Thông điệp truyền thông KH&CN thông qua đồ họa và số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp truyền thông về khoa học và công nghệ cho nông dân trên báo chí (Trang 85 - 86)

Hơn nữa, khi diễn tả dấu hiệu bệnh của cây trồng, vật nuôi, hay việc mô tả về một sáng chế, công nghệ mới (ví dụ sáng chế máy cấy, công nghệ tưới tiết kiệm,…), hoặc đặc tả niềm vui được mùa, tâm trạng của người nông dân,… phóng viên sử dụng hình ảnh cận cảnh, đặc tả khiến khán giả rất dễ ấn tượng, ghi nhớ lâu.

2.2.4.3. Thông tin chính xác, chân thực, chi tiết, dễ học hỏi

Với mỗi khán giả, thính giả hay công chúng nói chung, thông tin chính xác, chi tiết, thuyết phục được đặc biệt chú trọng. Có chi tiết, cụ thể, công chúng mới dễ học hỏi, làm theo. Ví dụ nói về quy trình chăm sóc lúa phải nói cụ thể tên giống lúa, đặc tính (ngắn ngày hay dài ngày, thích hợp điều kiện đất đai, khả năng kháng sâu

bệnh,...), nêu rõ cách thức chăm sóc từ việc lựa chọn loại phân bón, thuốc trừ sâu, liều lượng,… cho từng giai đoạn, thời gian cách ly trước khi thu hoạch. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ, sáng chế mới, quy trình công nghệ,… không đơn giản, nên cần chỉ rõ công nghệ gì, sáng chế gì, do ai làm ra, có tác dụng như thế nào, cơ chế vận hành, giá tiền, địa chỉ áp dụng,… Hoặc phản ánh mô hình ứng dụng KH&CN hiệu quả cần chỉ rõ địa chỉ, phân tích sự thay đổi trước và sau khi áp dụng tiến bộ KH&CN. Các sản phẩm báo chí trên phát thanh và truyền hình được khảo sát đều đạt yêu cầu này và có tính chân thực, chính xác; các gương điển hình, mô hình ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kinh doanh hiệu quả đều có địa chỉ rõ ràng, thuyết phục.

2.2.4.4. Thông điệp thể hiện qua title, sapo của bài

Mỗi bài viết đều cần có tiêu đề (title), được coi như một mỏ neo, kim chỉ nam để toàn bộ bài viết nương theo, trong đó tóm tắt thông điệp muốn truyền tải, khái quát được nội dung của bài trong một cấu trúc ngôn ngữ chuẩn mực, ngắn gọn, có thể có sức biểu cảm, duy trì nhiệt huyết, gây tò mò cho người xem, nghe. Qua khảo sát cho thấy, hầu hết title của các bài, phóng sự trong chương trình phát thanh và truyền hình đều đạt được những yêu cầu này, đặc biệt là truyền hình, thông điệp về KH&CN thể hiện qua title rất rõ nét. Với phát thanh, tiêu đề thường được phát thanh viên đọc với giọng nhấn mạnh. Còn với truyền hình, title được làm nổi bật, chữ to trên màn hình.

Ví dụ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp truyền thông về khoa học và công nghệ cho nông dân trên báo chí (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)