1. Tính mới của đề tài
Từ nhận thức của bản thân trên cơ sở thực tiễn chọn đề tài và các biện pháp triển khai đề tài, qua khảo sát thực tế việc tiếp thu của học sinh, tôi thấy đề tài đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:
- Với việc trình bày và chứng minh đầy đủ các kiến thức cơ bản về thống kê sẽ giúp cho các em HS nắm vững chắc các kiến thức nền tảng về thống kê để từ đó biết vận dụng thành thạo các kiến thức đã học làm cơ sở cho việc tiếp thu bài mới một cách thuận lợi, vững chắc, đặc biệt vào các bài toán có nội dung thực tiễn.
- Đề tài đã đưa ra được 1 số biện pháp nhằm hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn thông qua dạy học chủ đề thống kê cho học sinh THPT, đó là:
Biện pháp 1. Bồi dưỡng cho học sinh kiến thức cơ bản và nền tảng về thống kê, ý nghĩa của các số đặc trưng đo xu thế trung tâm, liên hệ với các bài toán thực tiễn.
Biện pháp 2. Xây dựng các bài toán thống kê có nội dung thực tiễn (BTCTHTT) để rèn luyện những yếu tố phù hợp của năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn (NLGQVĐTT ).
Biện pháp 3: Hướng dẫn HS tự sưu tầm, tìm hiểu những ứng dụng của thống kê để chuyển những tình huống TT khi học các môn khoa học tự nhiên khác trong chương trình phổ thông theo mô hình BTCTHTT.
Biện pháp 4. Mô hình hóa trong dạy học thống kê ở trường phổ thông.
Biện pháp 5: Sử dụng bài toán thống kê trong hoạt động thực hành, hoạt động ngoại khóa TH, dạy học stem cho HS phổ thông.
2. Tính khoa học
Đề tài đảm bảo tính chính xác khoa học bộ môn, quan điểm tư tưởng. Các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng, cấu trúc logic, hợp lí, chặt chẽ, đúng qui định. Nội dung của đề tài được trình bày, lí giải vấn đề một cách mạch lạc. Các luận cứ khoa học có cơ sở vững chắc, khách quan, các số liệu được thống kê chính xác, trình bày có hệ thống. Phương pháp xử lí, khai thác tài liệu được tiến hành đúng qui chuẩn của một công trình khoa học. Đề tài được lập luận chặt chẽ, thấu đáo, có tính thuyết phục cao.
3. Tính hiệu quả và phạm vi áp dụng
Đề tài được bản thân ấp ủ và thực hiện trong một thời gian dài, từ năm học 2019 – 2020 đến năm học 2021 – 2022. Do nội dung thống kê bị giảm tải, xem nhẹ nên nhiều nhà trường chỉ dạy cho có, không hề có kiểm tra, đánh giá chủ đề này, dẫn đến tình trạng học sinh cũng không học hoặc học cho có. Chỉ dừng lại ở kiến thức thống kê viết trong sách giáo khoa. Sau khi học xong HS cũng không hiểu được ý nghĩa của thống kê với thực tiễn, không biết học thống kê để làm gì ngoài việc để kiểm tra lấy điểm.
Một thời gian dài, chúng ta đi theo lối “thi gì thì dạy nấy”, đặc biệt hầu hết các trường THPT đều dựa trên đề thi THPTQG, đề thi tốt nghiệp của Bộ GD&ĐT hàng năm để dạy. Dạy sao cho HS làm được bài, thi đạt điểm cao, điều này dẫn đến tình trạng học dồn, học cấp tập, học để thi ở lớp 12, luyện thi theo đề,… còn ở lớp 10 và 11 thì ít được quan tâm ngoài những kiến thức được xem là trọng tâm và cốt lõi. Do đó nội dung thống kê rơi vào tình trạng bị xem nhẹ, bị bỏ qua ở chương trình Toán 10. Tuy nhiên mấy năm trở lại đây các trường Đại học đã nhận ra nhiều vấn đề về dạy học toán ở trường phổ thông, nhiều HS điểm thi tốt nghiệp môn toán rất cao, nhưng khi học Toán ở Đại học nói chung và chủ đề thống kê nói riêng hoàn toàn là con số 0. Quan sát đề thi SAT của Mỹ chúng ta thấy, nội dung thống kê chiếm tỉ lệ lớn trong đề thi, để thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM cũng vậy. Đặc biệt trong chương trình môn Toán 2018, chúng ta thấy gần 30% nội dung Toán từ lớp 1 đến 12 dành cho thống kê và xác suất. Điều này chứng tỏ, để hình thành và phát triển năng lực cho HS thì một phần quan trọng phải dạy học chủ đề thống kê và xác suất. Đây là chủ đề Toán có thể nói gắn liền với thực tế, gắn liền với mọi ngành nghề. Thông qua việc dạy học chủ đề thống kê là con đường là cách thức rất tốt để phát triển nhiều năng lực ở HS. Tuy nhiên do giới hạn của đề tài, tôi chỉ xin nhấn mạnh đến năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn. Qua dạy học chủ đề này, GV còn có thể góp phần hình thành và phát triển các năng lực khác như năng lực tư duy và lập luận, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp toán học và năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học… Một bộ phận GV vẫn nghĩ rằng dạy học sao cho HS giải được bài toán khó, các phương trình, bất phương trình, bất đẳng thức, … các nội dung khó thì mới phát triển tư duy, mới phát triển năng lực. Theo tôi, trái lại, nếu chúng ta không làm cho HS đại trà hiểu được toán, yêu thích toán, đặc biệt không làm cho HS thấy được tầm quan trọng của toán học với cuộc sống thì
quá phức tạp, quá khó cho HS, trái lại, hầu hết các bài toán đều gần gũi, quen thuộc và luôn luôn thúc đẩy nhu cầu nhận thức của HS. HS có niềm tin giải quyết được các bàu toán dạng này. Sẽ thật thuận lợi hơn cho cả GV và HS đó chính là việc áp dụng CNTT vào trong dạy học. Trong đề tài này chúng tôi đã cố gắng để làm điều đó, trong thực tế giảng dạy, GV cần có kĩ năng về CNTT, đặc biệt là excel thì việc vẽ biểu đồ, và tìm các giá trị đặc trưng của mẫu số liệu trở nên nhẹ nhàng. Khi đó thống kê trở thành 1 công cụ giúp người học giải quyết các vấn đề khác dựa trên xử lí số liệu thống kê. Thông qua dạy học chủ đề thống kê theo cách thức của đề tài đặt ra rõ ràng toán học không còn khô khan, thống kê cũng không còn dừng lại ở việc tính, tìm các số liệu thống kê và để đó. Trái lại qua đây ta thấy được sự cần thiết, sự thiết thực của thống kê, làm cho chủ đề thống kê trở nên hấp dẫn hơn với HS.
Phạm vi áp dụng:
Đề tài phù hợp áp dụng cho đối tượng HS lớp 10, HS ôn thi đại học dạng đề đánh giá năng lực. Đề tài có thể được áp dụng rộng rãi tại các trường THPT. Tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của từng trường mà áp dụng linh hoạt và phù hợp.