Tính đến thời điểm 31/12/2002, nguyên giá TSCĐ của Bưu điện huyện
Tủa Chùa là 54 tỷ đồng. Trong đó thuộc Bưu chính- Phát hành báo chí là 15 tỷ đồng, TSCĐ đặc thù là 1 tỷ; thuộc Viễn thông là 30 tỷ, TSCĐ đặc thù là 5 tỷ; TSCĐ khác là 3tỷ.
Tính đến thời điểm 30/11/2004 (sau khi chia tách BC – VT) đơn vị
quản lý chủ yếu tài sản thuộc lĩnh vực bưu chính gồm:
- TSCĐ nguyên giá: 1.483.605.240 đ
- Khấu hao: 794.188.078 đ
- Giá trị còn lại: 689.417.162 đ
a. Cơ sở vật chất, kỹ thuật mạng lưới Viễn thông.
- Đến thời điểm năm 2002 mạng lưới viễn thông Điện Biên – Lai Châu gồm 16 tổng đài , trong đó 01 tổng đài HOST Starrex được lắp đặt tại trung
tâm thành phố Điện Biên phủ , 05 tổng đài vệ tinh của Sterrex VKX do hãng
LGE- Hàn Quốc sản xuất có dung lượng từ 512 số đến 712 số . 10 tổng đài
nhãn hiệu Hicom của hãng SIEMENS - Đức sản xuất có dung lượng từ 128
đến 512 số được lắp đặt tại các huyện và bưu cục ba , với tổng dung lượng
mạng lưới là 14.028 số , dung lượng đã sử dụng là 10.550 số
- Đến thời điểm 31/12/2004 mạng lưới viễn thông được xây dựng bổ
xung thêm , trên toàn mạng gồm 17 tổng đài với tổng dung lượng là 26.272 số , dung lượng sử dụng 21.352 số .
Ngoài các tổng đài trên còn có các thiết bị 108 ;1080 ; loại DOR-ON liên doanh Mỹ –Trung được kết nối theo phương thức mạng LAN gồm 07 đường trung kế từ tổng đài HOST truyền tải qua hệ thống mạng VTN phục
vụ các dịch vụ giải đáp thông tin kinh tế – xã hội. Thiết bị điện báo GENTEX
– Pháp được đấu nối theo đường truyền 4 dây thông qua tổng đài ATEL-477 của pháp được lắp đặt tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ để truyền số
liệu , tin tức dạng văn bản . các thiết bị điểm nối điểm , điểm đa điểm , thiết bị
VISAT – 4 kênh, 1 kênh lắp đặt tại các huyện mới thành lập và các xã vùng
sâu, vùng xa trên toàn địa bàn của tỉnh .Mạng phi thoại FAX được lắp đặt tại
các huyện , thị và một số tại bưu cục ba để chuyển , nhận điện báo phổ thông
.Mạng vô tuyến điện CODAN ( hệ I ) thường trực giải quyết công tác an ninh
chính trị, chống bão lụt và các thông tin đột xuất của các cấp uỷ Đảng , chính
quyền trên địa bàn tỉnh và trong cả nước .
Đường truyền dẫn viba số gồm 36 trạm với thiết bị đầu cuối SAT-
34Mbp/s ,DM-1000 , AWA… được kết nối thành mạng lưới truyền tải thông
tin nội tỉnh , liên tỉnh , quốc tế . Ngoài ra còn có đường truyền cáp quang từ
HOST vệ tinh Him Lam; HOST vệ tinh huyện Điện Biên; HOST vệ tinh
huyện Điện Biên Đông và từ HOST tổng đài huyện Tuần giáo thông qua đường trục cáp quang VTN từ thành phố Điện Biên Phủ với thiết bị đầu cuối
loại sen rẽ ADM-163E1 cho trạm Nà Tấu (Điện Biên) trạm Mường ẳng và
Búng Lao (Tuần Giáo) .
Mạng thông tin di động đã được phủ sóng tại một số vùng trọng điểm như thành phố Điện Biên Phủ ; Thị xã Mường Lay, thị trấn Tuần Giáo, Thị xã Lai Châu và khu vực Nà Nhạn – Pa Khoang ( Điện Biên) .
Trong tương lai cơ sở vật chất kỹ thuật mạng lưới viễn thông Điện Biên – Lai Châu sẽ được nâng cấp và mở rộng, Đầu tư, đổi mới thiết bị, đặc biệt là mạng di động đến tất cả các huyện và những vùng trọng điểm , coi trong chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh tế để phù hợp với xu thế phát triển của nền
kinh tế tỉnh Điện Biên và xu thế phát triển của đất nước .
b. Cơ sở vật chất, kỹ thuật mạng lưới Bưu chính.
Mạmg lưới bưu chính bưu điện tỉnh Điện Biên gồm các bưu cục , đại lý và các điểm bưu điện – văn hoá xã, tổng số toàn tỉnh là 105 bưu cục, trong đó bưu cục cấp I là 1; bưu cục cấp II là 8; bưu cục cấp III là 6; đại lý bưu điện là
1; đại lý thuần viễn thông là 16 và 73 điểm bưu điện – văn hoá xã.
Bưu điện huyện Tủa Chùa có 01 bưu cục cấp II, 5 đại lý viễn thông và
11 điểm bưu điện –văn hoá xã .
Tuyến đường thư cấp II có chiều dài 90 km, vận chuyển từ Tủa Chùa
đến huyện Tuần Giáo và ngược lại.
Tuyến đường thư cấp III gồm 04 tuyến từ huyện Tủa Chùa đi các xã
trong huyện với tổng chiều dài là 233,2 Km. Phương tiện vận chuyển của cả 2
tuyến chủ yếu là xe máy với công nhân vận chuyển chuyên nghiệp.