Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO GÓC CHỦ đề “CÁC LỰC CƠ HỌC” CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 10 THPT, NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ TỰ CHỦ CỦA HỌC SINH (Trang 31 - 36)

1. Mục đích thực nghiệm

sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi của việc áp dụng dạy học theo góc mơn Vật lí ở trường THPT, cụ thể là: Đánh giá xem vận dụng cơ sở lý luận của phương pháp dạy học theo góc vào dạy học các nội dung kiến thức chủ đề “Các lực cơ học” Vật lí 10 chương trình chuẩn theo hướng phát huy tính tích cực và tự chủ của học sinh hay khơng; giúp nâng cao chất lượng kiến thức; kích thích sự hứng thú học tập; rèn luyện kỹ năng Vật lí; rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh hay khơng.

Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của tiến trình dạy học đã soạn thảo trên cơ sở lí luận của dạy học theo góc đối với đối tượng là học sinh; đối chiếu kết quả học tập ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Từ đó sửa đổi, bổ sung và hồn thiện các tiến trình dạy học theo góc.

2. Đối tượng thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành đối chứng thực nghiệm sư phạm được trên đối tượng là học sinh lớp 10 năm học 2021-2022 tại 2 trường THPT trên địa bàn Nghệ An có trình độ, khả năng học tập tương đương nhau.

- Nhóm thực nghiệm là lớp 10A3 (Trường Phổ thơng Hermann Gmeiner Vinh),có 47 học sinh trong đó có 11 học sinh nữ và 36 học sinh nam và lớp 10D1 (Trường Trung học phổ thông Phan Thúc Trực, Yên Thành), có 42 học sinh trong đó 30 học sinh nữ và 12 học sinh nam. Lớp được dạy học theo phương pháp dạy học theo góc.

- Nhóm đối chứng là lớp 10A1 (Trường Phổ thông Hermann Gmeiner Vinh),có 47 học sinh và lớp 10A6 (Trường Trung học phổ thông Phan Thúc Trực, Yên Thành), có 42 học sinh được dạy học theo phương pháp truyền thống ở chủ đề “Các lực cơ học”.

3. Thời gian thực nghiệm:

- Bài “ Lực đàn hồi. Định luật Húc” tiết 5 tại lớp 10A3 ngày 12/11/2021. - Bài “ Lực ma sát” tiết 2 tại lớp 10D1 ngày 18/11/2021.

4. Phương pháp thực nghiệm

Tiến hành thực nghiệm ở 2 trường với hình thức thực nghiệm song song, trong đó có một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng.

Với các nội dung kiến thức được tiến hành theo phương pháp dạy học theo góc, chúng tơi tổ chức lớp thành 4 nhóm ứng với 4 góc. Mỗi nhóm đều có nhóm trưởng, thư kí là những em có năng lực và các thành viên. Để đảm bảo học sinh có thể thực hiện được nhiệm vụ của bài học, chúng tôi tiến hành các công việc cụ thể sau đây:

- Giới thiệu đến học sinh phương pháp dạy học theo góc.

- Phân công nhiệm vụ cần thực hiện của các nhóm học sinh ở các góc bằng phát phiếu học tập. Cung cấp thiết bị dạy học, tư liệu cần thiết ở mỗi góc.

Ví dụ như ở góc trải nghiệm cần có các thiết bị thí nghiệm; ở góc quan sát thì có video giáo viên làm thí nghiệm, cịn góc áp dụng có bảng trợ giúp.

- Tiến hành hướng dẫn di chuyển theo góc.

- Các sản phẩm ở các nhóm được thu thập lại. Dựa vào các thông tin được ghi lại, tơi tiến hành phân tích diễn biến giờ học, đánh giá kết quả để từ đó có những chỉnh sửa phù hợp. Kết thúc quá trình thực nghiệm học sinh làm một bài kiểm tra 15 phút (dạng trắc nghiệm trên ứng dụng quizizz). Với các kết quả thu được chúng tơi phân tích và sơ bộ đánh giá tính khả thi và kết quả của tiến trình dạy học đã được soạn thảo đối với việc phát huy tính tích cực, tự chủ của người học.

5. Tiến hành thực nghiệm

Chia các em ở lớp 10A3 tại trường PT Hermann Gmeiner Vinh thành 4 nhóm tương ứng với 4 góc:

TT Số thành viên Nhóm trưởng Thư ký Nhóm 1 11 Tạ Quang Minh Lê Thanh Vân Nhóm 2 12 Nguyễn Tất Gia Bảo Lê Ngọc Trà My Nhóm 3 12 Cao Hương Trần Thị Huyền Linh Nhóm 4 12 Nguyễn Như Phong Cồ Khánh Hiệp

Chia các em ở lớp 10D1 tại trường THPT Phan Thúc Trực thành 4 nhóm

tương ứng với 4 góc:

TT Số thành viên Nhóm trưởng Thư ký Nhóm 1 10 Trần Thị Hảo Nguyễn Thị Mai Nhi Nhóm 2 11 Nguyễn Linh Đan Trần Thị Huyền Trang Nhóm 3 11 Nguyễn Văn Huy Nguyễn Quỳnh Trang Nhóm 4 10 Lê Trung Hiếu Võ Mai Uyên

Sau khi chia nhóm, giáo viên sẽ tiến hành hướng dẫn học sinh chọn góc và thực hiện nhiệm vụ học tập bằng cách trả lời các câu hỏi ở phiếu học tập. Sau 10 phút, giáo viên yêu cầu học sinh đổi góc. Khi các nhóm qua đủ các góc, một thành viên được chỉ định bất kì đại diện nhóm trình bày sản phẩm góc. Đây là tiết học thực nhiệm đầu tiên trình bày, học sinh cịn lúng túng chưa quen khi trình bày trước lớp nhưng dưới sự động viên của giáo viên, các học sinh đã tự tin, mạnh dạn trình bày sản phẩm của nhóm, học sinh chú ý lắng nghe, tích cực phát biểu bổ sung ý kiến bổ sung, thảo luận trong lớp, khơng khí học tập rất sơi nổi.

6.1. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm

a. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm

Chúng tôi đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm qua các tiêu chí: - Tính khả thi của đề tài căn cứ vào:

+ Số câu trả lời đúng trong phiếu học tập. + Thời gian thực hiện nhiệm vụ tại các góc.

- Tính hiệu quả: Hiệu quả của q trình thực hiện dạy học theo góc chủ đề “Các lực cơ học” được đánh giá qua các căn cứ của sự phát triển tư duy của học sinh:

+ Diễn đạt của học sinh.

+ Kĩ năng đề xuất phương án thí nghiệm.

+ Kĩ năng quan sát, phân tích, sự tác động của học sinh về các hiện tượng vật lí.

+ Các phân cơng cơng việc,cách thức thảo luận trong nhóm.

+ Chất lượng kiến thức của học sinh được đánh giá qua quá trình học sinh tham gia thực hiện hoạt động nhóm, trình bày sản phẩm góc và bài kiểm tra 15 phút.

b. Kết quả do học sinh thực hiện: Sản phẩm học tập là phiếu A0 trả lời các câu trong phiếu học tập tại các góc

6.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.

Chúng tơi đã chọn 2 nhóm lớp có chất lượng tương đương để làm đối chứng và thực nghiệm.

- Nhóm thực nghiệm lớp: 10A3 với số học sinh là: 47; 10D1 với số học sinh là: 42 - Nhóm đối chứng lớp: 10A1 với số học sinh là: 47

10A6 với số học sinh là: 42

- Bài kiểm tra được thực hiện sau khi giáo viên và học sinh hồn thành nhiệm vụ học tập.

Thơng qua quan sát quá trình hoạt động học tập trong giờ học kết hợp với bài kiểm tra 15 phút ( trên ứng dụng quizizz) chúng tôi thu được kết quả như sau:

Nhóm học sinh Số câu Số HS 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đối chứng 47 0 0 0 9 14 12 8 3 1 0 Thực nghiệm 47 0 0 0 4 6 11 12 5 6 3

- Đối với nhóm học sinh tại trường THPT Phan Thúc Trực: Nhóm học sinh Số câu Số HS 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đối chứng 42 0 0 0 7 11 10 8 4 2 0 Thực nghiệm 42 0 0 0 3 5 8 13 6 5 2

Dựa vào bảng số liệu chúng tôi nhận thấy số câu hỏi trả lời đúng của lớp thực nghiệm có trung bình cộng cao hơn lớp đối chứng, số câu hỏi trả lời đúng của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Từ đó cho thấy, vận dụng dạy học theo góc khơng chỉ phát huy được tính tích cực và tự chủ mà cịn tạo ra khơng khí học tập sơi nổi, tích cực và kích thích được khả năng tìm tịi sáng tạo, nâng cao được năng lực nhận thức và năng lực hành động ở các em. Rèn luyện được các kĩ năng cần thiết cho các em sau này.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO GÓC CHỦ đề “CÁC LỰC CƠ HỌC” CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 10 THPT, NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ TỰ CHỦ CỦA HỌC SINH (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)