KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tổ chức một số trò chơi vào dạy học bộ môn Toán nhằm tạo hứng thú và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường THPT Quỳ Châu (Trang 43 - 45)

3.1. Kết luận.

“ Học mà chơi – Chơi mà học” là một phương châm được đề cao trong hoạt động dạy học do có tác dụng khơi dậy nhiều hứng thú cho người dạy lẫn người học đồng thời tạo ấn tượng sâu sắc về bài học, giúp việc học nhẹ nhàng mà hiệu quả. Trò chơi trong dạy học có nhiều cấp độ từ việc chơi cho vui trước khi học, đến việc học dưới hình thức trò chơi và đến mức độ cao hơn là học tập từ trò chơi. Sử dụng trò chơi trong dạy học đòi hỏi kĩ năng sư phạm thuần thục và khả năng sáng tạo cao của người dạy từ khâu xây dựng, lựa chọn, tổ chức thực hiện trò chơi đến việc hướng dẫn người học tư duy, phát hiện tri thức từ trò chơi. Những nỗ lực sử dụng trò chơi trong dạy học THPT không chỉ khẳng định tính khoa học và nghệ thuật của hoạt động dạy học mà còn chứng tỏ tinh thần đam mê nghề nghiệp của GV. Từ đó làm tăng hứng thú, động cơ học tập của HS và góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường.

Qua đề tài “ Tổ chức một số trò chơi vào dạy học bộ môn Toán nhằm tạo hứng thú và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường THPT Quỳ Châu” tôi đã trình

bày chi tiết 7 trò chơi như sau:

1.Xây dựng và sử dụng mini Game “ Ai là triệu phú”. 2. Xây dựng và sử dụng mini Game “ Ai nhanh hơn”. 3.Xây dựng và sử dụng mini Game “ Ô chữ kỳ diệu”. 4. Xây dựng và sử dụng mini Game “ Tiếp sức”.

5. Xây dựng và sử dụng mini Game “ Làm hộp quà với hình dáng các hình không gian”

6. Xây dựng và sử dụng mini Game “ Đi tìm ẩn số”. 7. Xây dựng và sử dụng mini Game “ Đối mặt”.

Mong rằng đề tài nghiên cứu của tôi sẽ phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy cũng như góp phần tạo hứng thú, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường THPT Quỳ Châu nói chung và các trường THPT nói riêng. Đặc biệt là trong thời gian trường THPT Quỳ Châu chúng tôi đang chuẩn bị đón danh hiệu trường đạt chuẩn Quốc Gia, kịp thời đáp ứng cho nhu cầu của chương trình trung học phổ thông 2018 và trong bối cảnh toàn cầu đang chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid 19 như hiện nay.

3.2. Kiến nghị.

3.2.1. Với các cấp quản lí giáo dục.

Việc tổ chức dạy học theo các phương pháp mới, phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn Toán là một hướng đi đúng và cần thiết. Tuy nhiên, việc áp dụng các trò chơi này chỉ mang lại kết quả cao, bền vững khi các cấp quản lí giáo dục

43

đặc biệt quan tâm và có những đánh giá kết quả cụ thể. Từ đó mang giá trị thiết thực cho trò chơi nhằm phục vụ cho hoạt động dạy học.

Nhà trường, tổ chuyên môn nên có nhiều hơn các hoạt động riêng về chuyên đề chú trọng đến hình thức sử dụng các trò chơi trong dạy học. Qua đó GV có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ và góp ý cho nhau để cùng hoàn thiện.

Tôi nhận thấy đây là một hình thức tạo nhiều hứng thú cho HS trong học tập nhưng không làm sai lệch hướng dạy học của bộ môn.

3.2.2. Với giáo viên.

Để sử dụng tốt các trò chơi vào dạy học trong bộ môn Toán hiệu quả, GV cần áp dụng đúng đối tượng, hình thức sử dụng, bài học sử dụng các trò chơi sao cho phù hợp..

GV cần có ý tưởng mang tính khả thi, thiết kế được nội dung, hình thức, các hoạt động phong phú, đa dạng, phát huy tối đa khả năng của người học. Đặc biệt, GV cần không ngừng học tập, nâng cao kinh nghiệm tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ hoạt động giáo dục. Ngoài ra, một yếu tố tạo nên sự thành công khi dạy học theo hình thức này là sự tương tác, kết hợp với các GV bộ môn khác, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học.

Trên đây là nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Những gì tôi trình bày trong đề tài là sự nghiên cứu, tìm tòi và vận dụng vào thực tiễn trong một thời gian dài và đã mang lại hiệu quả thiết thực vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán. Tuy nhiên, để tài sẽ còn những chỗ chưa thật sự thỏa đáng. Tôi rất mong muốn nhận được những góp ý từ các bạn đồng nghiệp, Hội đồng khoa học các cấp và bạn bè chia sẻ, bổ sung để đề tài có thể hoàn thiện hơn.

44

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Bá Hoành (chủ biên), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

2. Nguyễn Thị Bích Hồng, Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học - Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM - Số 54.

3. Nguyễn Ngọc Lâm , Sinh hoạt trò chơi khi dạy và học, Đại học Mở TPHCM. 4. Lê Nguyên Long, Thử đi tìm phương pháp dạy học hiệu quả, nhà xuất bản Giáo dục.

5. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường, Lí luận dạy học hiện đại, nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

Một phần của tài liệu Tổ chức một số trò chơi vào dạy học bộ môn Toán nhằm tạo hứng thú và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường THPT Quỳ Châu (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)