HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT VÀ BAO TIÊU SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu TrunQue docx (Trang 25 - 27)

Ngày nay nghề nuôi trùn quế đã được phát triển rộng lớn, trên khắp các tỉnh thành từ bắc chí nam, tuy nhiên việc chăn nuôi này mang tính tự phát và bà con ta cũng rất lo lắng khi phải bỏ ra một số vốn lớn như vậy mà hiệu quả thì không biết thế nào!

Để mở rộng sản xuất và hiểu rỏ nỗi lo lắng của bà con nông dân. Chúng tôi, TRẠI TRÙN QUẾ AN PHÚ quyết định kể từ ngày 1/1/2007 thực hiện việc bán giống, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm.

Điều kiện hợp đồng:

1. Khu vực xây dựng trại: Từ Phú Yên trở vào hết miền tây 2. Diện tích đầu tư: Từ 500m2 trở lên

3. Khu vực có ngành chăn nuôi bò, trâu phát triển, không ngập nước. 4. Giá bán giống sẽ cao hơn đơn giá phổ thông là 20%.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hứơng dẫn cụ thể Quyền lợi Hợp Đồng:

1. Được hướng dẫn kỹ thuật từ A - Z

2. Gía thu mua sản phẩm cao hơn 5% so với giá thị trường. Trân trọng,

CÂU CHUYỆN NHÀ NÔNG: Dân Mỹ An đi lên từ chăn nuôi bò và những tồn tại cần khắc phục

Nếu nói đến nông nghiệp An giang, thì tất nhiên phải nghĩ đến Chợ Mới. Vì đây là vùng đất trù phú - màu mỡ, nằm giữa 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu.

Với diện tích sản xuất nông nghiệp 25.375ha, nhưng với dân số là 362.492

người,do đó, người dân Chợ Mới rất tận dụng đất đai để sản xuất. Ngoài việc canh tác cây lúa, cây màu và nuôi trồng thủy sản, nghề trồng bắp thu trái non kết hợp với chăn nuôi bò cũng đang được phát triển mạnh ở Chợ Mới.

Điển hình nhất là xã Mỹ An, đây là xã vừa mới được tách ra từ xã Mỹ Luông, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1.241ha, khoảng 14.120hộ dân đang sinh sống, nhưng có đến 517 hộ chăn nuôi bò, chủ yếu là tập trung ở 3 ấp: Mỹ Trung, Mỹ Long và Mỹ Thạnh, với tổng đàn bò hiện nay là 2.350con. Riêng ấp Mỹ Trung, có

tới 217hộ chăn nuôi bò. Người dân ở đây vừa trồng bắp thu trái non để bán sản phẩm cho Cty ANTESTCO vừa tận dụng vỏ bắp và thân bắp để làm thức ăn cho bò. Có khoảng 7 hộ có số lượng đàn bò nuôi từ 25 – 37con, đa số các hộ còn lại nuôi từ 2 – 4con (không kể các chủ hộ có bò cho nuôi rẽ).

Xã Mỹ An là xã mới, nên đa phần nông dân còn nghèo, nhưng từ khi có phong trào chăn nuôi bò đến nay đã có nhiều hộ thoát nghèo và trở nên giàu có. Điển hình như gia đình của ông Võ Văn Bãy Nhỏ, hiện ngụ tại ấp Mỹ Trung, với 5 nhân khẩu, 2 lao động chính, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của ông là 1,5 ha, với diện tích này trước đây ông chỉ canh tác cây lúa, thu nhập từ lúa chỉ tạm đủ đắp đổi qua ngày. Từ khi huyện Chợ Mới phát động phong trào chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng - vật nuôi, trong đó có việc trồng cây bắp thu trái non, ông Bãy Nhỏ đã mạnh dạn chuyển 1 ha đất trồng lúa sang trồng bắp. Cây bắp thu trái non có đặc điểm là dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, ít sâu bệnh và hiệu quả mang lại cao hơn trồng lúa. Tuy nhiên, nếu trồng bắp để bán trái cho Cty ANTESCO thì hiệu quả không cao, cho nên ông Bãy Nhỏ đã đi đến quyết định là nuôi thêm con bò. Ông đã lập dự án chăn nuôi bò thịt để xin vay vốn sản xuất, lúc đầu ông chỉ mua được 5 con, dần dần ông tăng đàn bò lên 37con, năm 2004 ông đã bán hết đàn bò và lời được trên 100 triệu đồng. Với số tiền này ông đã trả dứt nợ ngân hàng, ông còn mua được 5 công đất và 20 con bò nhỏ để nuôi tiếp tục. Ngoài việc nuôi bò ra ông Bảy Nhỏ còn tận dụng phân bò để nuôi trùn quế, sản phẩm được tạo ra từ con trùn quế được ông tận dụng vào các mục đích khác nhau như làm thức ăn cho con lươn, 20% phân trùn có cả trứng trùn thì ông bán cho các hộ khác để làm trùn giống và 80% lượng phân còn lại ông để vào trong các cái bội để trồng gừng. Lượng phân bò dư thừa chưa tận dụng hết, ông cho vào một cái hố để ủ làm phân Compost, sau khi phân đã hoai mục ông đem bón trả lại cho đất, đây là việc làm rất hay, nhất là trong tình trạng mặt đất canh tác dần dần bị cạn kiệt dinh dưỡng do chuyên canh cao như hiện nay. Qua những việc làm như của ông Bảy Nhỏ, cũng như của nhiều bà con nông dân khác trong ấp Mỹ Trung, thì tin chắc rằng thời gian không lâu, bà con nông dân nơi đây sẽ trở nên khá giả.

Với mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao như đã nêu ở trên, bên cạnh đó đã phát sinh ra mặt tiêu cực đó là tình trạng ô nhiễm môi trường do nguồn phân bò thải ra. Sở dĩ xảy ra tình trạng này có thể xuất phát từ những lý do như thiếu nhân công, diện tích chuồng trại quá hẹp, các hộ chăn nuôi chưa có nhận thức cao về môi trường, cũng như chưa nhìn thấy được hết những hậu quả do tình trạng ô nhiễm môi trường mang đến và cũng có thể là do thiếu vốn trong sản xuất … Cho nên, đã có quá nhiều hộ chăn nuôi bò gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường cho chính bản thân mình và cho xã hội. Đối với những hộ này thì phân bò thải ra không được tận dụng làm gì cả, phân bò được thải tự do nơi những khoảng đất trống, không được khống chế trong một cái hố và cũng không có màng phủ hoặc mái che đậy đàng hoàng. Do vậy, mỗi khi trời mưa hoặc nước lũ tràn về, phân chuồng tự phân hủy, tạo ra mùi hôi thối rất khó chịu, phân chuồng và nước vô tư chảy tràn xuống các kênh rạch xung quanh, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là ô nhiễm nguồn nước mặt.

Ấp Mỹ Trung là vùng nông thôn hẻo lánh, rất thiếu nước sạch để sinh hoạt. Người dân thường sử dụng nước mưa, nước giếng, nhưng đa phần vẫn là sử dụng nước

kênh rạch để nấu nướng hoặc tắm giặt. Một khi nguồn nước mặt bị ô nhiễm, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư đang sinh sống nơi đây. Đứng trước tình cảnh đó và để nhằm làm giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay, thì cần phải có sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên ngành và nhất là chính quyền địa phương. Với những công việc có thể làm như quy hoạch lại khu vực chuồng trại cho hợp lý (có khoảng cách nhất định với khu dân cư đang sinh sống và không cho phân bò chảy tràn xuống các kênh rạch), hướng dẫn cho nông dân cách xây dựng hầm ủ Biogas để tạo ra nguồn gas phục vụ cho sinh hoạt gia đình, hướng dẫn phương pháp ủ phân Compost, nhằm tạo ra nguồn phân hoai mục để bón trả lại cho đất canh tác, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trùn quế, cung cấp nguồn thức ăn cho nuôi trồng thủy sản hoặc chăn nuôi gia súc gia cầm, tận dụng phân chuồng hoặc phân trùn để trồng gừng hoặc trồng các loại rau sạch, rau an toàn… Bên cạnh đó cần có chính sách cho dân vay thêm vốn để sản xuất cũng như xây dựng các hố để xử lý phân chuồng. Đây là việc làm hết sức cần thiết nhằm xử lý kịp thời tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay.

Nguồn: Phòng Xúc tiến thương mại & Thông tin quảng bá , Trung tâm Khuyến nông An Giang

Một phần của tài liệu TrunQue docx (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w