Nhận diện giọng nói

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG và đề XUẤT các GIẢI PHÁP áp DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN tạo để PHÁT TRIỂN MARKETING số tại VIỆT NAM TRONG bối CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4 0 (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO AI

2.3. Các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong marketing số tại Việt Nam

2.3.3. Nhận diện giọng nói

Âm thanh dần dần trở thành một trong những phần rất quan trọng trong cuộc sống. Con người không chỉ điều khiến thế giới số hóa thông qua âm thanh mà còn trải nghiệm giải trí với chúng trong không gian kỹ thuật số. Và có thể thấy, việc kết hợp âm thanh trong các dịch vụ quảng cáo hay chăm sóc khách hàng dần trở thành một phần quan trọng của chiến lược marketing.

Tìm kiếm bằng giọng nói trên smartphone trở nên ngày càng phổ biến

AI tích hợp trong các ứng dụng thoại đã và đang tồn tại ngay trong tay hàng triệu người dùng nhưng vẫn còn tiềm năng to lớn chưa được khai thác. Từ các trợ lý cá nhân như Siri và Alexa, giọng nói ngày càng trở thành một công cụ nổi bật để các nhà tiếp thị tích hợp vào hoạt động marketing. Công nghệ giọng nói hỗ trợ bởi AI đã được 500 triệu người sử dụng tính đến năm 2016 (Hull, 2017) và dự kiến sẽ chiếm 50% tổng số lượt tìm kiếm

23

trực tuyến vào năm 2020 (Olson, 2016). Voice marketing hứa hẹn sẽ tạo ra bước ngoặt không nhỏ cho phép các thương hiệu triển khai chiến dịch marketing thành công hơn. Tìm kiếm được thực hiện bằng giọng nói khác với tìm kiếm bằng cách nhập văn bản. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Search Engine Watch cho thấy rằng các tìm kiếm được thực hiện bằng giọng nói trung bình dài hơn gấp đôi so với các tìm kiếm văn bản (Tabeling, 2014). Rõ ràng, tìm kiếm bằng giọng nói cho phép người tiêu dùng trung thực hơn thay vì tập trung vào việc tinh chỉnh các tìm kiếm thành một vài từ khóa để đáp ứng các yêu cầu mà công cụ tìm kiếm văn bản đưa ra. Người dùng muốn sử dụng giọng nói để truy xuất thông tin cụ thể, do đó hy vọng có được sự tiện lợi khi không cần phải nhập các câu dài với mong đợi kết quả chính xác, phù hợp hơn. Đó cũng là lý do tìm kiếm bằng giọng nói ngày càng được ưa thích. Nó không bắt người dùng phải nhập hay chỉnh lại mọi thứ mà chỉ đơn thuần là đặt câu hỏi như một cuộc trò chuyện bình thường. Vì vậy, nhà tiếp thị cần bảo đảm tận dùng công nghệ AI thông minh để dự đoán các câu hỏi cụ thể trong trò chuyện hàng ngày, đặc biệt tập trung vào các cụm từ và từ khóa dài để tối ưu hóa loại hình marketing này.

Trợ lý ảo Siri của Apple

24

Trợ lý cá nhân hiện đang là tâm điểm chú ý khi thảo luận về các ứng dụng của AI bằng giọng nói. Siri của Apple, Amazon Alexa, Google Home và Microsoft Cortana đều là những về trợ lý cá nhân phổ biến trên thị trường. Hiện tại, có hơn 30.000 “skills” trên Alexa và gần 2.000 hành động cho Trợ lý Google. Do vậy, doanh nghiệp có thể thúc đẩy việc marketing bằng cách tham gia tạo hành động trên các trợ lý cá nhân, từ đó cho phép chúng phản ứng với các lệnh và truy vấn của người dùng khi nhắc đến sản phẩm của họ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG và đề XUẤT các GIẢI PHÁP áp DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN tạo để PHÁT TRIỂN MARKETING số tại VIỆT NAM TRONG bối CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4 0 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w