Kiến nghị, đề xuất.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHUNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT DẤU đạo HÀM CỦA HÀM HỢP để GIẢI QUYẾT MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ HÀM SỐ (Trang 45 - 47)

C. Hàm số nghịch biến trên khoảng ( 2;0)  D Hàm số nghịch biến trên khoảng (1;2)

3. Kiến nghị, đề xuất.

3.1. Đối với giáo viên.

* Trong giảng dạy giáo viên nên chú trọng sử dụng nhiều phương pháp, biện pháp dạy học tích cức như: Dạy học khám phá, dạy học dự án,dạy học hợp tác, dạy học giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm….kết hợp với ứng dụng CNTT. Phương pháp dạy học này phát huy cao độ tính tích cực, chủ động , sáng tạo của học sinh, hướng tới phát triển tối đa năng lực tự chủ của học sinh trong học tập, phát triển năng lực tự học, tự làm việc tự nghiên cứu trên cơ sở kế hoạch học tập mà học sinh đã định ra.

* Giáo viên phải thể hiện đúng vai trò người tổ chức, thiết kế, hướng dẫn học sinh trong hoạt động học tập, giáo viên phải thường xuyên tìm hiểu, nghiên cứu, sử dụng các PPDH hiện đại kết hợp với PPDH truyền thống một cách có nghệ thuật, phù hợp. Trong quá trình dạy học phải tăng cường cho học sinh thảo luận, thuyết trình, chia sẻ suy nghĩ, hiểu biết. Tăng cường cho học sinh, nhóm học sinh thực hiện các dự án học tập.

3.2. Đối với nhà trường và các cấp quản lý.

* Tuyên truyền đến giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực người học, trong đó chú trọng năng cao năng lực tự học cho học sinh. Ban hành các văn bản chỉ đạo về việc đổi mới PPDH, tổ chức tập huấn cho giáo viên bộ môn. Chỉ đạo việc ra đề kiểm tra, đánh giá quá trình giá quá trình học tập của học sinh theo hướng tự học. Chỉ đạo giáo viên viết tài liệu hỗ trợ cho việc tự học của học sinh. Thực tế cho thấy học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc tìm được đầy đủ tài liệu thuận lợi cho hoạt động tự học. Vì vậy việc định hướng của giáo viên là rất quan trọng và cần thiết.

* Thường xuyên nắm bắt ý kiến phản hồi, đóng góp từ phía học sinh để kịp thời điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế quản lý. Cần thường xuyên mở rộng phương pháp, cách thức tiếp xúc, gặp gỡ lấy ý kiến học sinh về những vấn đề liên quan đến PPDH của giáo viên, chất lượng dạy học, kiểm tra đánh giá của giáo viên. Bên cạnh đó việc khen thưởng, kỷ luật học sinh phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công bằng, hiệu quả và kịp thời.

* Cải tạo, nâng cấp, trang bị thêm những phương tiện kỷ thuật hiện đại phục vụ cho quá trình dạy học. Trang bị thêm nguồn tài liệu liệu tham khảo cho học sinh. Tăng cường thêm máy tính để phát triển thư viện online.

3.3. Đối với học sinh.

* Cần biết xác định mục tiêu học tập, nội dung cần học, lên kế hoạch tự học. Xác định kiến thức, kỹ năng cơ bản thuộc mỗi nội nung hay chủ đề. Học sinh cần biết thể hiện, tham giâ quá trình thảo luận, biết tự đánh giá, tự điều chỉnh bản thân và đặc biệt là biết vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống thực tiễn. Học sinh cần nắm được các kỹ thuật tự học thông dụng bao gồm: Kỹ thuật nghe, ghi chép bài, đọc bài hiểu quả, cách ghi nhớ thông tin,sử dụng bản đồ tư duy và ứng dụng CNTT trong tự học.

* Phải xây dựng được kế hoạch học tập cụ thể, rõ ràng. Trong kế hoạch phải được xác định với tính hướng đích cao. Tức là kế hoạch ngắn hạn, dài hơi thập chí từng bài, từng chương phải được phải được tạo lập rõ ràng, nhất quán cho từng thời điểm tùng giai đoạn cụ thể sao cho cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.Vấn đề kế tiếp là phải chọn đúng trọng tâm cái gì là cốt lõi là quan trọng để ưu tiên tác đọng trực tiếp và dành thời gian công sức cho nó. Nếu việc học dàn trải, thiếu tập trung thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao.

* Trong thời đại hiện nay, với sự bùng nổ của thông tin trên toàn cầu diễn ra nhanh chóng, hoạt động học tập của học sinh không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà còn mở rộng ra nhiều môi trường xã hội khác. Vì vậy thông tin là một trong những yếu tố cơ bản, cần thiết để học sinh bổ sung và hoàn thiện dần vốn tri thức nghề nghiệp cho bản thân. Sau khi thu nhận thông tin học sinh phải biết cách xử lý, chọn lọc, phân loại thông tin phục vụ cho quá trình học tập của bản thân. Học sinh phải phát huy năng lực tiếp nhận, xử lý, tổng hợp thông tin phục vụ cho hoạt động học tập góp phần nâng cao tính tích cực, chư động.

Trên đây là những kinh nghiệm đúc rút được của chúng tôi trong việc áp dụng dạy tại trường phổ thông. Việc áp dụng đề tài thực sự đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực, thổi một luồng gió mới trong dạy học của nhà trường, góp phần tích cực vào phong trào đổi mới trong dạy và học hiện nay.

Đề tài này có thể sử dụng để tiếp tục thử nghiệm, rút kinh nghiệm ở các trường THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Rất mong được các ý kiến đóng góp, chia sẻ của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc quan tâm để chúng tôi hoàn thiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ GD-ĐT (2019) – Tài liệu tập huấn cán bộ, quản lý, giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

[2]. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên) – Vũ Tuấn (Chủ biên), 2009, Giải tích 12, NXBGDVN.

[3]. Polia G.(1997), Giải toán như thế nào, NXBGD. [4]. Công văn 5555, 3535 của Bộ giáo dục và đào tạo.

[5]. Đề thi THPT Quốc gia môn toán, đề thi minh họa THPT Quốc Gia môn toán của Bộ GD&ĐT, đề thi thử THPT Quốc gia môn toán của các Sở GD&ĐT.

[6]. Các đề thi thử THPT Quốc Gia môn Toán các trường. [7]. Tạp chí Toán học và tuổi trẻ.

[8]. Đột phá 8+ (Lê Phương Anh)

[9]. Bí quyết đạt điểm 10 chuyên đề Giải Tích (Nguyễn Phú Khánh...) [10].Phát triển đề minh họa của Bộ GD&ĐT của nhóm Strong

www.violet.vn, www.diendantoanhoc.net, www.mathscope.org, www.giaoduc.edu.vn , www.vietnamnet.vn, www.truonghocketnoi.edu.vn, www.toanthptht.blogtiengviet.net, ...

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHUNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT DẤU đạo HÀM CỦA HÀM HỢP để GIẢI QUYẾT MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ HÀM SỐ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)