Kinh doanh nhà trọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế xã hội ở phường trung hòa, quận cầu giấy, thành phố hà nội giai đoạn 1947 2014 (Trang 62 - 90)

2.2.2 .Tình hình kinh tế xã hội

3.2. Những chuyển biến kinh tế

3.2.3. Kinh doanh nhà trọ

Trong bối cảnh mới, khi khơng cịn quanh quẩn bên ruộng vườn, ao cá, cộng thêm tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường, người nơng dân Trung Hịa đã phải xoay sở với thời cuộc để tìm những kế mưu sinh mới, một trong số đó là kinh doanh nhà trọ.

Ông Nguyễn Đức Kha (71 tuổi, ngụ tại làng Trung Kính Thượng) cho biết: “Trước đây, tơi là bộ đội tham gia kháng chiến chống Mỹ. Khi đất nước thống nhất,

tôi làm cán bộ Ủy ban nhân dân, vợ con ở nhà làm nông nghiệp. Năm 1997, không cịn ruộng đất và tơi cũng đã nghỉ hưu, còn 400m2đất ở gần Cổng Đồng (ngõ 23 phố Nguyễn Thị Định hiện nay), thấy người ta có nhu cầu th trọ, tơi bàn với gia đình hùn vốn xây cất vài gian nhà lợp mái tôn cho thuê. Sau này, ngày càng đông người đến hỏi thuê trọ, chủ yếu là sinh viên, nên vợ tôi cho mở rộng quy mơ lên 25 phịng khép kín, mỡi phịng khoảng 1-1,8 triệu đồng/tháng”.

Ông bà Tâm – Trương (tổ 24, làng Trung Kính Thượng) kể: “Ngày xưa, cả

đời chỉ biết làm nơng nghiệp. Sau này trong làng có nhiều nhà rục rịch xây nhà cho thuê trọ, chúng tôi cũng xây vài gian. Sau này xây thêm một ngôi nhà to 2 tầng chia nhiều phịng cho sinh viên th. Cả gia đình chỉ ở 2 phịng tầng 1. Thu nhập khá hơn nhưng cũng phụ thuộc thời vụ2”. Cịn ơng bà Minh – Đễ ở cạnh nhà ông bà Tâm – Trương cho hay: “Nhà tơi có nhiều đất, nhưng hồi đó chưa có giá như bây

1 Số liệu của UBND phường.

giờ. Từ xưa đến nay chúng tơi có nghề làm lịng lợn tiết canh gia truyền, hàng ngày tôi làm lịng cịn bà nhà tơi đem bán ở cầu Trung Hịa. Nhưng sau này chính quyền không cho phép bán hàng rong ở đấy nữa nên tơi đầu tư xây một dãy phịng trọ rồi đến năm 2010 xây thêm vài dãy nữa”1 .

Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy trên địa bàn phường Trung Hòa ở cả 3 làng đều có rất nhiều khu nhà trọ, phân bố ở nhiều địa điểm trong khu dân cư gốc của các thơn. Ở Trung Kính Hạ tập trung nhiều nhà trọ nhất ở các ngõ gần trục đường Trần Duy Hưng, Nguyễn Chánh, ở Trung Kính Thượng tập trung ở khu vực ven đường Nguyễn Thị Định, Hồng Ngân, cịn Hịa Mục là ở các ngõ gần với tuyến đường như Lê Văn Lương, Nguyễn Ngọc Vũ. Các hình thức nhà trọ khá đa dạng, to nhỏ khác nhau, từ khu trọ bình dân cho dân lao động, sinh viên đến các chung cư mini cho dân văn phịng, cơng chức nhà nước v.v…

Theo nghiên cứu của Trần Thị Hồng Yến tại làng Trung Kính Thượng, có 1/3 số hộ gia đình được khảo sát có nhà trọ cho th.

Bảng 3.6: Tình hình cho th nhà trọ tại làng Trung Kính Thƣợng (khơng bao gồm khu đất mới giãn dân)tháng 6/2008(đơn vị: hộ)

STT Tổ Tổng số hộ gia đình Số hộ cho thuê trọ Hộ có >10 phịng Hộ có 5-10 phịng Hộ có <5 phịng Số phịng trọ ƣớc tính Số hộ mua đất ở làng gốc 1 19 70 31 3 8 20 150 25 2 20 90 25 1 4 20 100 13 3 21 80 18 0 3 15 70 9 4 25 73 25 0 7 18 110 5 5 26 84 30 3 5 22 135 8 Tổng 397 129 7 27 95 565 60 Nguồn: [99, tr.148]

Do điều kiện nằm trên những trục đường lớn và trọng yếu: Nguyễn Chí Thanh, Láng, Trần Duy Hưng, Lê Văn Lương, Vành đai 3 (đoạn Khuất Duy Tiến – Phạm Hùng) nên phường Trung Hịa thu hút đơng đảo các thành phần đến thuê trọ.

1 Tư liệu điền dã tháng 8/2016.

Những thành phần này thuê nhà theo nhiều hình thức khác nhau và phần nào phụ thuộc vào đặc điểm và tính chất cơng việc của họ.

Đối với những người lao động có thu nhập thấp, họ sẵn sàng ở trong các khu ngõ hẻm chật chội, nhà tạm bợ do tư nhân xây khơng có giấy phép theo quy hoạch. Đây là loại nhà phổ biến của người thu nhập thấp vì kiểu nhà này thường phân bố không theo trật tự nào: tường xây bằng gạch vôi kiểu cũ hoặc gạch tận dụng lại, mái lợp bằng phibrơximăng, tơn, ngói hoặc những vật liệu rẻ tiền như gỗ dán, xốp bọc nilon, nền nhà bên trong làm bằng đất lầm hoặc láng ximăng, gạch rẻ tiền, điện nước không được bảo đảm, thiếu ánh sáng. Loại nhà trọ cho người thu nhập thấp này trước đây rất phổ biến ở Trung Hịa, nhưng sau đó do đời sống của người dân được cải thiện nên đã ít dần đi.

Đối với những người làm việc trong khu vực nhà nước hoặc dân văn phịng, lao động có thu nhập khá, họ thường chọn những khu chung cư mini hoặc các nhà trọ có giá vừa phải nhưng có điều kiện sống đảm bảo, an ninh tốt. Loại nhà trọ này ở Trung Hòa rất phổ biến.

Thành phần học sinh học nghề, sinh viên là đối tượng thuê trọ nhiều nhất trên địa bàn phường Trung Hịa. Với vị trí nằm gần nhiều trường đại học lớn (Đai học Luật, Đại học Ngoại thương, Học viện ngoại giao, Học viện Hành chính Quốc gia) và bản thân phường cũng là địa bàn có nhiều trường đại học (Đại học Lao động – Xã hội, Đại học Phương Đông) và các trường cao đẳng, trung cấp dạy nghề khác, Trung Hịa có nguồn sinh viên dồi dào ln có nhu cầu về nhà ở. Bởi lẽ học sinh, sinh viên từ các tỉnh, thành trong cả nước lưu trú học tập tại Hà Nội đều có nhu cầu thuê nhà, nhưng ký túc xá của các trường rất eo hẹp, chỉ đáp ứng được một tỷ lệ nhỏ nhu cầu của sinh viên. Tận dụng yếu tố này, người dân Trung Hịa đã dùng chính những ngơi nhà ngang của mình hoặc xây thêm những dãy nhà cấp 4 để cho sinh viên thuê. Giá thuê từng thời điểm khác nhau, từ 500 – 800 nghìn/tháng (năm 2008), 1 triệu – 1,5 triệu đồng/tháng (năm 2010). Đa số các gia đình có đến 5 phịng cho th. Một số gia đình có đất thổ cư chật hẹp, không xây được nhà trọ riêng nên tận dụng không gian chiều cao, xây 4-5 tầng, cho thuê các tầng trên cịn gia đình chỉ

ở tầng 11. Một số ít gia đình đất rộng (như nhà ơng Nguyễn Đức Kha), có vài chục phịng, thu nhập tới vài chục triệu đồng/tháng. Do nguồn thu nhập từ cho thuê phòng trọ khá ổn định, có hộ gia đình đã chuyến sang xây dựng quy mô lớn hơn, cao từ 3 – 4 tầng.

Trong những năm từ khoảng 2005 trở đi, do thị hiếu của người dân nói chung thay đổi, muốn riêng tư và thoải mái, nên mơ hình chung cư mini đã ra đời và trở thành khuynh hướng trong kinh doanh nhà trọ ở các đơ thị lớn. Mơ hình này có những ưu điểm như: phịng khép kín (đầy đủ khu vệ sinh, bếp nấu), có trang thiết bị chu tồn (giường, tủ, bàn ghế, gương…ở một số nơi trang bị điều hịa và bình nước nóng), khơng có giờ giới nghiêm, yên tĩnh, an ninh tốt v.v… Cả 3 làng thuộc phường Trung Hịa đều đang có xu hướng xây dựng các chung cư mini kiểu này.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, trên địa bàn phường Trung Hòa xuất hiện số lượng lớn người nước ngồi. Theo số liệu của Cơng an phường Trung Hòa, năm 2010, số người nước ngoài tạm trú trên địa bàn là 1.026 người với 28 loại quốc tịch khác nhau. Công an phường đã xây dựng hồ sơ quản lý, lập danh sách và theo dõi chặt từng hộ có nhà cho người nước ngồi th. Trong khu vực làng Trung Kính Thượng và Hịa Mục có nhiều dạng nhà trọ, nhà khách, chung cư mini phục vụ người nước ngoài đã ra đời và hoạt động được một thời gian khá lâu. Mơ hình này có đặc điểm là: rộng rãi, sạch sẽ, có ban cơng, kệ bếp, trang thiết bị hiện đại (điều hòa nhiệt độ, tivi, bình nước nóng, bồn tắm, wifi v.v…), một số nhà có người dọn dẹp vệ sinh, lễ tân và bảo. Giá thuê một căn hộ/phòng dao động từ 5-12 triệu đồng/tháng.

3.2.4. Buôn bán và dịch vụ

Ngồi kinh doanh nhà trọ, để thích nghi với sự thay đổi sau cuộc chuyển đổi từ làng xã thành phường với lối sống kinh tế thị trường, người dân Trung Hòa đã dần tạo lập được những cơ sở buôn bán, dịch vụ. Nhờ sự hỗ trợ của chính quyền phường, từ đầu những năm 2001, các hoạt động kinh doanh, dịch vụ được đẩy

1 Như nhà ông bà Tâm – Trương (làng Trung Kính Thượng) mặc dù khá rộng (khoảng 100m2) nhưng họ vẫn chỉ ở tầng 1 và cho th tầng trên vì họ cũng khơng có nhu cầu ở rộng thêm.

mạnh. Trong phường khi đó có 40 hộ sản xuất cơng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ như sản xuất gia công các loại sản phẩm về cơ khí, làm cửa sắt, cửa hoa, nhơm kính, sản xuất giày vải; và có gần 300 hộ tổ chức kinh doanh dịch vụ, doanh thu đạt 7 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2000, năm 2004 tăng 54% so với năm 2003 [2, tr.130 – 131]. Mơ hình kinh tế hỡn hợp giữa sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với buôn bán, dịch vụ đã tạo ra một động lực và khơng khí làm việc sơi nổi cho người nơng dân Trung Hịa khi khơng cịn ruộng đất để sản xuất nông nghiệp. Đa số người dân mất đất sau đó đã chuyển sang làm buôn bán nhỏ, dịch vụ. Những công việc như bán hàng cơm, quán phở, hàng quà vặt, bán nước bên đường v.v…tuy thu nhập khơng cao, chỉ vài ba chục hay trăm nghìn đồng mỗi ngày, nhưng tất cả chi tiêu sinh hoạt gia đình đều trơng vào đó.

Năm 2008, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Hà Nội tăng trưởng bình quân hàng năm 23% [6, tr.59] và tiếp tục tăng trưởng đều đặn các năm về sau. Ở Trung Hòa, các cơ sở kinh doanh dịch vụ cũng nối nhau mọc lên, đặc biệt trong bối cảnh lượng người nhập cư vào địa bàn ngày càng đơng. Năm 2008, làng

Trung Kính Thượng có 3.037 nhân khẩu1, ngồi ra cịn có số lượng lớn người tạm

trú, trong đó có khơng ít người nước ngoài. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của lượng dân cư ngày một tăng, và cũng để tạo ra nguồn thu nhập cho chính bản thân, người dân Trung Hòa đã tổ chức các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ngay tại nơi mà mình sinh sống.

Dọc những con đường ven làng và trong làng có rất nhiều cửa hàng, cửa hiệu theo mơ hình “nhà ở - cửa hàng”, tức là khu vực nhà ở chia làm khu để ở đằng sau và khu bán hàng phía trước. Đây là mơ hình khá phổ biến ở Hà Nội. Người bán hàng thường là phụ nữ tầm tuổi trung niên. Trước đây, họ là những nông dân quanh năm tần tảo nắng mưa bên ruộng đồng, sau khi mất đất thì gia nhập đội ngũ bn bán nhỏ, dần dần mở được những cơ sở kinh doanh những mặt hàng gia dụng, lương thực, thực phẩm và cung cấp các dịch vụ khác cho những người sống và trọ

xung quanh làng. Những người đàn ơng thì thường làm những cơng việc địi hỏi sức lực và nặng nhọc hơn chút, như bán ga và bếp ga, vật liệu xây dựng v.v…

Bảng 3.7: Số lƣợng cửa hàng kinh doanh tại làng Trung Kính Thƣợng tháng 6/2008(đơn vị: cửa hàng)

STT Hình thức kinh doanh Số lượng

cửa hàng Gia đình tự kinh doanh

Cho người

làng thuê Cho người nơi khác thuê

1 Ăn uống, thực phẩm 61 37 3 21

2 Tạp phẩm 16 11 3 2

3 Vật liệu xây dựng 16 3 1 12

4 May mặc, quần áo 10 2 1 7

5 Nhà nghỉ 10 3 0 7

6 Cắt tóc, gội đầu 9 2 0 7

7 Rửa, chữa xe máy 5 5 0 0

8 Internet, tin học 6 2 0 4

9 Các công ty cho thuê 6 0 0 6

10 Bán ga và bếp ga 3 1 0 2

11 Bưu điện 1 0 0 1

12 Cho thuê truyện 2 1 0 1

13 Bất động sản 2 0 0 2 14 Hiệu thuốc 3 0 0 2 15 Photocopy 2 0 0 1 16 Cầm đồ 1 0 0 1 17 Chụp ảnh 1 0 0 1 18 Khám nha khoa 1 0 0 0 19 Nhà trẻ tư 1 0 0 1

20 Chữa điện thoại 1 2 0 0

Tổng 158 71 9 78

Tỷ lệ (%) 100 44.93 5.70 49.37

Nguồn: [99, tr.148]

Trong bảng trên, có thể thấy, các loại hình kinh doanh dịch vụ có số lượng nhiều nhất là bán hàng ăn uống, thực phẩm, tạp phẩm, vật liệu xây dựng. Người kinh doanh đa số là người làng, một số từ nơi khác đến thuê. Cũng theo số liệu điều tra của Trần Thị Hồng Yến, tổng số 158 cửa hàng trên là của 140 hộ kinh doanh,

trong đó có 124 hộ có 1 cửa hàng, thu nhập từ 2 đến 4 triệu đồng/tháng; 14 hộ có 2 cửa hàng, thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng/tháng và 2 hộ có 3 cửa hàng, thu nhập từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng. Như vậy, thu nhập trung bình của đa số các hộ kinh doanh vào khoảng 2 đến 4 triệu đồng/tháng.

Sau lần điều chỉnh địa giới hành chính năm 2008, địa phận thủ đơ Hà Nội được mở rộng trên quy mô lớn, biến thủ đô thành địa phương rộng nhất cả nước (diện tích gấp 3,6 lần trước khi mở rộng) [6, tr.7]. Dân di cư từ các nơi khác đổ về Hà Nội ồ ạt khiến cho dân số khu vực nội thành tăng lên nhanh chóng. Dân số trung

bình của phường Trung Hịa năm 2013 ước tính là 35.000 người1. Nguồn tăng đáng

kể của các thành phần dân cư cũng tác động mạnh mẽ tới các hoạt động kinh doanh, buôn bán tại đây.

Bảng 3.8: Số lƣợng cửa hàng bn bán, dịch vụ tại làng Trung Kính Thƣợng2 tháng 12/2014. (đơn vị: cửa hàng)

STT Mặt hàng/dịch vụ Số

lƣợng STT Mặt hàng/dịch vụ lƣợng Số

1 Tạp hóa 28 16 Gia cơng nhơm, kính 3

2 Sửa chữa xe máy 9 17 Hoa quả 7

3 Nhà thuốc 8 18 Bàn ghế, phông bạt 3

4 May mặc, quần áo 37 19 Ăn uống 35

5 Vật liệu xây dựng 4 20 Cà phê 10

6 Quán bia 3 21 Nhà nghỉ 24

7 Quán internet 6 22 Photocopy 3

8 Văn phòng phẩm 3 23 Phòng khám tư nhân 3

9 Giặt là 15 24 Nhà trẻ tư thục 4

10 Bán ga, bếp ga 2 25 Tiệm bánh 5

11 Cắt tóc (nam) 6 26 Gạo, đồ khô 6

12 Làm tóc, móng, spa (nữ) 37 27 Nha khoa 1

13 Mỹ phẩm 6 28 Sim thẻ, điện thoại 8

14 Điện thoại 5 29 Kim hoàn 3

15 Điện máy, điện lạnh 4 30 Nước uống 2

Tổng số: 290 Nguồn: Tư liệu điền dã tháng 12/2014

Đối chiếu 2 bảng thống kê (năm 2008 và năm 2014) có thể thấy sự tăng lên về số lượng các cơ sở buôn bán, đồng thời cũng đa dạng hơn về chủng loại mặt

1 Số liệu UBND phường Trung Hịa.

2 Chúng tơi chỉ khảo sát dọc theo con đường chính của làng Trung Kính Thượng, bao gồm cả những ngõ ngách -vốn là những đường xương cá trước đây của làng, chạy từ cổng chính của làng cho đến địa phận giáp với làng Hịa Mục. Chúng tơi khơng thống kê số lượng cửa hàng ở những con phố mới ra đời sau khi xã Trung Hòa được chuyển thành phường, như: phố Nguyễn Ngọc Vũ, Nguyễn Thị Định, Hoàng Ngân, Trần Duy Hưng, Lê Văn Lương.

hàng, dịch vụ kinh doanh. Một số mặt hàng có sự gia tăng đột biến về số lượng như: may mặc/quần áo, các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ (làm tóc, làm móng, spa, mỹ phẩm), giặt là, nhà nghỉ. Các mặt hàng kinh doanh đa dạng cũng phần nào phản ánh nhu cầu và mức sống của cư dân được tăng lên. Đặc biệt các cửa hàng internet, cắt tóc, gội đầu, ga và bếp ga, phòng khám nha khoa, bưu điện, báo chí, chụp ảnh…chỉ mới xuất hiện sau khi làng chuyển thành phố.

3.2.5. Bán đất

Trong khoảng 20 năm trở lại đây, cụm từ “sốt đất” đã được báo chí và truyền thơng phản ánh khơng ít lần. Tại địa bàn Hà Nội, sự gia tăng nhanh chóng của dân số cơ học đã dẫn đến nhu cầu lớn về nhà ở. Đồng thời, chính sách đổi mới của Đảng đã giúp cho sự trao đổi buôn bán ngày một phát triển. Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ mọc lên như nấm. Đòi hỏi về đất ở, đất thuê và các loại đất phục vụ các nhu cầu của người dân cũng nhiều hơn trước. Bên cạnh đó, nạn đầu cơ cũng đã châm ngịi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế xã hội ở phường trung hòa, quận cầu giấy, thành phố hà nội giai đoạn 1947 2014 (Trang 62 - 90)