Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN đề CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC HÌNH HỌC ở TRƯỜNG THPT (Trang 61 - 63)

3.1. Kết quả định tính

Thông qua các giờ dạy nội dung Hình học theo hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh cho ta thấy:

- Việc áp dụng các biện pháp sư phạm cũng đã đem lại một kết quả nhất định. - Trong quá trình học tập học sinh đã tích cực suy nghĩ, tham gia xây dựng bài, phát hiện và giải quyết vấn đề, tích cực tham gia phát biểu ý kiến làm cho các giờ học sôi nổi hơn.

62 - Các em dần dần nắm được các kiến thức cơ bản của chương trình một cách vững chắc hơn.

- Thông qua các hoạt động học sinh cảm thấy thích thú hơn với việc học tập theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh bị cuốn hút vào các công việc học tập, tạo cho học sinh sự ham học, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, khơi dậy khả năng tìm ẩn của mỗi học sinh. Đồng thời, giúp cho học sinh cảm thấy thêm yêu môn toán hơn.

3.2. Kết quả định lượng

Kết quả đánh giá kết quả của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được thống kê và tính toán thông qua bảng dưới đây:

- Lớp thực nghiệm: Lớp 11A2 Lớp/Sĩ số Giỏi (8 – 10 điểm) Khá (6,5 – 7,9 đ) Trung bình (5 – 6,4 đ) Yếu (3,5 – 4,9 đ) Kém Dưới 3,5 đ SL % SL % SL % SL % SL % 42 14 33,33 19 45,23 8 19,04 1 2,38 0 0 - Lớp đối chứng : Lớp 11A3 Lớp/Sĩ số Giỏi (8 – 10 điểm) Khá (6,5 – 7,9 đ) Trung bình (5 – 6,4 đ) Yếu (3,5 – 4,9 đ) Kém Dưới 3,5 đ SL % SL % SL % SL % SL % 43 7 16,27 12 27,90 18 41,86 6 13,95 0 0

Nhận xét: Qua kết quả thống kê trên ta thấy bước đầu thực hiện việc dạy học theo hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh là thành công. Các biện pháp sư phạm được đề ra là khả thi và hợp lí.

PHẦN III. KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu đã đạt được một số vấn đề sau:

- Nghiên cứu về năng lực nói chung, năng lực toán học nói riêng và năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cũng như nghiên cứu về cơ sở lí luận của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Nêu lên thực trạng dạy học Hình học ở trường THPT.

- Dựa vào các cơ sở lí luận và thực tiễn, đề tài đã đề ra các biện pháp nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh.

Đề tài cũng cho chúng ta thấy được rằng trong quá trình dạy học, giáo viên nên áp dụng phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh để góp phần làm phong phú thêm các phương pháp dạy học

63 mà giáo viên áp dụng khi đứng lớp cũng như góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

- Đã tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sư phạm được đưa ra trong chương III của đề tài.

Đề tài có thể nghiên cứu theo hướng:

- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề bằng phương pháp dạy học kiến tạo.

- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy các khái niệm ở trường THPT.

- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học định lí ở trường THPT theo con đường có khâu suy đoán, con đường suy diễn.

Đề tài chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân tình của quý thầy cô và các bạn để đề tài tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Diễn Châu, tháng 4 năm 2022

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN đề CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC HÌNH HỌC ở TRƯỜNG THPT (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)