Nền tảng kinh tế của Edo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành thị nhật bản thời cận thế (qua nghiên cứu trường hợp EDO) b luận văn ths khu vực học (Trang 27 - 31)

1.2. Sau khi Tokugawa Ieyasu đặt đại bản doanh tại Edo

1.2.4. Nền tảng kinh tế của Edo

Đời sống cơ bản ở Edo đã thay đổi hoàn toàn sau năm 16037. Trước năm 1603, Tokugawa là một lãnh chúa địa phương, và thành Edo vẫn đang trong giai đoạn xây dựng. Nhưng sau năm 1603, Edo đã trở thành trung tâm của Nhật Bản và sự tăng trưởng kinh tế của thành thị này có một tác động sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản. Chính quyền biết được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa nền tảng kinh tế thành thị và đời sống người dân nên đã đưa ra một chính sách rất khác so với các lãnh chúa địa phương khác, những người cho xây dựng thành quách và đánh thuế người dân chỉ để phục vụ cho mục đích quân sự.

Cơ cấu về mặt kinh tế của thời kỳ này đã khá phức tạp. Giống như trong các hệ thống phong kiến khác dựa trên sản xuất nông nghiệp, thu nhập của chính quyền Tokugawa cũng dựa trước tiên vào nông nghiệp. Những người nông dân ở địa phương được trông đợi làm ra một lượng nông sản cần thiết nào đó. Gạo là lương thực chính ở Nhật Bản. Do đó, lợi tức thu được từ đất đai thường được tính bằng lượng gạo sản xuất được.

Có hai cách phân loại đất đai của nhà Tokugawa. Một dạng đất đai hoàn toàn thuộc về những người quan trọng trong chính quyền mà họ có thể sử dụng lợi tức từ đất đó theo ý mình. Một dạng đất đai khác hoàn toàn thuộc về chính quyền Tokugawa. Tất cả lúa gạo được sản xuất trên đất này được giữ trong một khu vực cất trữ của chính quyền. Sau đó, một phần gạo được chia cho nông dân và phần còn lại được bán cho thương nhân để chi trả chi phí duy trì các cơ sở công cộng, thành quách và những chi phí riêng của gia đình Tokugawa.

Đối với những người dân gốc ở đây, những chi phí của chính quyền Tokugawa đã tạo nên nền tảng kinh tế chính và sự lưu thông tiền tệ cũng tạo ra cơ hội kinh doanh. Do quan lại và võ sĩ là chìa khóa cho sự đô thị hóa nên tiền thu được trong dân chúng là để phục vụ chính quyền.

Các ngành kinh tế cơ bản được hợp nhất với các ngành dịch vụ và không có sự phân biệt đáng kể. Ngành dịch vụ quan trọng nhất là cung cấp lương thực thực phẩm. Gạo có thể được mua của chính quyền và bán lại cho người dân. Nhưng các dạng thực phẩm khác như cá lại có thể vận chuyển từ xa tới. Hầu hết các ngư dân đều sống dọc theo vịnh Edo và do đó không thể cung cấp một cách tương xứng một lượng lớn hải sản cho dân số ngày càng tăng. Các ngư dân của khu vực Kansai biết được cơ hội kinh doanh của họ là ở Edo nên đã chuyển đến đây. Mori Magoemon là một trong những ngư dân này. Ông đã được phép mở khu Tsukudajima để phát triển như một trung tâm của ngành đánh cá và thỏa thuận với chính quyền Tokugawa cung cấp cá cho những người làm công cho chính quyền và thực phẩm cho các cư dân trong thành. Ông đã phát triển một khu chợ tại Tsukudajima. Công việc kinh doanh của ông khá thành công nên có nhiều người theo nghề của ông. Cuối cùng, một người có tên Sakurai Sukegoro đã mở chợ cá tại Nihonbashi. Khu chợ này hoàn toàn là một tổ chức kinh doanh buôn bán. Sakurai kiểm soát phần

lớn thương nhân buôn bán cá tại thành thị này. Đây là bước phát triển đầu tiên của một tổ chức bán buôn tại Edo.

Trước năm 1603, Edo chỉ là jokamachi của một lãnh chúa địa phương

do Tokugawa vẫn là chư hầu dưới quyền Hideyoshi Toyotomi. Tuy nhiên, Ieyasu đã đặt những nền tảng vững chắc để nơi đây phát triển thành trung tâm quyền lực của toàn bộ Nhật Bản.

Tiểu kết: So với các thành thị khác, Edo phát triển muộn hơn nhưng

theo một cách rất khác biệt. Các thành thị Nhật Bản đầu tiên như: Nara, Kyoto… trên thực tế đã được xây dựng theo khuôn mẫu của thành thị Trung Hoa [9, tr. 356]. Từ thế kỷ XII, cùng với sự lớn mạnh các tập đoàn võ sĩ (bushidan, 武士団, võ sĩ đoàn) và chính quyền quân sự (bakufu, 幕府, mạc phủ), các thành thị này cũng lần lượt mất đi vai trò chính trị của nó. Ngoài việc bảo tồn những di sản văn hoá truyền thống và vẫn là địa bàn phát triển của một số ngành sản xuất thủ công, các thành thị cổ đại đã dần trở thành trung tâm tôn giáo và là nơi sinh sống của giới quý tộc. Trong khi đó, với một thể chế chính trị phong kiến phát triển theo khuynh hướng phân cực thì thủ phủ của các phiên (kokufu, 国府, quốc phủ) lại đảm đương những chức năng thực tế của chính quyền và giữ vị trí trọng yếu trong đời sống kinh tế, xã hội ở mỗi công quốc. Như vậy, cũng từ cuối thế kỷ XII, do nhu cầu chấn hưng tôn giáo và củng cố quyền lực của các tập đoàn quân sự địa phương nên nhiều thành thị đã có điều kiện phát triển. Tuy nhiên, những phát triển đó không thể vượt qua khuôn khổ một thể chế chính trị phong kiến sơ kỳ mà ở đó nhu cầu quản lý hành chính, quân sự vẫn là chức năng chủ yếu của nhiều thành thị.

Đến thế kỷ XIV-XV, cùng với mức độ tư hữu hóa ngày càng cao của chế độ kinh tế trang viên và sự nảy sinh của nhiều nhân tố xã hội mới, các thành thị như Nara, Kyoto lại có điều kiện phục hồi và trở thành trung tâm phát triển của một số ngành kinh tế Nhật Bản. Ngoài ra, các trung tâm chính

trị và tôn giáo khác như: Kagoshima, Yamaguchi, Funai... cũng khá phát triển. Những thành thị đó thể hiện sự lớn mạnh của chính quyền phong kiến địa phương cũng như quá trình tập trung sức mạnh kinh tế ở mỗi lãnh địa. Trong bối cảnh đó, các thành thị như Sakai, Hirano, Hakata... dường như thoát khỏi sự kiềm chế của chính quyền phong kiến. Sakai còn được mệnh danh là “Venice của Nhật Bản” nhưng những thành thị có thể đạt được sự phát triển độc lập như Sakai chỉ là hiện tượng đơn biệt và nó không thể trở thành khuynh hướng tất yếu cho thành thị Nhật Bản cận thế.

Tuy Edo phát triển muộn hơn nhưng phần lớn thành thị ở Nhật Bản lại đi theo mô hình phát triển của nó. Edo là thành thị lớn nhất trong số đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành thị nhật bản thời cận thế (qua nghiên cứu trường hợp EDO) b luận văn ths khu vực học (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)