THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN đề THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH VÀO CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” VẬT LÍ LỚP 10 THPT (Trang 56)

5 .Kế hoạch nghiên cứu

4.THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

- Thăm dò thực trạng vận dụng dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT.

- Dạy thực nghiệm các nội dung kiến thức thuộc chương “CHẤT KHÍ” Vật lí lớp 10 – THPT ở lớp 10A2 trường THPT Hoàng Mai 2 và in áp dụng thực nghiệm ở 3 trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và thị ã Hoàng Mai.

4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường phổ thông nhằm đánh giá hiệu quả của việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào chương “CHẤT KHÍ” Vật lí 10 - THPT.

4.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm

Dùng 3 tiến trình dạy học của 3 kiến thức của chương “CHẤT KHÍ” Vật lí 10 - THPT đã thiết kế để dạy học giúp HS được làm việc nhiều hơn, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình học tập. Từ đó phát triển các năng lực cho HS.

4.3. Đối tượng thực nghiệm

Tôi chọn tiến hành thực nghiệm sư phạm lớp 10A2 – trường THPT Hoàng Mai 2. Đặc điểm của lớp

- Sĩ số 44 HS gồm 15 nữ và 29 nam; Lực học của các em khá đồng đều. - Kết quả khảo sát môn Vật lí đầu năm: Khá – giỏi: 8 HS; Trung bình: 36 HS.

4.4. Tiến hành thực nghiệm 4.4.1. Chuẩn bị cho TNSP 4.4.1. Chuẩn bị cho TNSP

- Điều tra cơ bản về cơ sở vật chất của nhà trường, trình độ và kỹ năng học tập, khả năng sử dụng CNTT, phương tiện học tập của HS.

- Xây dựng quy trình dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học, phiếu chấm điểm nhóm.

- Xây dựng phiếu thăm dò, tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm. - Chuẩn bị cơ sở vật chất để HS báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

4.4.2. Phương pháp thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành theo các phương pháp sau:

- Tiến hành TN theo các tiến trình đã thiết kế, áp dụng với lớp 10A2 trường THPT Hoàng Mai 2.

52

Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào chương “CHẤT KHÍ” Vật lí lớp 10 – THPT”

- Tổ chức cho HS kiểm tra 15 phút sau khi học ong chương. Lập bảng thống kê kết quả phân loại học tập. Tổng kết, đánh giá chung cho quá trình áp dụng tiến trình dạy học vào các tiết của chương.

4.5. Kết quả thực nghiệm 4.5.1. Kết quả các bài kiểm tra 4.5.1. Kết quả các bài kiểm tra

Tiến hành cho 2 lớp 10A2, 10A3 làm bài kiểm tra sau khi học ong chương “CHẤT KHÍ” – Vật lí 10 thu được kết quả như sau

Nhóm HS Số HS Điểm số ĐTB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC (10A3) 44 0 0 3 6 15 8 8 2 2 0 5.59 TN (10A2) 44 0 0 0 3 10 9 8 6 6 2 6.68 Kết quả trên cho thấy: Lớp thực nghiệm có 41/44 HS đạt điểm trung bình trở lên (chiếm 98,18 ), trong đó có 22/44 HS đạt loại khá, giỏi (chiếm 50 ); Lớp đối chứng có 35/44 HS đạt điểm trung bình trở lên (chiếm 79,55 ), trong đó có 12/44 HS đạt loại khá, giỏi (chiếm 27,27 ). Điểm trung bình chung học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng; số HS có điểm dưới trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng và số HS có điểm khá giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

4.5.2. Kết quả phát triển năng lực cho học sinh (Lớp thực nghiệm 10A2)

Trước và sau thực hiện 3 tiến trình dạy học tôi đã phát phiếu hỏi cho 44 HS lớp 10A2 trường THPT Hoàng Mai 2 theo mẫu.

Kết quả thu được tôi đã lập ra bảng thống kê sau đây:

Tiêu chí Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm

M1 M2 M3 TB M1 M2 M3 TB TC1 7 17 20 1.33 11 24 9 2.02 TC2 6 15 23 1.60 11 22 11 2.00 TC3 5 17 22 1.60 13 20 11 2.05 TC4 7 19 18 1.71 14 23 7 2.17 TC5 5 20 19 1.64 12 24 8 2.10 TC6 6 18 20 1.64 13 22 9 2.12

53

Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào chương “CHẤT KHÍ” Vật lí lớp 10 – THPT”

Nhận xét kết quả xử lý số liệu thực nghiệm

Theo kết quả điểm trung bình các mức độ phát triển trước thực nghiệm, sau thực nghiệm cũng đánh giá được sự phát triển năng lực của HS. Điểm trung bình tăng lên rõ rệt. Từ các kết quả thống kê đó cho thấy, trước thực nghiệm, HS chưa làm chủ các tình huống trên lớp; chưa tự chủ, tích cực nghiên cứu, tìm tòi, ây dựng kiến thức mới.

Trong quá trình thực nghiệm, việc vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao được HS tiếp thu rất sôi nổi, hứng thú chủ động nghiên cứu, tìm tòi tìm kiếm lĩnh hội kiến thức mới. Khi tiến hành thực nghiệm, HS rất tích cực tham gia thảo luận giữa các nhóm, giữa các cá nhân để có kết quả chính ác nhất. HS không chỉ phát triển kĩ năng tự học, mà còn chủ động tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu khác từ báo chí, internet. Nhờ cùng nhau thảo luận, cùng nhau làm việc mà giúp HS phát triển được các năng lực. HS được trình bày báo cáo, trao đổi trực tiếp với nhau, tạo thuận lợi để phát triển năng lực giao tiếp, từ đó giúp HS cảm thấy tự tin hơn với bản thân trước tập thể và tạo niềm thích thú, yêu thích bộ môn, từ đó góp phần làm tăng độ bền kiến thức cho HS. Như vậy, HS từ vị thế người “đi học” thành người làm chủ các tình huống trên lớp, tự chủ, tích cực nghiên cứu, tìm tòi, ây dựng kiến thức mới.

Vậy sau áp dụng biện pháp ở lớp thực nghiệm 10A2 thì các năng lực như: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, năng lực nhận thức vật lí, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học được phát triển đáng kể cho học sinh.

54

Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào chương “CHẤT KHÍ” Vật lí lớp 10 – THPT”

PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận:

Đề tài đã đề xuất được quy trình và tiến hành tổ chức thử nghiệm dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào chương “CHẤT KHÍ” vật lí 10 - THPT.

Đối với học sinh có học lực trung bình, yếu khả năng tư duy còn hạn chế, do vậy không thể mong muốn các em tiếp thu một lúc toàn bộ kiến thức mà giáo viên phải phân tích, tổng hợp để đưa ra từng vấn đề, sau đó đưa ra cách giải quyết và thông qua kiểm tra, đánh giá để học sinh củng cố kiến thức và giáo viên nhìn nhận được hiệu quả thông qua tổng hợp kết quả từ đó điều chỉnh, tìm phương pháp phù hợp.

Qua thời gian nghiên cứu và giảng dạy tôi thấy rằng việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh có tính ưu việt hơn hẳn, nhất là các định luật vật lí.

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã tạo ra không khí học tập sôi nổi, tạo sự hào hứng trong học tập và nghiên cứu khoa học của học sinh, học sinh hoạt động tích cực chủ động, kích thích được khả năng tìm tòi sáng tạo ở các em, các em được trải nghiệm và thu nhận được nhiều bài học kinh nghiệm và phát triển được các năng lực theo chương trình GDPT 2018. Nó dẫn đường nghiên cứu, cho phép ây dựng các mô hình, các lí thuyết mới, đề uất những tư tưởng mới.

Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tôi đã đạt được kết quả sau đây:

- Hệ thống và phát triển cơ sở lý luận dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học vật lí.

- Tiến hành nghiên cứu điều tra, tổng hợp, phân tích thực trạng sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học vật lí ở trường tôi công tác. Trên cơ sở đó, ác định những thuận lợi, khó khăn cơ bản trong việc tổ chức dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Sau khi triển khai thử nghiệm sáng kiến. Kết quả cho thấy tính khả thi của biện pháp đề tài đưa ra. Bước đầu cho thấy hiệu quả của vận dụng dạy học giải quyết vấn đề để phát triển năng lực học sinh, các năng lực như: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, năng lực nhận thức vật lí, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học được phát triển đáng kể cho học sinh. Có thể nhân rộng trong các nội dung kiến thức vật lí khác (hiện tượng vật lí, đại lượng vật lí, thuyết vật lí hay ứng dụng kĩ thuật của vật lí) của bộ môn cũng như các bộ môn khác trong nhà trường và nghành giáo dục.

55

Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào chương “CHẤT KHÍ” Vật lí lớp 10 – THPT”

2. Kiến nghị và đề xuất

Môn vật lí là môn khoa học có nhiều vận dụng trong thực tiễn. Việc tổ chức dạy học vật lí cần giúp học sinh chủ động, tích cực tiếp thu tri thức, vận dụng linh hoạt vào thực hành và trong đời sống. Theo tôi trong dạy học giải quyết vấn đề cần sử dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học, các công cụ dạy học để phát triển tốt các năng lực cho học sinh.

Trong dạy học phát triển năng lực học cho học sinh, giáo viên cần ây dựng bài giảng thành hệ thống những nội dung dạy học và quy trình vận dụng phương pháp dạy học.

Phương pháp dạy học phải phát huy được tính tích cực, tự giác của học sinh, trong đó học sinh tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn đề, tổng hợp rút ra kiến thức và vận dụng được kiến thức trong thực tiễn.

Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài, với mong muốn góp phần phát triển năng lực cho học sinh trong việc học bộ môn vật lí, nhằm nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Tuy nhiên, do khả năng có hạn với những kinh nghiệm ban đầu thu thập được, đề tài không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.

Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021 – 2022, tuy nhiên tôi đã triển khai áp dụng trong giảng dạy theo phương pháp đề ra trong nhiều năm trước. Rất mong ban giám hiệu tạo điều kiện để tôi có thể phổ biến đến các giáo viên trong trường, từ đó giáo viên truyền tải đến học sinh qua các nội dung kiến thức vật lí khác (hiện tượng vật lí, đại lượng vật lí, hay ứng dụng kĩ thuật của vật lí) của bộ môn vật lí và có thể nhân rộng lên ở các bộ môn khác.

56

Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào chương “CHẤT KHÍ” Vật lí lớp 10 – THPT”

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. SGK Vật lý 10, NXB Giáo dục.

[2]. Các tài liệu bồi dưỡng GV phổ thông 2021 – 2022.

[3]. Bộ giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong

quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường trung học phổ thông – Môn Vật lí.

[4]. Bộ giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật

lí.

[5]. Trịnh Văn Biều (2010), Các phương pháp dạy học tích cực, Trường

ĐHSP TPHCM.

[6]. Đỗ Hương Trà, Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học vật lý ở

trường phổ thông, NXB Đại Học Sư Phạm.

[7]. I.Ia. Lecne (1977) (Phan Tất Đắc dịch), Dạy học nêu vấn đề, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[8]. Trần Ngọc Thắng – Nguyễn Thị Nhị (2019), “ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”, Tạp chí Khoa học.

[9]. http://.www.google.com [10]. http://.www.youtube.com

[11]. http://.www.Vatlytuoitre.com.vn [12].www.violet.vn

Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào chương “CHẤT KHÍ” Vật lí lớp 10 – THPT”

PHỤ LỤC 1. CÁC MẪU PHIẾU

Phụ lục 1a.

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Họ và tên GV (có thể ghi hoặc không):... Giáo viên trường:...

Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học cũng như có được thông tin phản hồi về dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực mà tôi đang vận dụng trong dạy học chương “CHẤT KHÍ” Vật lí lớp 10 – THPT, quý thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau:

1. Ở trường Thầy (Cô) có thường uyên vận dụng dạy học giải quyết vấn đề không?

Có vận dụng nhưng chỉ là khi tham gia thao giảng, tổ chức ngoại khóa hoặc chuyên đề

Có vận dụng hằng ngày trong tiết học và các hoạt động khác nhưng chưa bài bản.

Vận dụng rất bài bản theo các bước Không vận dụng

2. Theo thầy (cô) khi vận dụng dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lí thì gặp khó khăn gì?

Tốn nhiều thời gian để tìm hiểu về phương pháp Đòi hỏi năng lực sư phạm tốt

Trình độ của học sinh Tất cả các yếu tố trên

3. Theo thầy (cô) dạy học giải quyết vấn đề trong Vật lí sẽ giúp phát triển những năng lực nào sau đây cho học sinh?

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Năng lực giao tiếp và hợp tác

Năng lực nhận thức vật lí

Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Năng lực tự chủ và tự học

Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí Tất cả các năng lực trên

Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào chương “CHẤT KHÍ” Vật lí lớp 10 – THPT”

Phụ lục 1b.

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH

Các em học sinh thân mến!

Nhằm đánh giá tính khả thi của việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học, tác dụng của phương pháp dạy học này với việc phát triển năng lực học sinh, cũng như tìm hiểu tình cảm, thái độ của các em đối với việc học tập môn Vật lí. Các em có thể trả lời một số vấn đề sau:

1. Trong học tập môn Vật lí, các em đã được giáo viên dùng những biện pháp gì để giải quyết vấn đề?

Thí nghiệm Bài tập Các câu hỏi Các giả thuyết

2. Em hãy cho biết mức độ hứng thú của em khi được giáo viên tạo tình huống học tập trong học tập môn Vật lí?

Tự chủ, tự học

Giải quyết vấn đề và sáng tạo Giao tiếp và hợp tác

Tính toán

Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào chương “CHẤT KHÍ” Vật lí lớp 10 – THPT”

2. CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

Phụ lục 2a.

RUBRIC ĐÁNH GIÁ THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM KIỂM TRA GIẢ THUYẾT

Nhóm 1 2 3 4 Tiêu chí đánh giá Trọng số Mô tả mức chất lượng Điểm đạt được Điểm đạt được Điểm đạt được Điểm đạt được Giỏi Khá Trung bình Yếu 10 – 8.5 8.4 – 7.0 6.9 – 5.0 4.9 – 0.0 Hình thức báo cáo 10% Đẹp, rõ, không lỗi chính tả Đơn điệu, chữ nhỏ, nhiều lỗi chính tả Kỹ năng trình bày 10%

Nói rõ, tự tin, thuyết phục, giao lưu người

nghe Nói nhỏ, không tự tin, không giao lưu người nghe Nội dung báo cáo/Chất lượng sản phẩm 40% Lập được phương án thí nghiệm, đề xuất được các thiết bị thí Đáp ứng 70% - 80% yêu cầu Đáp ứng 50% - 70% yêu cầu Đáp ứng dưới 50% yêu cầu

Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào chương “CHẤT KHÍ” Vật lí lớp 10 – THPT”

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN đề THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH VÀO CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” VẬT LÍ LỚP 10 THPT (Trang 56)