩa Chăm ở Khánh Hịa

Trong những năm qua, du lịch Khánh Hịa luơn cĩ sự tăng trưởng bình quân qua các năm, điều đĩ chính là nhờ các chính sách phát triển du lịch sát với thực tiễn của địa phương. Sự phát triển của ngành du lịch cĩ được thành quả của ngày hơm nay chính là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời của tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp, ngành, các thành phần kinh tế hợp thành, đặc biệt cùng cư dân địa phương đã

đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng – kỹ thuật du lịch, làm cho tài nguyên du lịch khởi sắc đáp ứng tốt nhu cầu, tham quan thưởng ngoạn danh thắng, cảm thụ văn hĩa bản địa và vui chơi giải trí của du khách trong và ngồi nước đến Khánh Hịa. Sự đa dạng của các điểm vui chơi giải trí được đầu tư, nâng cấp cả về quy mơ lẫn chất lượng, sự đồng bộ thống nhất các điểm du lịch từ thành phố đến các tỉnh lỵ được thơng suốt giúp cho việc đi lại, tham quan, vui chơi giải trí của du khách được tiếp cận dễ dàng. Các địa phương cĩ các điểm du lịch làm tốt cơng tác quảng bá hình ảnh điểm đến thơng qua các sản phẩm du lịch được chú trọng như: phục hồi các làng nghề truyền thống, các di tích lịch sử văn hĩa được trùng tu, tơn tạo, các khu du lịch, điểm du lịch được đầu tư nâng cấp thu hút được du khách đến tham quan.

Festival biển Nha Trang - Khánh Hịa đã trở thành sản phẩm du lịch độc đáo được tổ chức định kỳ 2 năm một lần giúp ngành du lịch Khánh Hịa quảng bá hình ảnh sản phẩm du lịch đến du khách trong và ngồi nước biết đến. Đến nay, hầu hết các hãng lữ hành lớn, cĩ uy tín đều cĩ các tour đưa khách đến Nha Trang. Đây là một thế mạnh mà ít cĩ địa phương nào trong nước cĩ được. Ngành du lịch Khánh Hịa thường xuyên cập nhật các chủ trương mới của Đảng, Nhà nước về phát triển du lịch đến các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, người dân và du khách. Hội thảo khoa học, hội thảo chuyên đề về du lịch cũng thường xuyên được tổ chức để các cơ quan, ban ngành, các tổ chức kinh doanh, đào tạo du lịch nâng cao chất lượng du lịch. Sở du lịch thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các điểm kinh doanh du lịch hướng đến chất lượng phục vụ và niêm yết giá đúng giá đã đăng ký. Các hoạt động văn hĩa, văn nghệ, thưởng thức nghệ thuật dân gian, trải nghiệm ẩm thực được tổ chức hàng ngày vào buổi tối tại cơng viên Yersin, Quảng trường 2/4 và các điểm du lịch trong tỉnh.

Ngồi những thành tựu đạt được thì ngành du lịch tỉnh cũng cĩ những hạn chế trong việc vận dụng, khai thác văn hĩa Chăm vào phát triển du lịch. Sự hạn chế lớn nhất hiện nay là sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương thiếu chặt chẽ để phát triển du lịch văn hĩa Chăm trong nền kinh tế thị trường và đặc biệt là cuộc cách mạng 4.0. Sự phát triển các điểm tham quan du lịch văn hĩa Chăm cịn lỏng lẽo, nhếch nhác do khơng được sự quan tâm của các hãng

lữ hành, cơ quan quản lý di sản để xảy ra các tình trạng xơ lấn, xả rác, chặt chém, cướp giật, nĩi tục và đặc biệt là nạn xâm lấn di sản cịn xảy ra làm ảnh hưởng đến tâm lý của khách du lịch về hình ảnh điểm đến. Vấn đề đặt ra đĩ là nguồn nhân lực trong ngành chưa được đào tạo cơ bản về du lịch, kỹ năng ứng xử, các kiến thức về văn hố, lịch sử, truyền thống cịn thấp, nhất là lao động trực tiếp thường xuyên tiếp xúc với khách (lễ tân, nhà hàng, hướng dẫn viên, các nhân viên tại các cơ sở dịch vụ cơng cộng, các khu di tích...), kỹ năng quảng bá giới thiệu, sản phẩm kém chất lượng, việc giao tiếp bằng tiếng nước ngồi cịn hạn chế, tác phong làm việc chưa chuyên nghiệp, chưa đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của khách..., gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh và tiềm năng phát triển du lịch văn hĩa.

3.2. Các giải pháp cụ thể gĩp phần phát triển du lịch văn hĩa Chăm ở Khánh Hịa Hịa

3.2.1. Giải pháp phát triển thị trường, khách du lịch văn hĩa Chăm

Việc xác định được thị trường khách du lịch trọng điểm cần được dự báo trước để phát triển đúng xu hướng thị trường khách sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách du lịch đưa ra định hướng cho chiến lược phát triển cũng như vạch được mục tiêu, kế hoạch của ngành du lịch Khánh Hịa theo từng giai đoạn cụ thể cĩ định hướng cụ thể; hàng năm cĩ các biện pháp cụ thể mang tính chiến lược và lựa chọn các phương án thay thế khi xu hướng thị trường khách cĩ sự thay đổi. Đến nay, ngành du lịch Khánh Hồ luơn cĩ tốc độ tăng trưởng khách ổn định là do cĩ các thị trường khách truyền thống, thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế đến Khánh Hịa. Khánh Hịa cĩ tài nguyên du lịch phong phú là điểm đến hấp dẫn khơng chỉ cĩ khách du lịch quốc tế mà nơi đây là điểm đến ưu thích của khách du lịch quốc tế: khách từ các thị trường quốc tế ở khu vực Đơng Á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, chú trọng các thị trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, kết hợp khai thác các thị trường ở Bắc Á, Bắc Âu, Úc, New Zealand, các nước SNG và Đơng Âu. Hiện nay, Khánh Hịa chú trọng vào thị trường khách du lịch Nga, khách du lịch Trung Quốc được đánh giá là thị trường khách cĩ khả năng chi trả tương đối cao, xếp thứ 9 trên thế giới về mức tiêu dùng.

Chi tiêu bình quân của một khách du lịch Nga là khoảng 1.500 USD/1 chuyến đi, trong đĩ cĩ khoảng 610 USD chi cho ngồi tour, cao hơn 40% mức chi tiêu trung bình của các du khách nước khác. Theo thống kê, những năm gần đây, lượng khách Nga đến Việt Nam tăng trưởng hơn 50%/năm, đưa Nga nằm trong top 10 quốc gia cĩ lượng khách du lịch đến Việt Nam lớn nhất hiện nay.

Trong khuơn khổ Hội chợ du lịch quốc tế MITT (Nga) lần thứ 23 năm 2016,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa (Trang 76 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)