Đối tượng thực nghiệm

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC đảo NGƯỢC TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN HOẶC TRỰC TIẾP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA DẠY HỌC CHỦ đề “TIN HỌC VÀ đời SỐNG” TIN HỌC 10 (Trang 34)

IV. Thực nghiệm sư phạm

3. Đối tượng thực nghiệm

Để thực nghiệm mô hình này, tôi đã áp dụng ở 3 nhóm lớp khối 10 của trường THPT Quỳ Hợp và THPT Nam Yên Thành: nhóm các lớp học khối A, A1; nhóm các lớp học khối C, D; nhóm các lớp cơ bản chỉ có nhu cầu thi tốt nghiệp.

31 Nhóm lớp Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số Nhóm các lớp học khối A, A1 10A1 40 10A 40 10A2 44 10A3 43 Nhóm các lớp học khối C, D 10D 41 10C 42 Nhóm các lớp cơ bản 10D2 43 10D1 44 Tổng số 168 169 4. Đánh giá định lượng

Đánh giá kiến thức học sinh thu nhận được thông qua Bài kiểm tra đánh giá

sau học tập (Phụ lục 2) ở hoạt động học tập sau giờ lên lớp cho kết quả như sau:

Như vậy, về chất lượng học tập, học sinh ở lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn. Bài test cho thấy số học sinh có điểm số giỏi (9-10 điểm), khá (7-8 điểm) tăng đáng kể, số học sinh điểm trung bình (5-6 điểm) giảm rõ rệt, đặc biệt không có học sinh dưới điểm trung bình.

5. Đánh giá định tính

5.1. Đánh giá quá trình tham gia bài học của học sinh

Phiếu đánh giá hoạt động nhóm: Phụ lục 3

Qua quá trình quan sát, theo dõi của giáo viên kết hợp với báo cáo của nhóm trưởng, đánh giá lẫn nhau giữa các thành viên về công tác làm việc nhóm cho thấy:

32 - Trong quá trình tham gia làm sản phẩm nhóm ở nhà:

+ Nhóm trưởng đã có sự chủ trì, tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi giữa các thành viên; phân công nhiệm vụ rõ ràng, công bằng theo đúng thế mạnh của từng thành viên; có sự theo dõi, khuyến khích, nhắc nhở các thành viên.

+ Các thành viên có thái độ hợp tác tốt hướng tới mục tiêu chung của nhóm. + Các thành viên tham gia buổi thảo luận khá đầy đủ, tích cực nêu ý kiến đóng góp, đặt ra các vấn đề cần giải quyết, thảo luận trao đổi để tìm hướng giải quyết, ghi chép đầy đủ, thực hiện công việc do nhóm trưởng giao đúng tiến độ.

+ Ngoài các học liệu giáo viên đã cung cấp, các thành viên còn tìm kiếm, nghiên cứu các nguồn thông tin trên Internet để mở rộng, vận dụng vào bài học.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một vài thành viên tham gia thảo luận online chưa đầy đủ do buổi đầu nhà mất điện.

- Trong quá trình báo cáo, thuyết trình ở lớp:

+ Do học sinh đã nghiên cứu tài liệu trước khi lên lớp nên chất lượng của giờ học được nâng lên, học sinh tự trình bày được các kiến thức cơ bản.

+ Học sinh thuyết trình, tranh luận, phản biện rất sôi nổi, cho thấy rõ sự tự tin về kiến thức và giao tiếp cũng như mạnh dạn trước đám đông.

+ Các ý kiến mà học sinh tham gia đóng góp thảo luận rất chất lượng, tập trung vào nội dung bài học, đi sâu để làm rõ các vấn đề ở mức cao hơn.

+ Đa số học sinh tích cực, chủ động tham gia các hoạt động.

+ Nhiều học sinh rất mạnh dạn khi liên tục đặt ra các câu hỏi để giải quyết các vướng mắc, học sinh biết cách chắt lọc, ghi chép lại những kiến thức trọng tâm.

+ Vẫn còn một số học sinh nắm được bài, hiểu được vấn đề nhưng còn nhút nhát, chưa chủ động trong thảo luận.

5.2. Đánh giá các kĩ năng thông qua phiếu khảo sát học sinh

Sử dụng phiếu như phiếu điều tra thực trạng để khảo sát.

5.2.1. Đánh giá kĩ năng của bản thân học sinh

33 Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ so sánh mức độ khá-tốt của nhóm lớp thực nghiệm và nhóm lớp đối chứng như sau:

Biểu đồ so sánh mức độ trung bình-kém của nhóm lớp thực nghiệm và nhóm lớp đối chứng:

Rõ ràng, ở nhóm lớp thực nghiệm, các kỹ năng cần thiết của học sinh ở mức độ khá, tốt đã tăng lên rất nhiều và giảm hẳn ở mức độ trung bình. Đặc biệt, ở nhóm lớp thực nghiệm không có học sinh nào kém các kĩ năng này.

5.2.2. Đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong học tập

Bảng 8-Kĩ năng ứng dụng CNTT vào học tập

Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ so sánh ở mức độ thường xuyên của nhóm lớp thực nghiệm và nhóm lớp đối chứng như sau:

34 Nhận thấy, học sinh ở nhóm lớp thực nghiệm truy cập Internet với mục đích tra cứu tài liệu, trao đổi học tập hoặc xem tin tức nhiều hơn, giảm thấy rõ việc sống ảo trên mạng xã hội.

6. Kết quả đạt được

Từ kết quả như trên cho thấy sau khi tham gia các hoạt động học theo mô hình Lớp học đảo ngược, việc học tập của học sinh đã có nhiều thay đổi:

- Quá trình thực nghiệm được thực hiện ở nhóm các lớp học khối A, A1; nhóm các lớp học khối C, D và nhóm các lớp cơ bản chỉ có nhu cầu thi tốt nghiệp. Kết quả cho thấy tính tích cực, khả thi, hiệu quả của mô hình này ở các nhóm đối tượng học sinh khác nhau.

- Đa số đều tự giác tham gia vào hoạt động học tập, các em tỏ ra rất hứng thú và tham gia hoạt động tích cực. Ngay cả những học sinh rất ít khi tham gia xây dựng bài trong lớp truyền thống cũng trở nên rất hứng thú đóng góp ý kiến. Không khí lớp học sôi nổi hơn, học sinh nắm kiến thức một cách vững chắc. Nhờ đó phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Không những vậy, các em còn rèn luyện được các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng hợp tác, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng giải quyết vấn đề.... Đó là các kỹ năng rất cần thiết cho các em.

- Nhờ có áp dụng công nghệ thông tin mà việc giải quyết vấn đề diễn ra suôn sẻ hơn. Trong thời gian tự học ở nhà, học sinh được xem đi xem lại nhiều lần bài giảng, Video nên học sinh nắm kiến thức cơ bản tốt hơn, dành thời gian trên lớp để trao đổi, thảo luận, đào sâu các nội dung khó.

- Học sinh được thể hiện quan điểm cá nhân trong hoạt động nhóm, biết được điểm mạnh-điểm yếu của bản thân và của các bạn; bổ sung, điền khuyết cho nhau để cùng tiến bộ.

- Đa số học sinh biết tận dụng khoảng thời gian truy cập Internet để khai thác tài nguyên học tập thay vì mất thời gian để chơi game, sống ảo.

35 - Đối với lớp đối chứng có trình độ tương đương như lớp thực nghiệm, đa số các em chủ yếu lắng nghe bài và ghi chép một cách thụ động, ít hứng thú trong quá trình học, ít tham gia xây dựng bài, không khí học tập trong lớp trầm lắng. Học sinh ít đào sâu hay lật ngược vấn đề, hạn chế các tri thức về khả năng giải quyết vấn đề, khả năng quan sát sự kiện cũng như không phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em.

36

PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Mô hình Lớp học đảo ngược với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin mở ra những cơ hội học tập linh hoạt, tích cực, hiệu quả cho người học. Mô hình này được áp dụng đã cho thấy tính khả thi cao, tiến trình học tập không chỉ xóa dần thói quen thụ động, trông chờ vào giáo viên mà còn nhấn mạnh vai trò tích cực, chủ động của học sinh, đồng thời tạo ra thói quen tương tác cũng như hình thành thái độ, tư duy và kỹ năng quan trọng của công dân trong thời đại số. Qua đó thấy rõ vai trò của việc áp dụng hình thức người thầy trong học tập và giảng dạy, việc học tập không chỉ gò bó trong lớp học mà có thể mở ra với nhiều không gian khác nhau như ngoài thực tế, thư viện, tại nhà hay bất cứ nơi đâu mà sinh viên có thể học tập. Đây là một mô hình dạy học hoàn toàn phù hợp với xu thế và sự phát triển của thế giới trong thời đại công nghệ số ngày nay.

2. Kiến nghị

Tôi mong muốn các quý đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và có thể ứng dụng đề tài rộng rãi ở các môn học, các nhà trường để nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng như kết quả học tập cho học sinh.

37

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Hồ Sĩ Đàm (chủ biên), sách giáo khoa tin học 10, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

[2]. Hoàng Giang Quỳnh Anh (2014), Làm thế nào để đảo ngược lớp học, Tạp chí công nghệ giáo dục, chuyên đề Học tập Thời đại số, Đại học FPT, tháng 9, tr.50- 53

[3]. Cù Thị Ngọc Anh (2019), Sử dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” trong dạy học, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 191-194

[4]. Đỗ Tùng – Hoàng Công Kiên (2020), Áp dụng mô hình Lớp học đảo ngược

trong dạy học trực tuyến, Tạp chí khoa học và công nghệ, Tập 19, Số 2 tháng

6/2020, tr 37-45

[5]. Lê Thị Phượng - Bùi Phương Anh (2017), Dạy học theo mô hình Lớp học đảo

ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh, Tạp chí Quản lí giáo dục,

tập 9, số 10, tr 1-8.

[6]. Nguyễn Văn Lợi (2016), Lớp học nghịch đảo - mô hình dạy học kết hợp trực

tiếp và trực tuyến, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, số 43, tr 56-61.

[7]. Nguyễn Chính (2016), Dạy học theo mô hình Flipped Classroom, Báo Tia sáng- Bộ Khoa học và Công nghệ, ngày 4/4/2016.

[8]. Lê Huy Hoàng, Lê Xuân Quang (2011), E-Learning và ứng dụng trong dạy học,

nguồn internet

[9]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Tài liệu hướng dẫn tổ chức dạy học trực tuyến, Ban soạn thảo tài liệu hướng dẫn tổ chức dạy học trực tuyến dành cho giáo viên trung học

[10].Nguyễn Quang Nguyên, Bùi Văn Hồng (2020), Cấu trúc lớp học ảo trong môi

trường Internet, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số đặc biệt tháng 6/2020, ISSN 1859-

0810.

[11].https://vietnam.fes.de/post/anh-huong-cua-tu-dong-hoa-den-nguoi-lao-dong- viet-nam

38

PHỤ LỤC 1 KẾ HOẠCH BÀI DẠY

CHỦ ĐỀ “TIN HỌC VÀ ĐỜI SỐNG”

(Sử dụng trong Hoạt động học tập trong giờ lên lớp)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

Học sinh cần đạt được:

- Biết một cách tổng thể các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực đời sống xã hội, từ đó thấy tầm quan trọng của tin học.

- Nêu được ảnh hưởng to lớn của tin học đối với sự phát triển mọi mặt của xã hội. - So sánh được sự khác nhau của xã hội có sử dụng Tin học và xã hội không có Tin học.

- Qua việc sử dụng các thành tựu của tin học, xã hội có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức và tiến hành các hoạt động.

- Chỉ ra được những vấn đề thuộc văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa. - Nêu được một số văn bản luật trong lĩnh vực tin học, nhận thức được các hành vi vi phạm pháp luật trên Internet.

- Cần nhận thức được sự cần thiết phải tôn trọng các quy định của pháp luật khi sử dụng các tài nguyên thông tin

2. Kỹ năng

Học sinh đạt được các kĩ năng:

- Phân biệt được những ứng dụng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau. - Sử dụng được tin học trong một số lĩnh vực của xã hội.

- Học sinh rèn kĩ năng thuyết trình, tranh luận, phản biện, giải quyết vấn đề, quan sát, liên hệ thực tế, hoạt động nhóm...

- Khai thác và sử dụng các dịch vụ trên mạng internet một cách hợp pháp. - Biết bảo vệ các nguồn thông tin trên mạng internet.

3. Phẩm chất

- Học sinh cần học tập không ngừng để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội. - Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học, vị trí của môn học trong hệ thống kiến thức phổ thông và những yêu cầu về mặt đạo đức trong xã hội tin học hóa.

39 - Có hành vi và thái độ đúng đắn, có tính kỷ luật cao,ý thức, trách nhiệm của bản thân trong xã hội tin học hoá.

4. Năng lực

- NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông; - NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số;

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua trao đổi, thảo luận. - Năng lực tự học.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.

II. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC, NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Cấp độ

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

Những ứng dụng của tin học Nêu được các ví dụ về ứng dụng của Tin học trong các lĩnh vực của đời sống. - Giải thích được tại sao Tin học ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực. - So sánh được xã hội có ứng dụng tin học và xã hội không ứng dụng tin học. Vận dụng được các ứng dụng của tin học vào một số công việc thường ngày như học tập, quản lí, làm việc nhà… Mày mò

nghiên cứu tạo ra được các chương trình quản lí chất lượng, tạo ra các sản phẩm khoa học kĩ thuật

Tin học và xã hội - Thấy được ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội. - Nhận thức được vấn đề văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa. Xác định được những việc nên làm, không nên làm trong xã hội tin học hóa. Vận dụng những hiểu biết về văn hóa, pháp luật để có những cư xử đúng đắn, hợp pháp. Tuyên truyền lối sống đúng đắn đến mọi người, ngăn chặn, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội tin học hóa.

40

III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1: Hãy kể một số ứng dụng của tin học. Hãy cho biết những ứng dụng

tin học ở trường em.

Câu 2: Hãy kể một số phần mềm giải trí mà em thích? Những phần mềm đó

ngoài việc giải trí còn rèn thêm cho em được kĩ năng, thói quen nào?

Câu 3: Theo em chơi game có phải luôn luôn xấu không? Phụ huynh có nhất

thiết phải cấm tuyệt con con cái chơi game không?

Câu 4: Theo em có lĩnh vực nào mà tin học khó có thể ứng dụng được? Câu 5: Trong gia đình em đã ứng dụng tin học như thế nào? Ưu điểm của việc

ứng dụng đó.

Câu 6: Nếu em có điều kiện, em muốn ứng dụng tin học vào cuộc sống gia

đình em như thế nào?

Câu 7: Em thích học qua mạng hay học trên lớp có thầy và bạn? Tại sao? Câu 8: Em thường ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập như thế nào? Câu 9: Em kể tên và nội dung một số văn bản pháp lí hoặc điều luật liên quan

đến công nghệ thông tin ở nước ta.

Câu 10: Em suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ các em đối với sự phát

triển tin học của nước ta?

IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ

Hoạt động Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học Thiết bị DH Thời gian Tiết PPCT Khởi động - Nhận xét quá trình tự học ở nhà. Dẫn dắt vào phần báo cáo hoạt động nhóm Trực tiếp, trực tuyến SGK, máy tính, máy chiếu. . . 5 phút 16 Hình thành kiến thức

- Nhóm 1 báo cáo: Ứng dụng của tin học trong các lĩnh vực: Giải các bài toán khoa học kĩ thuật, Hỗ trợ việc quản lí, Tự động hóa và điều khiển, Truyền thông. - Các nhóm đặt câu hỏi, tranh luận, phản biện

Trực tiếp, trực tuyến SGK, máy tính, máy chiếu. . . 5 phút 10 phút

41 - Giáo viên nhận xét,

chốt kiến thức

5 phút - Nhóm 2 báo cáo: Ứng

dụng của tin học trong các lĩnh vực: Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng; Trí tuệ nhân tạo; Giáo dục; Giải trí. - Các nhóm đặt câu hỏi, tranh luận, phản biện - Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức Trực tiếp, trực tuyến SGK, máy tính, máy chiếu... 5 phút 10 phút 5 phút - Nhóm 3 báo cáo: Các

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC đảo NGƯỢC TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN HOẶC TRỰC TIẾP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA DẠY HỌC CHỦ đề “TIN HỌC VÀ đời SỐNG” TIN HỌC 10 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)