Kiến nghị và đề xuất

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC PHẦN “QUANG HỌC” VẬT LÍ 11 THPT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018qq (Trang 58 - 92)

PHẦN 3 KẾT LUẬN

2. Kiến nghị và đề xuất

Xây dựng hệ thống bài tập theo tiếp cận PISA để sử dụng vào dạy học và đánh giá kết quả học tập của HS trong trường phổ thông là rất khả thi và dễ thực hiện. Việc GV áp dụng các bài tập này thường xuyên sẽ giúp HS phát triển các NL chung và NL đặc thù môn học đã nêu trong chương trình phổ thông tổng thể 2018.

Muốn vậy, chúng tôi xin có một số kiến nghị và đề xuất sau:

- Tăng cường các bài kiểm tra áp dụng hệ thống bài tập theo tiếp cận PISA trong các trường phổ thông, bởi đây cách đánh giá này góp phần tích cực bồi dưỡng các NL Đọc hiểu, NL Khoa học và NL Toán học theo chương trình đánh giá của HS quốc tế.

- Tổ nhóm chuyên môn nên cùng nhau xây dựng hệ thống bài tập tiếp cận PISA có chất lượng, tạo ra ngân hàng đề kiểm tra từ các hệ thống bài tập này.

- Đề tài nghiên cứu và các tài liệu về PISA nên được phổ biến rộng rãi đến GV các trường phổ thông, làm tài liệu tham khảo cho GV trong quá trình giảng dạy.

Chúng tôi kính mong sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp, để đề tài được hoàn thiện, vận dụng tốt cho những năm học kế tiếp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên), Vật lý 11, NXB Giáo dục.

2. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Nguyễn Phúc Thuần (Chủ biên), Vật lý 11

Nâng cao, NXB Giáo dục.

3. Bùi Quang Hân (Chủ biên), Giải toán Vật lí 11 tập hai, NXB Giáo dục.

4. Bộ GD&ĐT (2015), Tài liệu tập huấn PISA 2015 và các dạng câu hỏi do OECD phát hành lĩnh vực toán học.

5. Bộ GD&ĐT, Cục quản lý chất lượng (2020), PISA và các dạng câu hỏi do OECD phát hành công cộng.

6. Cao Cự Giác (Chủ biên), Nguyễn Thị Nhị, Bài tập đánh giá năng lực khoa

học tự nhiên theo tiếp cận PISA, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Bộ GD&ĐT (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Vật

lý 11, NXB Giáo dục.

8. Bộ GD&ĐT, Vụ giáo dục trung học (2014), Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh THPT môn vật lý.

9. Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình tổng thể.

10. Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí.

11. Bộ GD&ĐT, Chương trình ETEP (2020), Kiểm tra đánh giá HS cấp THPT theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực môn Vật lí.

12. Bộ GD&ĐT, Chương trình ETEP (2021), Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS THPT môn Vật lí.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

Sử dụng bài “Kính tiềm vọng” trong tiết dạy “Lăng kính” (Bài 28, SGK Vật lí 11)

I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC

1. Định hướng phát triển các năng lực chung

- [TH] Năng lực tự học: thông qua việc HS tự đọc, tự tìm hiểu các câu hỏi và bài tập,

- [GQVĐ] Năng lực giải quyết vấn đề,

- [GT-HT] Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động trao đổi, thảo luận trong nhóm.

2. Định hướng phát triển các năng lực vật lí và năng lực PISA

NỘI DUNG Biểu hiện thành phần năng lực vật lí Năng lực của PISA

Câu hỏi 1

Kính tiềm vọng

[1.1] Nhận biết được cấu tạo của kính tiềm vọng.

[Đ]. Đọc hiểu

Câu hỏi 2:

Kính tiềm vọng

[I.2] Trình bày được đường đi của tia sáng trong kính tiềm vọng bằng hình vẽ.

[III.1] Giải thích được tại sao kính tiềm vọng lại sử dụng lăng kính phản xạ toàn phần.

[Đ]. Đọc hiểu [K]. Khoa học

Câu hỏi 3:

Kính tiềm vọng

[III.2] Đánh giá được ảnh hưởng của việc sử dụng gương phẳng và lăng kính phản xạ toàn phần trong kính tiềm vọng.

[Đ]. Đọc hiểu [K]. Khoa học

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu

- Giấy A0, bút lông

III. TIẾN TRÌNH SỬ DỤNG BÀI TOÁN “KÍNH TIỀM VỌNG” VÀO DẠY HỌC

III.1. Sử dụng trong hoạt động khởi động a) Mục tiêu: - Tạo vấn đề cho bài mới

- Phát triển năng lực: [TH], [1.1]

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Trước khi vào bài “Lăng kính” (Bài 28, SGK Vật lí 11), GV trình chiếu câu hỏi:

Bài 3: Kính tiềm vọng Tuyệt chiêu “cứu mạng” của tàu ngầm Pháp

Ở triển lãm Euronaval 2012 ở Paris, hãng đóng tàu DCNS (Pháp) đã giới thiệu 2 biến thể hệ thống tên lửa phòng không A3SM dùng để tàu ngầm đang lặn tự vệ….Một tàu ngầm trang bị A3SM Mast bị trực thăng chống ngầm phát hiện, các động tác cơ động tránh né vô hiệu, tàu ngầm buộc phải sử dụng A3SM Mast để tự vệ khẩn cấp, tàu ngầm nổi lên độ sâu sử dụng kính tiềm vọng, kính tiềm vọng quang - điện tử và cột gắn bệ phóng xoay (lúc này bệ phóng ở trạng thái thẳng đứng cùng với cột) được nâng nhô lên trên mặt nước, bệ phóng xoay ngang, các nắp đậy 2 đầu ống phóng mở ra, kính tiềm vọng sục sạo phát hiện mục tiêu và ngắm bắn, sau đó tên lửa được phóng đi tiêu diệt một trực thăng chống ngầm; tiếp đó phát hiện tiếp một trực thăng chống ngầm khác; phóng tiếp một tên lửa tiêu diệt mục tiêu này, sau đó tàu ngầm rút hạ kính tiềm vọng và cột gắn bệ phóng rồi lặn xuống độ sâu an toàn.

(Dẫn theo giaoduc.net.vn 09/11/2012)

Hình 2.5. Hình ảnh A3SM Mast phóng tên lửa phòng không Mistral

Câu hỏi 1: Bộ phận không thể thiếu trong kính tiềm vọng của các tàu chiến

và tàu ngầm hiện đại là lăng kính phản xạ toàn phần. Tiết diện thẳng của lăng kính phản xạ toàn phần là hình.

A. tam giác B. tam giác vuông cân

HS nêu lựa chọn của mình và giải thích vì sao lại chọn đáp án đó (Giải thích của HS có thể sai, có thể chưa đầy đủ, cũng có thể là không giải thích được). GV sẽ đặt vấn đề tiếp: Bạn đúng hay sai, chúng ta sẽ biết được sau khi tìm hiểu bài “Lăng kính”

III.2. Sử dụng trong luyện tập bài mới:

a) Mục tiêu: Phát triển năng lực: [TH], [GQVĐ], [GT-HT], [I.2], [III.1]

b) Nội dung: Trả lời các câu hỏi câu hỏi 2 của bài “Kính tiềm vọng”

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện: *Giao nhiệm vụ học tập:

- Cuối bài “Lăng kính”, GV yêu cầu HS thực hiện câu hỏi 2 của bài 3,

Câu hỏi 2: Kính tiềm vọng là một bộ phần quan trọng của tàu ngầm. Em

hãy cho biết, tại sao tàu ngầm phải sử dụng kính tiềm vọng? Vẽ hình để giải thích?

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS trao đổi trong nhóm, - GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi.

*Kết luận, nhận định:

- Các HS khác nhận xét, bổ sung bài làm của bạn, - GV nêu kết luận cuối cùng.

III.3. Sử dụng trong mở rộng bài học:

a) Mục tiêu: Phát triển năng lực: [TH], [GQVĐ], [GT-HT], [III.2]

b) Nội dung: Trả lời các câu hỏi câu hỏi 3 của bài “Kính tiềm vọng”

c) Sản phẩm: Câu trả lời của 4 nhóm trên giấy A0

d) Tổ chức thực hiện: *Giao nhiệm vụ học tập:

- Tổ chức cho 4 nhóm của lớp thảo luận câu hỏi 3:

Câu hỏi 3: “Năm 1854, Hippolyte Marié-Davy phát minh ra kính tiềm vọng

hải quân đầu tiên, bao gồm một ống thẳng đứng với hai gương nhỏ được cố định ở mỗi đầu ở góc 45°” (Wikipedia)

Vì sao hiện nay người ta dùng kính tiềm vọng sử dụng lăng kính phản xạ toàn phần mà không dùng kính tiềm vọng sử dụng gương phẳng?

* Thực hiện nhiệm vụ:

- Các nhóm nạp sản phẩm lên bảng.

*Báo cáo, thảo luận:

- GV cho các nhóm nhận xét chéo nhau: nhóm 1nhóm 2, nhóm 3 nhóm 4.

*Kết luận, nhận định:

- GV đưa ra đáp án đầy đủ của câu hỏi.

Một số hình ảnh trong tiết dạy bài “Lăng kính”

PHỤ LỤC 2

Đề kiểm tra ĐC

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT Trường THPT... Môn : VẬT LÍ 11A

I. Trắc nghiệm(7,5 điểm):

Câu 1: Quan sát hình vẽ (O, F, V là quang tâm của mắt, tiêu điểm mắt, điểm vàng). Hãy cho biết đó là mắt gì?

A. Cận thị B. Viễn thị C. Mắt không tật D. Mắt người già

Câu 2: Chọn phát biểu sai khi nói về tật cận thị của mắt? A. Mắt cận thị là mắt không nhìn rõ được những vật ở xa.

B. Đối với mắt cận thị, khi không điều tiết thì tiêu điểm của thuỷ tinh thể nằm trước võng mạc.

C. Điểm cực cận của mắt cận thị ở gần mắt hơn so với mắt bình thường.

D. Điểm cực cận của mắt cận thị ở xa mắt hơn so với mắt bình thường.

Câu 3 .Phát biểu nào sau đây về mắt cận là đúng?

A. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực.

B. Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực. C. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần. D. Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần.

Câu 4. Mắt của một người có điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Mắt người này

A. không có tật. B. bị tật cận thị. C. bị tật lão thị. D. bị tật viễn thị

Câu 5: Chọn phát biểu sai.

A. Mắt cận thị là mắt không thể nhìn xa được như mắt bình thường. B. Mắt cận thị có điểm cực cận gần mắt hơn so với mắt bình thường.

C. Mắt cận thị là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trước điểm vàng.

D. Mắt cận thị có điểm cực viễn ở vô cùng

Câu 6: Mắt một người có thể nhìn rõ từ 10cm → 50cm.

A. Người này mắc tật cận thị vì khi đọc sách phải để sách cách mắt 10cm. B. Người này mắc tật cận thị, khi mắt không điều tiết không nhìn rõ vật ở xa mắt quá 50cm.

C. Người này mắc tật viễn thị vì khi đọc sách phải để sách cách mắt 50cm xa hơn người mắt tốt (25cm).

D. Khi đeo kính chữa tật, mắt người này sẽ có khoảng nhìn rõ từ 25cm → ∞.

Câu 7: Mắt bị tật cận thị

A. Có tiêu điểm ảnh F’ ở sau võng mạc. B. Nhìn vật ở xa phải điều tiết mới thấy rõ. C. Phải đeo kính sát mắt mới thấy rõ.

D. Có điểm cực viễn cách mắt khoảng 2m trở lại.

Câu 8: Mắt cận thị muốn nhìn rõ vật ở vô cực mà không cần điều tiết thì phải mang kính (coi sát mắt)

A. hội tụ, có tiêu cự f = OCv. B. hội tụ, có tiêu cự f = OCc.

C. Phân kì, có tiêu cự f = - OCv. D. phân kì, có tiêu cự f = - OCc.

Câu 9: Người có mắt bị cận thị thì

A. Không thể nhìn được vật trong khoảng nhìn rõ của mắt. B. Nhìn được vật ở vô cực nếu đeo TKHT.

C. Có khoảng cực cận lớn hơn ở mắt tốt.

D. Có khoảng cực viễn hữu hạn

Câu 10: Nhận xét nào sau đây là không đúng?

A. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 25 (cm) đến vô cực là mắt bình thường. B. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 10 (cm) đến 50 (cm) là mắt mắc tật cận thị. C. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 80 (cm) đến vô cực là mắt mắc tật viễn thị.

D. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 15 (cm) đến vô cực là mắt mắc tật cận thị.

Câu 11: Một người nhìn rõ vật cách mắt từ 10cm đến 2m. Để sửa tật người này cận đeo sát mắt kính có độ tụ

A. D = 0,5dp B. D = 1dp C. D = – 0,5dp D. D = - 1dp

Câu 12. Một người cận thị đeo kinh có độ tụ – 1,5 (đp) thì nhìn rõ được các vật ở xa mà không phải điều tiết. Khoảng thấy rõ lớn nhất của người đó là:

A. 50 (cm). B. 67 (cm). C. 150 (cm). D. 300 (cm).

Câu 13: Một người mắt cận đeo sát mắt kính −2 dp thì nhìn thấy rõ vật ở vô cực mà không điều tiết. Điểm CC khi không đeo kính cách mắt 12,5 cm. Khi đeo kính, mắt nhìn thấy được điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu?

A. 12,5 cm. B. 20 cm. C. 65/3 cm. D. 50/3 cm.

Câu 14. Một người mắt có khoảng nhìn rõ là 84 cm, điểm cực cận cách mắt một khoảng là 16 cm. Người này muốn nhìn rõ những vật gần nhất cách mắt 20 cm thì phải đeo kính sát mắt có độ tụ bao nhiêu?

A. 1,5 dp. B. −1,25 dp. C. −1,5 dp. D. 1,25 dp

Câu 15: Một người có điểm cực cận cách mắt 0,4m, điểm cực viễn cách mắt 100cm. Khi đeo sát mắt kính có độ tụ 1,5điốp sẽ nhìn rõ vật xa nhất cách mắt là

II. Tự luận(2,5 điểm)

Câu 1( 1,5 điểm): Một người cận thị phải đeo kính sát mắt có độ tụ bằng -2,5 điốp thì nhìn rõ như người mắt thường (25cm đến vô cực). Xác định giới hạn nhìn rõ của người ấy khi không đeo kính.

Câu 2( 1 điểm): Một người cận thị khi đeo kính có độ tụ - 2,5dp thì nhìn rõ các vật từ 22cm đến vô cực. Kính cách mắt 2cm. Độ biến thiên độ tụ của mắt khi điều tiết không mang kính

Đáp án và biểu điểm đề kiểm tra ĐC

Nội dung Biểu điểm

I. Trắc nghiệm: 1. A 2. D 3. A 4. B 5. D 6. D 7. D 8. C 9. D 10. D 11. C 12. B 13. D 14. B 15. A I. Trắc nghiệm: 7,5 điểm (0,5 điểm/câu) II. Tự luận: Câu 1. 1 1 0, 4 40 2,5 f m cm D        ...

Sơ đồ tạo ảnh khi mắt đeo kính:

AB OKOTTT A1B1 ( Ảnh ảo ) ∈ CCCV d d’

- Khi nhìn ở vô cực, A1B1 hiện lên ở CV

→ d = ∞, d' = f = - OCV → OCV = - f = 40cm...

- Khi nhìn vật gần nhất, A1B1 hiện lên ở CC

d = 25cm, d' = - OCC = . 25.( 40) 200 25 ( 40) 13 d f d f        cm → OCC = 200 13 cm...

Giới hạn nhìn rõ khi không đeo kính: từ 200

13 cm đến 40 cm... Câu 2: 1 1 0, 4 40 2,5 f m cm D        ...

Sơ đồ tạo ảnh khi mắt đeo kính:

AB OK A1B1 ( Ảnh ảo ) ∈ CCCV OTTT A2B2 ≡V d d’

- Khi nhìn ở vô cực, A1B1 hiện lên ở CV

0.5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

→ d = ∞, d' = f = - (OCV – l)

→ OCV = l – f = 42cm = 0,42m...

- Khi nhìn vật gần nhất, A1B1 hiện lên ở CC

d = 22 – 2 = 20cm, d' = - (OCC – l) = . 20.( 40) 40 20 ( 40) 3 d f cm d f        ) → OCC = 40 3 + l = 46 3 cm = 0, 46 3 m... Lúc không đeo kính: min 1 1 1 max V D OCOVf  min 1 1 1 C max D OCOVf

Độ biến thiên độ tụ của mắt khi điều tiết không mang kính:

min 1 1 1 1 4,14 0, 46 0,42 3 max C V D D D OC OC         ……… 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ

Đáp án và biểu điểm đề kiểm tra TN

TT ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM

Câu hỏi 1

- Mức đầy đủ: Mã 2

Trả lời đúng 6 câu hỏi theo thứ tự 1–Sai, 2–Đúng, 3–Sai, 4–Đúng, 5–Sai, 6–Đúng

- Mức không đầy đủ:

Mã 1: Trả lời đúng từ 1 – 5 câu - Không đạt:

Mã 0: Trả lời không đúng câu nào

- Mức đầy đủ: 1 điểm - Mức không đầy đủ: 0,5 điểm - Không đạt: Không chấm điểm Câu hỏi 2 - Mức đầy đủ: Mã 2

Mắt cận về lâu dài có thể gây ra các biến chứng: + Khô mắt, cay, đau, ngứa, mỏi, mờ, nhức mắt + Mắt dễ có nguy cơ mắc bệnh: đục dịch kính, thoái hóa, bong, tróc võng mạc

+ Cận nặng có thể dẫn đến mù lòa. - Mức không đầy đủ: Mã 1

Trả lời không đầy đủ các ý trên. - Không đạt: Mã 0: Câu trả lời khác Mã 9: Không trả lời - Mức đầy đủ: 1 điểm - Mức không đầy đủ: 0,5 điểm - Không đạt:

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC PHẦN “QUANG HỌC” VẬT LÍ 11 THPT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018qq (Trang 58 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)