Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY KINH TẾ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TỔ HỢP, XÁC SUẤT đại SỐ GIẢI TÍCH 11 ở TRƯỜNG THPT (Trang 36 - 42)

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.2. Tổ chức và nội dung thực nghiệm sư phạm

3.2.3. Nội dung thực nghiệm

Thực nghiệm dạy học theo hướng tăng cường liên hệ với thực tiễn, tăng cường trải nghiệm thực tế, tăng cường dạy học lí thuyết gắn liền với giải bài tập thực tế được tiến hành trong hầu hết các tiết (đặc biệt là tiết luyện tập, tự chọn) ở chương Tổ hợp-Xác suất (sách giáo khoa Đại số - Giải tích 11-cơ bản). Căn cứ vào nội dung cũng như mục đích, yêu cầu cụ thể của mỗi bài dạy, trên cơ sở tôn trọng Chương trình và Sách giáo khoa hiện hành, các ý kiến đóng góp quý báu của đồng nghiệp, chúng tôi xác định cụ thể nội dung cũng như thời điểm đưa các vấn đề có nội dung hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh.

Sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi cho học sinh làm bài kiểm tra, các hoạt động thực hành thí nghiệm với nội dung như sau:

3.2.3.1. Kiểm tra thực hành

Với hoạt động kiểm tra này, giáo viên chia mỗi lớp TN và lớp ĐC thành 4 nhóm, các nhóm tự cử nhóm trưởng, thư kí, phân công công việc.

Bài tập thực nghiệm

Thực hiện các bài toán thực nghiệm dự đoán về cơn bão và đếm cá

Nhiệm vụ 1: Một cơn bão rất mạnh đã vượt qua đảo Lu - Dông (Philippin) đang tiến vào vùng biển của Việt Nam. Cơ quan khí tượng thủy văn dự báo chắc chắn sau 24 giờ tới bão sẽ đổ bộ vào đất liền của Việt Nam. Đường đi của cơn bão rất phức tạp, hướng đi thay đổi liên tục nên cơ quan khí tượng thủy văn không thể biết được bão sẽ đổ bộ vào tỉnh ven biển nào của nước ta. Em hãy tính xác suất để bão đổ bộ vào các tỉnh miền trung .

Chia cho 4 tổ 4 nhiệm vụ với 4 tỉnh cụ thể : Tổ 1: Thanh Hóa

Tổ 2: Nghệ An Tổ 3: Hà Tĩnh Tổ 4: Quảng Bình

Yêu cầu các tổ thảo luận và làm tại lớp Quy trình thực hiện của các tổ:

+ Cử nhóm trưởng, thư kí

+ Sử dụng số liệu về chiều dài đường bờ biển của nước ta và của tỉnh cần dự báo + Tính xác suất theo công thức

+ Đại diện báo cáo Kết quả của các tổ:

Nhận xét: Qua kết quả này cho thấy, với bài tập nhận biết thực tế. Cả hai lớp đều tính đúng xác suất, tuy nhiên mức độ nhận thức đề của 11A8 chậm hơn, nên thời gian hoàn thành chậm hơn. Các em lớp 11A7 nhận thức đề nhanh, giải quyết linh hoạt, khâu tra cứu số liệu thực tế cũng kịp thời. Lớp 11A8, các em tỏ ra lúng túng, định hướng các khâu còn chậm. Tuy nhiên sau gợi ý các em vẫn hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bài tập này các em phải có kiến thức về môn Địa lí về thực tế về chiều dài đường bờ biển Việt Nam và đường bờ biển các tỉnh miền trung nước ta.

Nhiệm vụ 2: Đếm số cá trong hồ

Đây là bài toán thường ngày của những người dân nuôi cá. Sau khoảng thời gian nuôi cá, họ muốn biết xem số cá hiện có trong hồ của họ là bao nhiêu để có những kế hoạch nuôi đúng cách. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là không thể bắt hết cá lên bờ, rồi sau đó đếm thủ công được, sẽ ảnh hưởng không tốt đến cá.

Hướng dẫn:

Các bước thực hiện như sau:

- B1: Bắt một lượng n con cá lên, rồi đánh dấu chúng sau đó thả lại vào hồ - B2: Bắt đại một lượng x con cá lên, rồi tính số cá được đánh dấu trong lượng vừa bắt lên, giả sử là y con cá. Tính tỉ lệ p y

x

= - B3: Ước lượng tổng số cá là n

p con.

Trên thực tế, số cá phân bố không đều lắm nên người dân phải thực hiện ước lượng số cá như trên 1 vài lần, sau đó tính trung bình lại, lúc đó kết quả mới chính xác hơn..

Yêu cầu các tổ về nhà thực hiện đếm số con vật trong các trại chăn nuôi tại địa phương và nộp báo cáo lại cho giáo viên

Lớp 11A7: Tổ 1: Đếm số cá trong ao nuôi cá của trường Tổ 2: Đếm số gà trong trại gà Nghi Lâm

Lớp 11A8: Tổ 3: Đếm số chim bồ câu tại trại bồ câu Nghi Kiều

Tổ 4: Đếm số ốc bươu ở 1 ao nuôi của trại nuôi ốc Nghi Văn. Quy trình thực hiện của các tổ:

+ Phân công nhiệm vụ và lên kế hoạch: - Cử nhóm trưởng: chỉ đạo, phaan công

- Chọn địa điểm thuận lợi để tiến hành (xin phép chủ trại, chuẩn bị dụng cụ, tham khảo cách thức không làm ảnh hưởng đến các con vật)

- Thư kí ghi chép số liệu

- Các thành viên trực tiếp thực nghiệm

- Người xử lí số liệu (tính toán) đưa ra kết luận và báo cáo kết quả. + Báo cáo kết quả

Nhận xét: Qua kết quả các nhóm về nhà thực hiện và nộp báo cáo cho thấy hầu hết các nhóm đều có ý thức thực hành nghiêm túc, bài bản. So sánh kết quả 2 lớp thực nghiệm (11A7) làm khá nhiều lần và cho kết quả chung sau nhiều lần thực hiện, tính toán chính xác. Lớp đối chứng(11A8) thì hai tổ chưa đồng đều, Tổ 3 có làm 2 lần và cho kết quả chung chính xác còn tổ 4 làm còn sơ sài, tính toán chưa

đúng,còn tính sai tỷ lệ nên kết quả chưa đúng.

Qua các bài tập thực nghiệm này, học sinh phát triển được các tư duy: * Tư duy quản trị (phân công công việc, sắp xếp công việc…)

* Tư duy chiến lược (Dự kiến các phương án thực hiện, dự kiến kinh phí, nhân lực, các phương tiện cần thiết…), lựa chọn được phương án tối ưu phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện sẵn có.

* Tư duy thực hiện quản trị (Tiến hành thức hiện dự án và có phương án để giải quyết các vấn đề phát sinh ….)

Như vậy chúng ta thấy, nếu định hướng học sinh giải bài tập bằng nhiều cách khác nhau không những rèn luyện thêm cho học kỹ năng ôn tập củng cố nhiều mảng kiến thức mà còn bước đầu hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh, giúp học sinh làm quen với việc lập kế hoạch, tiến hành các nhiệm vụ thực tế và linh hoạt xử lí các tình huống phát sinh.

3.2.3.1. Kiểm tra kiến thức lí thuyết

Sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi cho học sinh lớp TN và lớp ĐC làm bài kiểm tra (phụ lục 3). Kết quả về điểm số như sau

Điểm Tần số Lớp thực nghiệm 11A7 Lớp thực nghiệm 11A8 Tần suất (%) Tần số Tần suất (%) 0 0 0 0 0 0.5 0 0 0 0 1.0 0 0 0 0 1.5 0 0 0 0 2.0 0 0 0 0 2.5 0 0 0 0 3.0 0 0 0 0 3.5 0 0 1 2.63 4.0 0 0 1 2.63 4.5 0 0 3 7.89 5.0 1 3.03 3 7.89 5.5 1 3.03 3 7.89 6.0 1 3.03 4 10.53 6.5 2 6.06 4 10.53 7.0 3 9,09 6 15.79 7.5 5 15.15 5 13.16 8.0 5 15.15 3 7.89 8.5 7 21.21 2 5.26 9.0 6 18.18 2 5.26 9.5 2 6.06 1 2.63 10 0 0 0 0 Trung bình 7.26 6.61

Nhận xét: Qua kết quả này cho thấy:

- Tỷ lệ % HS yếu, kém ở các lớp TN luôn thấp hơn so với các lớp ĐC và ngược lại, tỷ lệ % HS khá, giỏi, trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC

- Điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC

Một phần của tài liệu HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY KINH TẾ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TỔ HỢP, XÁC SUẤT đại SỐ GIẢI TÍCH 11 ở TRƯỜNG THPT (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)