1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm.
1.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm.
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của đề tài đối với đối tượng HS mà mình áp dụng. Thông qua phương án đã đưa ra, cùng với việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập và kiểm tra đánh giá nhằm hướng đến mục đích nâng cao hiệu quả dạy học, HS biết tự tìm tòi, chủ độngvà sáng tạo hơn trong quá trình học tập. Và từ việc tiến hành thực nghiệm, so sánh đối chiếu kết quả mà HS đạt được, chúng ta rút ra được những bài học, những điều chỉnh hợp lý về nội dung kiến thức cũng như PPDH sao cho phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh đặc biệt là thời điểm dịch bệnh như hiện nay.
1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm.
Với mục đích TNSP nêu trên, chúng tôi đã xác định các nhiệm vụ TNSP như sau: - Chọn đối tượng để TNSP.
- Xác định nội dung và phương pháp TNSP.
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi khảo sát hoặc bài kiểm tra đánh giá. - Lập kế hoạch và tiến hành TNSP.
- Xử lý kết quả TNSP và rút ra kết luận.
2. Tiến hành TNSP
2.1. Chọn đối tượng TNSP
Để đảm bảo tốt cho việc so sánh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có ý nghĩa chúng tôi chọn nguyên lớp và chọn ngẫu nhiên, đối tượng TNSP là học sinh lớp 12 tại trường THPT Quỳ Hợp 3. Nhóm thực nghiệm là lớp 12C2 và 12C4 (tổng số 80 HS), nhóm đối chứng là lớp 12C3,12C5 (Tổng số 80 HS). Về trình độ, chất lượng học lực và điều kiện tổ chức dạy học ở các lớp này ở mức trung bình khá và được đánh giá là tương đương.
Bảng 1. Số liệu HS các mẫu được chọn để TNSP (THPT Quỳ Hợp 3)
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số
12C2 39 12C3 39
12C4 41 12C5 41
2.2. Nội dung TNSP
Trong quá trình giảng dạy tại lớp thực nghiệm và dự giờ ở các lớp đối chứng, tôi ghi nhận các hoạt động của GV và HS theo các nội dung sau:
năng lực, tình tích cực và khả năng tự học.
- Tính tích cực nhận thức của HS (thông qua quan sát thái độ, trạng thái tâm lí sự hiện diện trên nét mặt của HS, tinh thần hăng say học tập, tính tự giác thực hiện các hoạt động…).
- Các điều kiện về thiết bị, phương tiện chuẩn bị cho việc rèn luyện và bồi dưỡng năng lực cho học sinh.
- Kết quả nhận được sau khi tiến hành thực nghiệm thông qua phiếu khảo sát và phiếu kiểm tra.
3. Kết quả thực nghiệm sư phạm
Qua việc quan sát thái độ HS và thực Phiếu kiểm tra 15 phút (phụ lục 2) chúng tôi có nhận thấy việc thiết kế, sử dụng PHT và vận dụng kĩ thuật Khăn trải bàn vào dạy học bài “Cực trị của hàm số” – Giải tích 12 hiệu quả hơn hẳn so với tiết dạy theo phương pháp truyền thống, cụ thể là:
- Trong quá trình giảng dạy, GV đã tạo điều kiện để HS tự giác học tập, học tập nhóm, tiến hành trao đổi và thảo luận, bày tỏ ý kiến và ý tưởng theo hỗ trợ của PHT và kĩ thuật dạy học tích cực, nhờ vậy không khí học tập trở nên sôi nổi, tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn.
- Ngoài ra các em được trình bày thắc mắc, được giải đáp các câu hỏi qua quá trình học tập để từ đó phát triển ngôn ngữ, tư duy và ghi nhớ đầy đủ nhất.
- Từ việc tự nghiên cứu các vấn đề, các câu hỏi dựa trên thảo luận, HS tự tìm tòi và phát hiện tri thức nên dễ ghi nhớ, tránh được những sai sót đáng tiếc.
Tiến hành khảo sát thông qua phiếu khảo sát (Phiếu kiểm tra 15 phút), chúng tôi thu được bảng sau:
Bảng 2. Kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau thực nghiệm.
Đối tượng
Điểm bài kiểm tra
Điểm 1-2 Điểm 3-4 Điểm 5-6 Điểm 7-8 Điểm 9-10
SL % SL % SL % SL % SL %
Lớp đối chứng
(80HS) 5 6,2 16 20 32 40 19 23,8 8 10 Lớp thực
Biểu đồ: So sánh kết quả giữa nhóm lớp thực nghiệm và nhóm lớp đối chứng. Phân tích, nhận xét kết quả kiểm tra, thái độ tiếp thu học tập và tính sáng tạo:
- Về kết quả học tập: Đối chiếu kết quả thu được từ bài kiểm tra 15 phút của 2 lớp cùng bài kiểm tra 15 phút (phụ lục 4) chúng tôi nhận thấy: Lớp thực nghiệm có kết quả bài kiểm tra cao hơn hẳn so lớp đối chứng. Nhóm lớp thực nghiệm có 85% đạt điểm từ trung bình trở lên, với 58,7% đạt điểm khá, giỏi. Trong khi đó, nhóm lớp đối chứng có 73,8% đạt điểm từ trung bình trở lên, với 33,8% đạt điểm khá, giỏi.
- Về thái độ:
Các lớp đối chứng: Khi tiếp cận các khái niệm mới về cực trị, các em chưa
phân biệt được và dễ bị nhầm lẫn giữa các khái niệm đó. Vậy nên đúng trước các bài tập trắc nghiệm, nhiều em rất lúng túng trong cách lựa chọn đáp án. Nhiều điểm chưa được phân tích trong SGK nên các em không biết lựa chọn đáp án thế nào. HS khi được hỏi về các khái niệm phản xạ còn chậm, tư duy trực quan bị hạn chế. Đối với bài tập tự luận đi tìm cực trị của một số hàm cơ bản, một số học sinh chưa nắm thành thạo quy tắc, các bước còn thao tác lúng túng, lời giải chưa ngắn gọn, trọng tâm.
Các lớp thực nghiệm: Đa số HS đều hứng thú và thoải mái khi tham gia vào
tiết học. Tiết học trở nên sôi nổi, HS hào hứng thảo luận để lĩnh hội kiến thức bài học. Khả năng vận dụng bài tập và giải toán linh hoạt hơn, có sự sáng tạo hơn. Một số em trình bày lời giải gọn gàng, rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hầu hết các em đều biết vận dụng lý thuyết để trả lời các câu hỏi một cách sáng tạo và logic. Các khái niệm về cực trị được ghi nhớ rạch ròi, thấu đáo.
- Về tính sáng tạo: Ở các lớp thực nghiệm, HS có cơ hội phát huy sự sáng tạo của bản thân trong việc thiết kế các bài toán, điều này giúp phát triển năng lực tự học và sáng tạo của mỗi HS
Từ những phân tích trên, một lần nữa khẳng định tính hiệu quả của đề tài mang lại không chỉ phát huy năng lực tự học, hợp tác mà còn phát triển chất lượng học tập của HS.
Bên cạnh đó, ở cả hai lớp vẫn còn có những học sinh chỉ dừng lại ở việc bắt chước một số bài tập mẫu, chưa hiểu rõ bản chất vấn đề và chỉ làm được các bài đơn giản trong đề kiểm tra. Một số em chưa thực sự tự lập trong giải toán, còn phụ thuộc vào các dạng cố định đã được làm, chưa có sự tư duy vận dụng linh hoạt trong giải toán. Một số em học tập và làm việc theo nhóm chưa hiệu quả, vấn đề tự giác học tập ở nhà còn phải nhắc nhở nhiều.
Kết luận
Kết quả thực nghiệm bước đầu đã thể hiện tính hiệu quả và tính khả thi của sáng kiến. Các nội dung kiến thức được trình bày trong sáng kiến tương đối nhẹ nhàng, phù hợp với đặc điểm và đối tượng HS miền núi. Cách thay đổi PPDH và vận dụng giải pháp tích cực đã tạo động lực và “tiếp sức” cho các em nâng cao ý thức học tập, phát huy tinh thần sáng tạo, học hỏi. Một khi các em có động lực, niềm hứng khởi thì việc học Toán nói chung và các nội dung về Cực trị của hàm số nói riêng sẽ đơn giản, hiệu quả hơn rất nhiều!