Những đề xuất kiến nghị

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 11 NHẰM GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT (Trang 37 - 42)

5. Thực nghiệm sư phạm

3.2 Những đề xuất kiến nghị

a. Đối với sở giáo dục

Sở giáo dục nên thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề về “phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường”, các chuyên đề về “ sử dụng tiết kiệm năng lượng có hiệu quả” đối với bộ môn vật lí để giáo viên có thêm tư liệu và điều kiện học hỏi giao lưu kinh nghiệm giảng dạy.

Những sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cao nên gửi về các trường để giáo viên tham khảo và học tập.

b. Đối với nhà trường

Nhà trường cần có những cẩm nang minh họa lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường

Nhà trường cần phải có kế hoạch và yêu cầu tích hợp cụ thể để giáo viên thực hiện, tránh tuỳ tiện tích hợp không có chủ định, không có kế hoạch.

Nhà trường có mối quan hệ chặt chẽ với địa phương để học sinh năm bắt được các vấn đề cơ bản, quan trọng của địa phương đang diễn ra hàng ngày để giáo viên tích hợp trong quá trình giảng dạy.

Nhà trường nên thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa cho học sinh về chủ đề bảo vệ môi trường”, để từ đó học sinh biết quan tâm và bảo vệ môi trường.

c. Đối với giáo viên

Không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, luôn ý thức được cần phải đổi mới dạy học để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của chương trình GDPT đã đưa ra.

d. Đối với học sinh

Luôn có thói quen vận dụng các kiến thức, kỹ năng của môn học vào thực

tiễn cuộc sống. Khai thác, sử dụng công nghệ thông tin thành thạo,có hiệu quả để tìm kiếm nhiều nguồn tài liệu phục vụ trong học tập các môn học nói chung, đặc biệt là môn vật lí nói riêng. Đồng thời cần rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập như làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề …để phát huy khả năng của mình trong học tập cũng như trong đời sống thực tiễn.

Trên đây là những kinh nghiệm đúc rút được của tôi trong việc áp dụng phương pháp dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lý 11 ở trường Trung học phổ thông Lê Viết Thuật trong thời gian qua. Việc áp dụng đề tài thực sự đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực, góp phần tích cực vào phong trào bảo vệ môi trường hiện nay trong nhà trường, cũng như của toàn xã hội. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, chia sẻ các thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc quan tâm để chúng tôi hoàn thiện đề tài. Xin cảm ơn!

Vinh, ngày 22 tháng 4 năm 2022 Người viết

PHAN THỊ THANH THÚY

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa Vật lí 11 – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 2. Sách giáo viên Vật lí 11 – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 3. Chuyên đề học tập vật lí 10 – Nhà xuất bản Đại học sư phạm 4. Thư viện giáo án Vật lí.

5. Thư viện bài giảng điện tử. 6. Nguồn tài liệu internet.

PHỤ LỤC

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN

I.THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên:……… Giới tính: Nam/ nữ

Trình độ đào tạo:………. Nơi công tác:……….Số năm giảng dạy:……….

II. CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN

Qúy thầy cô đánh dấu (x) vào ô tương ứng với sự lựa chọn của mình

1.Thầy cô hiểu gì về khái niệm dạy học tích hợp?

Dạy học tích hợp là một phương pháp dạy học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết có hiệu quả những tình huống thực tiễn.

Tích hợp được định nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị, thậm chí là trong một tiết học hoặc một bài tập nhiều mảng kiến thức và kỹ năng liên quan với nhau nhằm mục đích tăng cường hiệu quả giáo dục đồng thời cũng nâng cao chất lượng và tiết kiệm thời gian học tập cho người học.

Dạy học tích hợp là cách thức giáo viên lồng ghép kiến thức môn học này với kiến thức môn học khác có liên quan với nhau.

2.Theo thầy cô có cần thiết dạy học môn Vật lý theo định hướng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường không?

Rất cần thiết Cần thiết

Hoàn toàn không

3. Theo thầy cô môn Vật lý có vai trò như thế nào trong dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường?

Hình thành và phát triển những năng lực chung cốt lõi cho người học NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo)

Giúp HS có những kiến thức, kỹ năng Vật lý phổ thông, cơ bản, thiết yếu; phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Vật lý và các môn học khác như Hoá học, Sinh học,Toán, Tin học, Công nghệ,...; tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng vào đời sống thực tế

Hình thành và phát triển những phẩm chất chung cho HS (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và những phẩm chất mà giáo dục toán học đem lại (tính kỷ luật, kiên trì, độc lập, sáng tạo, hợp tác; thói quen tự học, hứng thú và niềm tin trong học Vật lý).

4. Theo thầy cô để có điều kiện dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn vật lí cần có năng lực nào?

Năng lực tự chủ và tự học Năng lực giao tiếp và hợp tác

Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo Năng lực ngôn ngữ

Năng lực tính toán

Năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội Năng lực công nghệ, tin học Năng lực thẩm mĩ

cần tiến hành theo các bước như thế nào?

(1) Xác định mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường.

(2) Xây dựng nội dung tích hợp phù hợp với nội dung bài học (3) Thu thập tài liệu sinh động và có sức thuyết phục

(4) sử dụng máy chiếu, ti vi có kết nối máy vi tính để trình chiếu (5) Tổ chức triển khai thực hiện

A. Thực hiện các bước theo thứ tự: (1),(2),(3),(4),(5). B. Thực hiện các bước theo thứ tự: (1),(2),(3),(5). C. Thực hiện các bước theo thứ tự: (1),(2),(3),(4). D. Thực hiện các bước theo thứ tự: (2),(1),(3),(5).

6. Theo thầy cô bước nào là khó nhất trong các bước ở câu 5?

A.5 B.4 C.3 D.1 E.2

7.Theo thầy cô khi tổ chức dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học vật lí có những khó khăn gì?

Không có thời gian đầu tư thiết kế chủ đề

Khó chọn lọc chủ đề phù hợp với nội dung bài dạy Không có nhiều nguồn tư liệu tham khảo

Nội dung kiến thức quá khó với học sinh

Dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường không mang lại kết quả gì cho học sinh trong các kì thi

Trình độ giáo viên còn hạn chế Trình độ học sinh không đồng đều

Thiếu thốn về cơ sở vật chất không đáp ứng được điều kiện dạy học Học sinh không hứng thú với việc học tích hợp giáo dục môi trường trong môn vật lí

8. Theo thầy cô người học có hứng thú với dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học vật lí không?

Rất hứng thú Hứng thú

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 11 NHẰM GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)