Tích cự c:

Một phần của tài liệu Đề tài “Một số vấn đề về chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới” pdf (Trang 56 - 57)

- Thứ nhất, sự tăng trưởng của các ngành sản xuất là tiền đề cho xuất khẩu, trước hết là sự tăng trưởng của các ngành nông nghiệp, thuỷ sản và công nghiệp.

- Thứ hai, môi trường pháp lý từng bước được hoàn thiện đã khuyến khích các ngành, các thành phần kinh tế trong đó có khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài và khu vực tư nhân tham gia đầu tư. Năm 1987 Luật đầu tư nước ngoài được thông qua. Năm 1991, Nhà nước ban hành quy chế các hoạt động của các khu chế xuất, khu công nghiệp với các điều kiện ưu đãi cho các nhà đầu tư.

Đầu những năm 90, những đơn vị tham gia xuất khẩu còn phải đáp ứng các

điều kiện về vốn tối thiểu (200 nghìn USD), giấy phép kinh doanh, giấy phép xuất nhập khẩu, giấy phép vận chuyển, nhưng đến năm 1996 Nhà nước đã bãi bỏ giấy

phép xuất nhập khẩu chuyến (Nghị định 89/CP ngày 15/12/1995); năm 1997 Chính

phủ khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu cả những hàng hoá ngoài đăng kí,

các hàng hoá mua của các đơn vị khác (Quyết định số 28/TTg ngày 13/01/1997);

năm 1998 Quyết định 55/1988/QĐ - TTg cho phép các doanh nghiệp được xuất

khẩu hàng hoá thuộc đăng kí kinh doanh của mình mà không cần giấy phép nhập khẩu, trừ một số mặt hàng cần quản lý đặc biệt của Nhà nước. Các chính sách khác như: hỗ trợ tín dụng cho người xuất khẩu, thưởng cho các đơn vị tham gia xuất khẩu mặt hàng mới, giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất cũng tác động nhiều tới người sản xuất và xuất khẩu.

trình minh bạch hoá và nhất quán, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua lịch trình giảm thuế, loại bỏ hạn chếđịnh hướng theo khuôn khổ CEPT/AFTA cũng như các Hiệp định khác và việc thực hiện tiến trình này cũng góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu gia tăng trong những năm vừa qua.

-Thứ tư, những biến động thị trường và biến động giá cả thế giới cũng có lợi cho hàng hoá xuất khẩu của ta. Tuy mang tính khách quan, nhưng yếu tố này không kém phần quan trọng vì nó tác động tới hai mặt hàng chủ lực của ta là gạo và dầu thô. Đó là biến động thị trường có lợi cho xuất khẩu gạo của ta năm 1998, 1999 khi một số nước trong khu vực như Indonesia, Philippin... gặp khó khăn về sản xuất lương thực. Biến động quan trọng nữa là sự tăng giá dầu thô trên thị trường thế giới từ cuối năm 1999 và đặc biệt cao vào năm 2000. So với giá bình quân của năm 1997 là năm không có biến động nhiều, chỉ số giá của mặt hàng dầu thô tăng 65% và việc xuất khẩu năm 2000 đạt khá cao một phần quan trọng là do nguyên nhân này.

Một phần của tài liệu Đề tài “Một số vấn đề về chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới” pdf (Trang 56 - 57)