- Cá nhân (ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt, lao động…)
- Môi trường cộng đồng, xã hội…(chính trị, kinh tế, văn hoá…) - Môi trường, sinh thái…
1.5. Phong trào TDTT
Phong trào TDTT là một trào lưu xã hội, bao gồm: nhiều người cùng hoạt động có tính chất hợp tác với nhau, chủ yếu và trực tiếp sử dụng, phổ biến và nâng cao những giá trị của TDTT. Ví dụ: "Phong trào Olimpíc", “TT vì mọi người”, “Chạy vì sức khoẻ”…
Bản chất xã hội của phong trào TDTT ở mỗi nước phụ thuộc vào đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội, dân tộc của từng Quốc gia, từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
1.6. Thể chất và phát triển thể chất
Thể chất: Là chất lượng thân thể con người, đó là những đặc trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng cơ thể được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống (trong đó có cả GDTC nói riêng, TDTT nói chung).
PTTC: Là một quá trình hình thành, biến đổi tuần tự theo qui luật trong cuộc đời từng người (tương đối lâu dài) về hình thái, chức năng và cả những tố chất vận động và năng lực thể chất. Chúng được hình thành “trên” và “trong” cái nền thân thể ấy.
Đặc trưng của sự PTTC phụ thuộc nhiều vào các nguyên nhân tạo thành (điều kiện bên trong và bên ngoài) và biến đổi theo qui luật tự nhiên (di truyền, phát triển theo lứa tuổi).
TDTT là nhân tố xã hội chuyên môn nhằm tác động có chủ đích và hợp lý đến quá trình PTTC của con người.
" Nhiệm vụ
" 1: Toàn lớp nghe giáo viên giảng bài kết hợp đàm thoại (45 phút)
Một số câu hỏi đàm thoại: 1. Văn hoá là gì ?
2. TDTT có phải là một hoạt động văn hoá không ?
3. Sự phát triển thể chất của con người tuân theo những quy luật nào ? 4. TDTT XHCN Việt nam được thể hiện ở những hình thức nào ? 5. Thể thao là gì ?
6. Khái niệm GDTC ?
" 2: SV tự nghiên cứu tài liệu (15 phút) và tiến hành thảo luận nhóm (15 phút)
Câu hỏi thảo luận:
2. Mối quan hệ của các khái niệm " 3: Trao đổi, thảo luận cả lớp (15 phút)
SV : Đại diện từng tổ báo cáo kết quả thảo luận. GV: Nhận xét, đánh giá và kết luận.