3. Kỹ thuật truyền cảm hứng cho học sinh giải bài tập Toán bằng tiếng Anh
4.2. Equation of Circle – Phương trình đường tròn
Khi dạy 2 chủ đề này tác giả áp dụng các kĩ thuật đã nêu trên một cách phù hợp nhằm gây hứng thú cho học sinh trước, trong và sau giờ học.
5.Một số biện pháp sư phạm phát triển kĩ năng tốn học bằng tiếng Anh
Một trong những văn hóa của việc học tại Mỹ mà chúng ta nên học tập đó là sự giao tiếp giữa giáo viên và học sinh. Khác với cách dạy truyền thống một chiều xảy ra trong rất nhiều lớp học ở Việt Nam, chúng ta nên tổ chức lớp học một cách mở và bình đẳng hơn. Chúng ta có thể thống nhất với học sinh là có thể ngắt lời giáo viên để hỏi bất cứ những vấn đề gì chưa hiểu hoặc là hỏi sau mỗi tiết. Tơi thì thích cách đầu tiên hơn vì tơi sợ khi học sinh khơng hiểu một vấn đề gì hoặc khơng hiểu một thuật ngữ gì thì sẽ làm ảnh hưởng đến tồn bộ bài giảng. Vì vậy tơi cho phép học sinh ngắt lời tôi và hỏi các vấn đề. Việc này tất nhiên có ảnh hưởng đến bài giảng nhưng lợi ích của nó quan trọng hơn: học sinh hào hứng với bài giảng và khơng khí trong lớp học sơi nổi và khuyến khích học sinh giao tiếp với thầy giáo nhiều hơn.
Khác với các môn học khác, trong giờ dạy lý thuyết mơn Tốn, phấn trắng và bảng đen vẫn là sự lựa chọn tốt nhất. Học sinh sẽ chỉ hiểu được những vấn đề khó trong lý thuyết Tốn bằng cách thơng qua các biến đổi tốn học được trình bày từng bước trên bảng và khi viết chúng vào vở. Với những vấn đề quan trọng và khó, đơi khi việc giảng bằng tiếng Việt cũng không phải dễ dàng để giúp các em hiểu được mấu chốt vấn đề, chứ khơng nói gì đến việc giảng bằng tiếng Anh. Do vậy, nếu cần thiết các thầy cô nên chuyển sang giảng bằng tiếng Việt những phần này. Các thầy cô đừng do dự làm việc này, nhất là khi giảng bài mà quan sát thấy đa số học sinh của lớp có vẻ chưa nắm được vấn đề đang được giảng, bởi vì suy cho cùng thì chúng ta vẫn đặt mục tiểu giảng dạy nội dung Tốn là quan trọng nhất.
Để một thầy cơ bắt đầu thực hiện giảng bài bằng tiếng Anh đạt được chất lượng đủ tốt thì thầy cơ đó phải trải qua việc soạn bài và thực hiện giảng dạy ít nhất là một năm liên tục. Do đó, trong năm đầu tiên, các thầy cô sẽ cảm thấy một gánh nặng tâm lý và các thầy cô phải nỗ lực luyện tập nhiều. Áp lực đó sẽ là như nhau đối với mỗi một bài học mới. Tuy nhiên, khi giảng lại bài học đó lần thứ hai, hoặc lần thứ ba sau đó một thời gian, các thầy cơ sẽ thấy nó trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Và sau một số lần, các thầy cô sẽ thấy mình có thể giảng bài đó một cách tự nhiên gần như là giảng bài bằng tiếng Việt.
Các bước giảng bài bằng tiếng Anh (cho giờ dạy lý thuyết)
anh thường được sử dụng thơng qua hình ảnh và đoạn văn bản bằng tiếng Anh về vấn đề liên quan đến bài học, phần này thường nên cho làm việc nhóm 2 người để người học hỗ trợ nhau và tiết kiệm thời gian. Việc làm này sẽ giúp người học ghi nhớ lâu hơn so với việc ta giới thiệu thuật ngữ và nghĩa bằng tiếng việt ngay khi bắt đầu bài học.
Bước 2: Giới thiệu các khái niệm và tính chất tốn học. Việc này nên kếp
hợp với hình ảnh nhiều nhất có thể để người học có thể hiểu vấn đề mà không cần phải dịch ra tiếng Việt. Nếu khả năng người học chưa thể thành thạo ngôn ngữ thì người dạy nên trú trọng vào hệ thống câu hỏi dẫn dắt để người học trả lời và tìm ra được câu trả lời. Qua việc đặt câu hỏi người học cũng sẽ có điểm tựa để đưa ra câu trả lời và qua đó người học học cả cách đặt câu hỏi.
Bước 3: Đưa ra các bài tập cơ bản về việc xác định các đối tượng trong định
nghĩa, tính chất, chưa đòi hỏi phải lập luận nhiều. Yêu cầu người học đưa ra đáp án bằng các câu trả lời đầy đủ. Có thể sử dụng các ứng dụng như Quizizz, wheelofname, google form, geogebra,….
Bước 4: Đưa ra các bài tập nâng cao dần theo yều kiến thức của việc kiểm tra
và thi cử. Bắt đầu bằng các phiếu trả lời điền khuyết để người học làm quen với cách viết ngơn ngữ. Có thể sử dụng ứng dụng padlet hoặc azota.
Bước 5: Giao bài tập về nhà và nhiệm vụ của buổi học sau. Có thể sử dụng
ứng dụng padlet, azota hoặc google form.
Trong thực tế, người dạy cần linh hoạt tùy vào khả năng ngôn ngữ của học sinh và của chính người dạy để có sự phù hợp, khơng gây ra tình trạng nhàm chán.
5.1.Biện pháp 1: Khai thác khả năng gợi động cơ trong các hoạt động dạy
học để gây hứng thú cho học sinh.
Việc dạy học mơn Tốn cũng được biết đến như việc dạy một ngơn ngữ mới, một ngơn ngữ đặc biệt có đóng góp quan trọng trong việc diễn tả các sự kiện, phương pháp trong nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa hoc và phục vụ cho các hoạt động gắn liền với thực tiễn được diễn ra trong cuộc sống hàng ngày xung quanh chúng ta. Như vậy việc học Toán cũng là một khó khăn đối với hoc sinh mà bây giờ hoc sinh cần học mơn Tốn bằng tiếng Anh là một mức độ khó khăn hơn. Do đó việc tạo động cơ để gây hứng thú cho học sinh trong việc học Toán bằng tiếng Anh là rất quan trọng. Trong quá trình dạy Toán bằng tiếng Anh cho học sinh, giáo viên cần phải tích cực tìm tịi nghiên cứu để tìm ra phương pháp phù hợp và hiệu quả. Từ đó xây dựng một phương pháp giảng dạy để tác động tích cực đến học sinh, giúp học sinh thấy việc học khơng cịn là nhiệm vụ phải hoàn thành mà là sự say mê, hứng thú học tập và nghiên cứu từ đó tác động mạnh mẽ đến sự tư duy của bản thân học sinh. Chỉ khi học sinh có hứng thú thật sự với việc học Tốn thì mới nhận thấy sự hấp dẫn của nội dung Tốn học cũng như sẽ tự tìm tịi những phương pháp để khám phá nội dung đó.
Trong mỗi tiết học, giáo viên không chỉ truyền đạt nội dung kiến thức theo các tài liệu đã có sẵn trong sách một cách máy móc, dập khn làm cho học sinh tiếp nhận kiến thức một cách thụ động mà cần phải gây được hứng thú hoc tập cho học sinh bằng cách thu hút các em vào những hoạt động của mình trong tiết học. Trong đó, các trị chơi được sử dụng với mục đích học tập là một hoạt động mà học sinh rất hứng thú trong tiết học. Bên cạnh việc dạy kiến thức, giáo viên có thể lồng ghép các trị chơi có nội dung tốn học lý thú và bổ ích phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh. Thơng qua những trị chơi như vậy học sinh sẽ thấy việc lĩnh hội kiến thức Toán dễ dàng hơn và cũng củng cố được kiến thức một cách vững vàng. Từ đó tạo cho các em niềm say mê và hứng thú hơn trong giờ học và thấy mơn Tốn khơng cịn nặng nề khô khan.
Bên cạnh việc tổ chức trò chơi, giáo viên cũng cần giúp học sinh cảm nhận được vai trị của Tốn học đối với đời sống và các ngành khoa học khác. Trong mỗi tiết học giáo viên cần lồng ghéo thêm các ví dụ thực tiễn liên quan đến bài học để học sinh cảm thấy những kiến thức đang học gần gũi với đời sống hàng ngày từ đó cảm thấy hào hứng hơn khi học bài học đó.
Tuy nhiên, trước khi muốn lồng ghép trị chơi hay ví dụ thực tiễn vào bài học thì giáo viên phải đảm bảo học sinh nắm được những kiến thức cơ bản của bài học. Trong khi dạy, giáo viên chú ý dạy từ kiến thức dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp dựa trên chuẩn kiến thức để giúp học sinh nắm được nội dung cơ bản, trọng tâm của từng bài. Đối với những nội dung trọng tâm, giáo viên cần thực hiện nhắc lại nhiều lần và đặt vấn đề tương tự để học sinh dựa trên kiến thức đó để giải quyết. Giáo viên cần chú ý tránh dạy học vòng vo, xa rời kiến thức trọng tâm làm cho học sinh khó tiếp thu mà cần truyền đạt một cách ngắn gọn, cô đọng nhưng phải đảm bảo đầy đủ và chính xác để giúp học sinh ôn tập được dễ dàng.
5.2.Biện pháp 2: Các kĩ thuật rèn luyện để nâng cao vốn từ toán học.
Khi học Tốn bằng tiếng Anh thì từ vựng là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với học sinh. Nếu học sinh có vốn từ vựng tốt thì sě dễ dàng đọc hiểu được nội dung của bài toán cũng như biết cách trình bày lời giải mạch lạc, logic. Để hỗ trợ học sinh trong việc củng cố vốn từ vựng của mình, giáo viên cần có những phương pháp dạy phù hợp để nâng cao vốn từ vựng Toán học bằng tiếng Anh cho học sinh để quá trình dạy và học được diễn ra thuận lợi hơn. Dưới đây là một số biện pháp giáo viên có thể sử dụng để giúp học sinh nâng cao vốn từ:
Kỹ thuật sử dụng bức tường từ (Word wall) Kỹ thuật sử dụng sơ đồ tư duy (Mindmap)
Khi học Tốn bằng tiếng Anh cũng chính là việc các học sinh được học thêm một ngôn ngữ mới. Trong việc dạy và học ngơn ngữ thì từ vựng là một trong những thành tố quan trọng để tạo thành hệ thống kiến thức ngơn ngữ và đóng vai trị là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển các kỹ năng khác. Để hỗ trợ học sinh trong việc học từ vựng Tốn bằng tiếng Anh, giáo viên có thể cùng với học sinh xây dựng cho mình một cuốn từ điển từ vựng riêng của lớp. Dưới đây là một số cách chia từ vựng để xây dựng được một từ điển.
Kết luận chương 2
Các phương pháp kỹ thuật đã trình bày sě có đóng góp khơng nhỏ trong việc giúp học sinh học tốt hơn cũng như giúp giáo viên giảng dạy đạt hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, giáo viên cũng sử dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy và chú ý hệ thống bài tập Toán bằng tiếng Anh rõ ràng sě giúp học sinh cảm thấy hứng thú hơn trong giờ học. Vì vậy giáo viên phải không ngừng sáng tạo và học hỏi những ứng dụng mới để thiết kế bài giảng đa dạng, phong phú và sinh động. Từ đó giúp học sinh tiếp cận dễ dàng với nội dung bài học cũng như khơi dậy được sự yêu thích mơn Tốn cũng như môn tiếng Anh.