Bảng thống kê phân bố tần suất tích lũy đạt điểm Xi trở xuống

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ án VÀO CHỦ đề CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ VẬT LÍ 11 NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH (Trang 49 - 66)

HS đạt mức điểm Xi trở xuống Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Lớp 11A8 (47) Lớp 11A6 (48) Số lượng học sinh Tần suất (%) Số lượng học sinh Tần suất (%) 1 0 0 0 0 2 2 4,25 0 0 3 5 10,63 1 2,08 4 14 29,78 4 8,33 5 27 57,44 13 27,08 6 38 80,84 24 50,00 7 43 91,48 37 77,08 8 47 100 44 91,66 9 47 100 47 97,91 10 47 100 48 100

Bảng 5.3. Bảng thống kê điểm trung bình, phương sai,

độ lệc chuẩn và độ biến thiên

Lớp 𝑋̄ 𝜎2 𝜎 CV(%)

ThN 6,46 2,16 1,47 22,78%

ĐC 5,25 2,19 1,48 28,16%

Qua các bảng thống kê điểm số và đồ thị đường tích lũy của lớp ThN và ĐC, chúng tôi rút ra rằng:

- Điểm trung bình 𝑋̅𝑖 của lớp ThN cao hơn so với lớp ĐC.

- Đường tích lũy của lớp ThN nằm phía bên phải và ở phía dưới đường tích lũy của lớp ĐC. Điều đó chứng tỏ lớp ThN học sinh tiếp thu và nắm chắc kiến thức hơn lớp ĐC, tính chất đại trà của lớp ThN tốt hơn.

- Độ biến thiên CV của lớp ThN nhở hơn của lớp ĐC, chứng tỏ độ phân tán của lớp ThN nhở hơn so với lớp ĐC. Qua đó một lần nữa cho thấy tính đại trà của lớp ThN tốt hơn lớp ĐC.

Qua kết quả và phân tích ở trên cho thấy rằng áp dụng phương pháp dạy học dự án áp dụng vào chủ đề cảm ứng điện từ đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học.

KẾT LUẬN CHUNG 1. Ý nghĩa của đề tài

Từ kết quả của đề tài, đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ đạt ra ban đầu, chúng tôi thấy rằng đề tài đã giải quyết được các vấn đề sau:

- Về mặt lý luận đề tài có những đóng góp sau:

+ Đề tài tổng hợp và trình bày logic các khái niệm về phương pháp dạy học dự án nói chung và áp dụng vào môn Vật lí nói riêng; khái niệm và các biểu hiện của tính tích cực và sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập môn Vật lí. + Đồng thời chúng tôi xây dựng được các tiêu chí đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức, tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh khi sử dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học.

- Về mặt thực tiễn đề tài có những đóng góp sau:

+ Chúng tôi đã khảo sát đối với giáo viên, học sinh THPT, sau đó xử lý số liệu. Qua đó chúng tôi thấy giáo viên và học sinh đồng ý cao về sự cần thiết sử dụng phương pháp dạy học dự án đối với một số chủ đề Vật lí ở THPT, trong đó có chủ đề “cảm ứng điện từ” để phát triển phẩm chất, năng lực học sinh phù hợp với đổi mới giáo dục hiện nay.

+ Đã xây dựng được tiến trình dạy học một số đơn vị kiến thức của chủ đề “cảm ứng điện từ” theo phương pháp dạy học dự án, qua đó cho thấy có nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với các phương pháp dạy học khác khi dạy học chủ đề “cảm ứng điện từ”.

Kết quả thu được sau khi thực nghiệm đã chứng tỏ phương pháp dạy học dự án không những mang lại hiệu quả trong việc nắm vững kiến thức mà còn hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh như: tính cực, tự lực học tập; học sinh vận dụng tốt các kiến thức đã học vào thực tiễn, tạo hứng thú, say mê khoa học; giúp người học vững vàng và tự tin hơn cho công việc sau này.

2. Hướng phát triển của đề tài

Các dự án mà học sinh đã thực hiện trong đề tài đã đáp ứng yêu cầu của quá trình dạy học dự án, giúp học sinh tiếp nhận kiến thức mới của chủ đề “cảm ứng điện từ”. Tuy nhiên, các ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ còn rất nhiều thiết bị kĩ thuật khác nữa như: bếp điện từ, đàn ghi ta điện, lò cao tần,….Do đó, trong các năm học tiếp theo chúng ta có thể sử dụng phương pháp dạy học dự án cho các ứng dụng kĩ thuật khác vào dạy học chủ đề “cảm ứng

điện từ”. Sau nhiều năm chúng ta có thể có một bộ sưu tập về các ứng dụng kĩ thuật của chủ đề “cảm ứng điện từ” cho học sinh. Nếu có được như vậy, chúng ta có được bộ các thiết bị biểu diễn cho học sinh trong dạy học khi dạy chủ đề “cảm ứng điện từ”.

Ngoài ra, chúng ta có thể vận dụng phương pháp dạy học dự án, tiến trình dạy học theo hướng đã soạn vào các chủ đề tương tự như chủ đề “cảm ứng điện từ”.

3. Kiến nghị và đề xuất

Qua quá trình thực hiện đề tài, trong đó có điều tra thực trạng đối với giáo viên, học sinh và làm việc với học sinh chúng tôi một số kiến nghị và đề xuất sau:

- Để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu đòi hỏi dạy học ở THPT phải đổi mới toàn diện: từ việc biên soạn giáo án phải gắn chặt với các kiến thức thực tiễn, kế hoạch dạy học, trang thiết bị phục vụ cho dạy học phải được hiện đại hóa, các thiết bị thí nghiệm thực hành phải được đổi mới… và cả việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “lấy người học làm trung tâm” và kể cả đổi mới kiểm tra đánh giá không chỉ đánh giá kết quả học mà phải kết hợp đánh giá quá trình học của học sinh.

- Ngày càng hiện đại hóa và hoàn thiện hơn nữa cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho việc tổ chức hoạt động học tập của học sinh theo phương pháp dạy học tích cực: máy tính, máy chiếu, máy tính, phòng học, thư viện, phòng thí nghiệm… - Khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên tăng cường thời lượng dạy học có sử dụng dạy phương pháp dạy học tích cực (dạy học dự án, dạy học kiến tạo…), ngày từng bước giảm dần thời lượng sử dụng phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, giảng giải và minh họa).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đỗ Hương Trà (2011), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm.

[2]. Đinh Thị Tình Trường (2012), Dạy học theo Dự án – Một phương pháp dạy học mới tại Việt Nam, Tạp chí lao động và xã hội.

[3]. Bộ giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể 2018.

[4]. Bộ giáo dục và Đào tọa (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - Môn Vật lí.

[5]. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), “Phương pháp dạy học Vật lý ở trường trung học phổ thông”, Nxb Đại học sư phạm. [6]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XIII, NXb CTQG- Sự thật. [7]. Đỗ Hương Trà (2007), Dạy học dự án và tiến trình thực hiện, tạp chí giáo

dục số 157. [8].https://taphuan.csdl.edu.vn/learn/learn/33303893-29112719- 29112719/30771198-31000488-1/mo-dun-2-gvpt-mon-vat-li-thpt.html. [9].https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/magazine/tag/d%E1%BA%A1y- h%E1%BB%8Dc-d%E1%BB%B1-%C3%A1n

PHỤ LỤC Phụ lục 01:

Phiếu thăm dò giáo viên

Kính chào quí Thầy, Cô!

Quí Thầy, Cô vui lòng dành chút thời gian hoàn thiện phiếu thăm dò giúp chúng tôi trong quá trình nghiên cứu.

I. Thông tin cá nhân

Họ và tên giáo viên:………. Giới tính: ……….(Nam/nữ).

Đơn vị công tác:………..số năm công tác……… Môn giảng dạy……….

II. Nội dung thăm dò

Quí Thầy, Cô tích dấu (X) vào ô □ tương ứng, viết ý kiến của mình vào phần chấm chấm.

Câu 1: Quí Thầy, Cô hiểu về dạy học dự án?

1. Dạy học dự án là một hình thức dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có giới thiệu. □

2. Dạy học dự án có các đặc điểm sau: - Mang tính thực tiễn. □

- Mang tính phức hợp, liên môn. □ - Mang tính định hướng hành động. □

- Mang tính tự lực và cộng tác của người học. □ - Mang tính định hướng sản phẩm. □

3. Các giai đoạn của dạy học dự án - Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án. □ - Giai đoạn 2: Thực hiện dự án. □

4. Khi học sinh được học thông qua dạy học dự án học sinh sẽ phát triển được các năng lực

- Năng lực nhận thức kiến thức chuyên môn. □ - Năng lực tìm hiểu thế giới dưới góc độ môn học. □ - Năng lực vận dụng và sử dụng kiến thức đã học. □ - Phát huy năng lực giao tiếp. □

- Phát huy năng lực hợp tác. □ - Phát huy năng lực sáng tạo. □ - Phát huy năng lực tự. □

- Định hướng nghề nghiệp. □.

Câu 2: Theo thầy cô có cần thiết dạy học môn Vật lý theo phương pháp dạy học dự án không?

Rất cần thiết □ Cần thiết □

Không cần thiết □ Hoàn toàn không □

Câu 3: Trong quá trình dạy học môn Vật lý, Thầy (Cô) đã sử dụng phương pháp dạy học dự án như thế nào?

Chưa bao giờ dạy □; Đã có một vài lần □; Thỉnh thoảng □ Thường xuyên □.

Câu 4. Theo Thầy (Cô) khi tổ chức dạy học chủ đề phương pháp dạy học dự án có những khó khăn gì?

- Mất thời gian quá nhiều để chuẩn bị. □

- Khó chọn chủ đề để dạy học theo phương pháp dạy học dự án. □ - Trình độ giáo viên còn hạn chế để hướng dẫn học sinh. □

- Học sinh không thể chế tạo được sản phẩm. □

- Học sinh không đủ thời gian để chế tạo các sản phẩm và yêu cầu giáo viên. □ - Học sinh không đủ trình độ để thực hiện. □

Câu 5: Chủ đề “cảm ứng điện từ” là chủ đề có nhiều khái niệm trìu tượng, có nhiều ứng dụng khoa học kĩ thuật, vậy theo Thầy (Cô) phương pháp dạy học phù hợp nhất để học sinh ngoài nắm vững kiến thức còn tích cực, chủ động và sáng tạo.

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề □ Phương pháp dạy học dự án □

Phương pháp dạy học theo trạm □

Câu 6: Khi dạy các kiến thức trong chủ đề cảm ứng điện từ việc theo phương pháp dạy học dự án sẽ giúp tổ chức được các quá trình dạy học, học sinh sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo.

Đúng □; Không đúng □; Ý kiến khác……….

……… ……… ……… .Câu 7: Theo quí Thầy (cô) học sinh có hứng thú khi tổ chức dạy học dự án

chủ đề “cảm ứng điện từ”?

Phụ lục 02:

Phiếu thăm dò học sinh I. Thông tin cá nhân học sinh

Họ và tên học sinh:………..

Lớp:………..Trường:………..

Phương pháp dạy học dự án Các em thân mếm! Dạy học dự án là một mô hình dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Trên cơ sở đó học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án. Ví dụ: Máy phát điện hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Chính vì vậy, giáo viên có thể tổ chức dạy học đơn vị kiến thức về hiện tượng cảm điện từ bằng phương pháp dạy học dự án. Học sinh lập nhóm chuẩn bị tìm hiểu kiến thức trước, chế tạo máy phát điện công suất nhỏ ở nhà. Qua đó, học sinh chiếm lĩnh được kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên. II. Nội dung thăm dò Em cho ý kiến của mình bằng cách tích (X) vào ô □ và viết ý kiến của mình phần chấm chấm (nếu có). Câu 1: Em đã được các Thầy (Cô) giảng dạy theo phương pháp dạy học dự án và chế tạo thiết bị kĩ thuật chưa? Thường xuyên □ Thỉnh thoảng □ Chưa bao giờ □ Câu 2: Nếu chưa bao giờ được học thì em có muốn không? Vì sao? Rất muốn □ Muốn □ Không muốn □ ………

………

………

………

Câu 3: Nếu Thầy (Cô) đã tổ chức dạy học dự án cho các em thì theo em phương

pháp đó sẽ giúp các em:

- Phát huy năng lực giao tiếp □ - Phát huy Năng lực hợp tác □

- Phát huy Năng lực sáng tạo □ - Phát huy Năng lực tự □

- Định hướng nghề nghiệp □.

Câu 4: Nếu các em đã được học theo phương pháp dự án thì các em thấy có

hứng thú không?

Rất hứng thú □ Hứng thú □ Bình thường □ Không hứng thú □

Câu 5: Đối với môn Vật lí em đã được học theo phương pháp dạy học dự án

chưa?

Thường xuyên □ Thỉnh thoảng □ Chưa bao giờ □

Câu 6: Nếu em đã được học môn Vật lí theo phương pháp dự án thì em thấy có

những có khó khăn nào? - Không có đủ thời gian □

- Không đủ các thiết bị để chế tạo sản phẩm thật □ - Trình độ hạn chế để chế tạo sản phẩm thật □ - Không có khó khăn gì □

Phụ lục 03:

Bài kiểm tra 15 phút

Từ thông, hiện tượng cảm ứng điện từ

Họ và tên học sinh………..Lớp………

Câu 1: Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên hiện tượng nào?

A. Hiện tượng cảm ứng điện từ. B. Hiện tượng tự cảm.

C. Tương tác từ trường. D. Tương tác điện trường.

Câu 2: Nhà máy thủy điện chuyển dạng năng lượng nào sau đây thành điện

năng?

A. Nhiệt năng. B. Quang năng. C. Cơ năng. D. Từ năng.

Câu 3: Biểu thức tính từ thông tổng quát là

A. 𝛷 = 𝐵 ⋅ 𝑆 B. 𝛷 = 𝐵 ⋅ 𝑆 ⋅ cos𝛼. C. 𝛷 = −𝐵 ⋅ 𝑆. D. 𝛷 = − 𝐵 ⋅ 𝑆 ⋅ cos𝛼.

Câu 4: Cách nào sau đây làm biến đổi từ thông qua tiết diện S của một cuộn dây

kín?

A. Làm thay đổi tiết diện S của cuộn dây.

B. Làm cho từ trường ở chỗ đặt cuộn dây dẫn mạnh lên hay yếu đi. C. Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm hoặc ngược lại. D. Cả A, B, C.

Câu 5: Hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra khi

A. từ thông qua mạch dây dẫn biến thiên. B. mạch dây dẫn đặt trong từ trường mạnh. C. từ thông qua mạch dây dẫn không đổi. D. mạch dây dẫn đặt trong từ trường yếu.

Câu 6: Trường hợp nào sau đây không xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung dây dẫn

A. thả rơi tự do đồng thời khung dây dẫn và nam châm. B. thả rơi tự do khung dây dẫn qua nam châm đứng yên. C. thả rơi tự do nam châm qua khung dây dẫn đứng yên.

D. thả rơi tự do nam châm qua khung dây dẫn đang chuyển động đi lên.

Câu 7: Thiết bị nào sau đây hoạt động mà không ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ?

A. Động cơ điện xoay chiều. B. Bóng đèn sợi đốt.

C. Bếp từ. D. Tàu điện từ.

Câu 8: Một khung dây có 10 vòng dây phẳng có diện tích S = 10cm2đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5T. Mặt phẳng vòng dây hợp với véc đường sức từ một góc 300. Từ thông qua khung dây là

A. 0 Wb. B. 2,5.10-3Wb. C. 25.10-3Wb D. 5.10-3Wb

Câu 9: Đặt một khung dây dẫn kín trong từ trường đều, khi pháp tuyến khung

dây dẫn hợp với véc tơ cảm ứng từ một góc 600 thì từ thông có độ lớn là 0,5 Wb. Khi véc tơ cảm ứng từ vuông góc với khung dây dẫn thì độ lớn từ thông là

A. 0 Wb. B. 1 Wb. C. 0,5 Wb. D. 2 Wb.

Câu 10: Hãy nêu những thiết bị hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ

mà em biết? Giải thích nguyên lí hoạt động của chúng?

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ án VÀO CHỦ đề CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ VẬT LÍ 11 NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH (Trang 49 - 66)