Sự kiệ nT ng Lê Chân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình chuẩn bị đưa cách mạng miền nam tiến lên toàn thắng (1973 1975) (Trang 69 - 74)

8. Kết cấu của Luận văn

3.1. Sự kiệ nT ng Lê Chân

Trên thực tế, những diễn biến chính về sự kiện Tống Lê Chân không được đề cập cụ thể trong các tài liệu, có thể bởi tại đây không có những trận đánh then chốt, khốc liệt giữa lực lượng quân Giải phóng và lực lượng quân Sài Gòn. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam sau ký Hiệp định Pa-ri (27-1-1973), sự kiện Tống Lê hân đã đặt dấu mốc đầu tiền trong việc đi tìm lời giải đáp về thái độ của Mỹ cũng như khả năng của quân Sài Gòn đối với cuộc chiến này.

Tống Lê Chân là một địa danh thuộc địa bàn xã Minh Đức và Minh Tâm, huyện Bình Long, tỉnh ình Phước. Đây là một vị trí quân sự khá quan trọng, nằm trong vùng biên giới của hai tỉnh Tây Ninh và Bình Long, cách An Lộc 15km về hướng Tây Nam và mũi nhọn của khu Mỏ Vẹt 13km về hướng Đông Nam. Vùng Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu thuộc Cam-pu-chia là những bàn đạp xuất phát của quân Giải phóng từ hướng Cam-pu-chia vào Tây Ninh. ưới chân căn cứ là con đường 246, trục giao liên Nam - Bắc giữa căn cứ Trung ương ục miền Nam và vùng kiểm soát của quân Giải phóng. Trong và sau chiến dịch Nguyễn Huệ (1972), vị trí này của quân Sài Gòn bị quân Giải phóng phong tỏa và cắt đứt liên lạc với chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Tống Lê Chân là một căn cứ tiền đồn của quân Sài Gòn. Nhưng bởi căn cứ này nằm sâu trong vùng giải phóng, bị cô lập hoàn toàn nên việc tiếp viện của Sài Gòn cho quân đồn trú ở đây hết sức khó khăn, phải sử dụng trực thăng tiếp tế.

Ở một tình hình khác, ngay sau ký Hiệp định Pa-ri, Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa không ngừng có những hành động sai trái, vi phạm đến những điều khoản đã được ký kết. Trong đêm Hiệp định được ký kết, “quân lực Sài Gòn đã tiến hành 74 cuộc hành quân, trong đó ở quân khu 1 là 44, quân khu 2 là 10 và quân khu 3 là 20” [18; tr. 342]. Tiếp nối những cuộc hành quân được mở từ cuối năm 1972 cho đến tháng 1 năm 1973, chính quyền Sài Gòn còn mở rộng, tăng cường thêm nhiều cuộc hành quân mới về quân số cũng như khu vực. Chỉ tính riêng trong ngày ký Hiệp định Pa-ri, đã có 15 cuộc hành quân từ cấp tiểu đoàn trở lên và 19 cuộc hành quân cấp tiểu khu và chi khu. Trong đó có các cuộc hành quân quan trọng là: hành quân Đại Bàng 72/M tại Quảng Trị - Thừa Thiên; hành quân Lam Sơn 63 tại Thừa Thiên; hành quân Quang Trung 81 tại Quảng Nam; hành quân Quyết Thắng 27A tại Quảng Tín - Quảng Ngãi… [18; tr. 343].Lực lượng không quân và hải quân cũng đều gia tăng cường độ hoạt động. Trong tháng 1-1973, lực lượng hải quân Sài Gòn đã thực hiện 27.656 hải xuất, tăng 9% so với tháng 12-1972. Lực lượng không quân gần như gia tăng 100% trong tháng 1-1973 so với tháng 12-1972.

Bên cạnh đó, chính quyền Thiệu đã xây dựng một kế hoạch phát triển quốc gia giai đoạn 1973-1980. Trong đó, kế hoạch phát triển hai năm đầu 1973-1974 thông qua Huấn thị chỉ đạo về cộng đồng tái thiết và cộng đồng phát triển địa phương năm 1973 của Nguyễn Văn Thiệu. Xuất phát từ hoàn cảnh thực tế, lực lượng quân đội Mỹ gần như rút toàn bộ khỏi chiến trường miền Nam (theo Hiệp định Pa-ri), ngày 20-5-1973, Nguyễn Văn Thiệu chính thức tuyên bố về chương trình “tái thiết và phát triển quốc gia”. Một mặt, những hoạt động này đi ngược lại với nội dung ký được đưa ra trong Hiệp định Pa-ri; mặt khác, đây như một quá trình chuẩn bị, tự trang bị mà chính quyền Sài Gòn buộc phải tiến hành gấp gáp nhằm có đủ lực lượng phục vụ

cho tình hình mới, khi sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ chỉ được thể hiện qua các con số tài chính. Trên thực tế, chương trình “tái thiết và phát triển quốc gia” do chính quyền Thiệu đưa ra dựa hoàn toàn vào ngoại viện, đặc biệt từ Hoa Kỳ. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhấn mạnh “Việt Nam Cộng hòa từ nay 1973) đến năm 1990 sẽ còn rất nhiều ngoại viện để tài trợ cho công cuộc tái thiết và phát triển quốc gia trong giai đoạn hậu chiến. Các dự phòng dài hạn về những khoản thâu hồi ngoại tệ so với nhu cầu chi tiêu ngoại tệ cho thấy nhu cầu ngoại viện thuần của Việt Nam Cộng hòa sẽ tăng từ khoảng 573 triệu SDR trong năm 1974 đến khoảng 626 triệu S R năm 1983 và xuống còn 374 triệu S R năm 1990… ăn cứ trên các dự phòng về khả năng thu hồi ngoại tệ và mức độ chi tiêu từ nay đến năm 1990, thì ta có thể đi đến các kết luận sau: khoảng 70% tổng số ngoại viện cần được cấp qua hình thức tặng dữ; thời gian hoàn trái trung bình khoảng 30 năm kể cả 10 ân hạn”. Tuy nhiên, đó chỉ là dự đoán trong ước vọng của Hội đồng chỉ đạo phục hồi tái thiết và phát triển quốc gia, trên thực tế, chính quyền Sài Gòn luôn phải “cầu viện” bởi viện trợ chiếm hơn 5/6 cán cân thu chi trong nền kinh tế [18; tr. 362].

Tuy nhiên, giữa những khó khăn chung của nước Mỹ, sự mất tín nhiệm của tổng thống Nixon, người giữ mối liên hệ mật thiết và ủng hộ nhiệt thành cho cuộc chiến của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, công cuộc xin viện trợ của tổng thống Thiệu gặp phải muôn vàn những thử thách. Một diễn biến khác về cuộc vận động hành lang của tổng thống Nixon đối với Quốc hội Mỹ về vấn đề tài chính viện trợ cho cuộc chiến của chính quyền Sài Gòn được tác giả Trần Trọng Trung vẽ ra “Người ta (Quốc hội Mỹ ) không những quyết định không tăng ngân sách viện trợ dự kiến cho miền Nam Việt Nam mà còn quyết định cắt bớt viện trợ cả gói xuống dưới 1 tỷ đôla. Đây là lần đầu tiên trong 10 năm nay, viện trợ cho Nam Việt Nam bị tụt xuống con số thấp như thế. Nixon biện bạch, thậm chí cảnh cáo rằng việc cắt giảm ngân sách viện trợ

sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng mới trong chính sách đối ngoại của Mỹ… Thái độ của các ông nghị đã dứt khoát. Người ta khẳng định rằng một tỷ đô la đã là con số quá lớn để phung phí ở Nam Việt Nam. Nixon dịu giọng, phỉnh phờ Quốc hội chấp nhận thêm một khoản chi đặc biệt là 940 triệu đô la để “giúp ba nước Đông ương chuyển nền kinh tế từ thời chiến sang thời bình và xây dựng lại xã hội của họ”… Nhưng Quốc hội không còn tin vào người đứng đầu ngành hành pháp nữa” [129; tr. 800].

Chính quyền Mỹ sẽ tin hơn vào tình hình thực tế của miền Nam Việt Nam và đồng ý một khoản trợ cấp “hợp lý” nếu Nixon chứng minh được một mối đe dọa thực sự của việc chiếm quyền giữa chính quyền Hà Nội với chính quyền Sài Gòn. Tống Lê hân được lựa chọn như một phép thử cho “mưu đồ” đó.

Tiền đồn Tống Lê hân được cả chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và Nixon lựa chọn bởi nơi đây đã bị quân giải phóng bao vây chặt, trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, đóng giữ vị trí này tỏ ra lợi bất cập hại nên Sài Gòn tính triệt quân khỏi Tống Lê Chân. Bên cạnh đó, Sài Gòn rất muốn vị trí này bị Giải phóng quân đánh chiếm để lên tiếng tố cáo với quốc tế trong đó có chính quyền Hoa Kỳ về những vi phạm của quân Giải phóng mà nội dung đã được các bên ký kết trong Hiệp định Pa-ri. Từ đó, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu có được một “bằng chứng” quan trọng về sự uy hiếp từ chính quyền Hà Nội nhằm tạo ra một niềm tin để Quốc hội Mỹ phê chuẩn một khoản viện trợ cho Nam Việt Nam. Nhưng quân Giải phóng hiểu rõ tình thế của Sài Gòn nên chỉ vây chặt và bắn hạ sự tiếp viện của địch từ đường hàng không vào.

Cuối cùng, quân Sài Gòn đã rút hoàn toàn khỏi Tống Lê hân, sau đó lên tiếng đổ lỗi cho quân Giải phóng đánh chiếm tiền đồn của họ. Bên cạnh đó, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho hệ thống truyền thanh tố cáo Việt cộng và ca ngợi Tống Lê Chân, mỗi chiến sĩ quân Sài Gòn là một anh hùng nhằm

nhận được sự lưu tâm từ phía Mỹ, “hi vọng có thể làm Quốc hội Mỹ xúc động” [51; tr. 81].

Tuy nhiên Hoa Kỳ đã phớt lờ hoàn toàn thông tin về vụ Tống Lê Chân của Sài Gòn [82; tr. 5]. Chính Nguyễn Văn Thiệu trong diễn văn từ chức Tổng thống ngày 21-4-1975 cũng đã tức tưởi thừa nhận: “ ộng sản đánh Tống Lê Chân là xét nghiệm sự cương quyết của Mỹ, nói là phản ứng mà có dám phản ứng không. Mỹ không dám phản ứng, cộng sản càng không sợ. Từ sau vụ Tống Lê Chân, cái này qua cái kia, những căn cứ như vậy không yểm trợ bằng quân sự, bằng không quân được, thì cộng sản tiến dần mà chúng ta không có phương tiện đầy đủ, không quân để yểm trợ. Mà chúng ta không thể không rút. Như vậy, căn cứ nhỏ rồi đến căn cứ lớn rồi đến các quận lỵ để xét nghiệm, thử thách sự cương quyết và phản ứng của Mỹ thì Mỹ cũng nín thinh” [8; tr. 78].

Mặc dù, sau cùng Quốc hội Mỹ cũng phê chuẩn một mức tối đa là 700 triệu đô la viện trợ cho hoạt động của chính quyền Sài Gòn. Tuy nhiên, nguồn viện trợ đó không xuất phát từ kết quả giả tạo mà chính quyền Sài Gòn cố gắng “bù lu bù loa” về việc mất tiền đồn Tống Lê Chân vào lực quân quân Giải phóng mà đến từ những cam kết mà chính quyền Hoa Kỳ với đại diện là tổng thống Nixon đã ký kết trong Hiệp định Pa-ri về việc cam kết tiếp tục viện trợ kinh tế cho những hoạt động của chính quyền Sài Gòn.

Sự kiện Tống Lê Chân không gây tiếng vang bởi những trận đánh giằng co khốc liệt giữa các bên nhưng có vai trò quan trọng cho việc đánh giá khả năng của đối phương của Đảng ta đối với cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Thông qua việc giành thắng lợi chiếm được tiền đồn của địch, lực lượng của ta đã làm chủ một vùng đất liên hoàn, tạo ra sức ép lớn với chính quyền Sài Gòn. Mặt khác, qua sự kiện này phần nào cho thấy được sự non kém của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu khi không còn sự tham

gia trực tiếp từ lực lượng quân đội Hoa Kỳ cũng như sự giảm sút nhanh chóng mối quan tâm của chính quyền Hoa Kỳ đối với cuộc chiến tranh của Việt Nam, đi liền với sự suy giảm tín nhiệm của tổng thống Nixon với hệ thống chính trị Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình chuẩn bị đưa cách mạng miền nam tiến lên toàn thắng (1973 1975) (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)