cả các khối lớp chỉ đạt tỉ lệ trung bình từ 60 % trở lên.
Kết quả sau khi áp dụng đề tài. Năm học 2020-2021và 2021-2022 chất lượng khảo sát đạt 87% trung bình trở lên.
V. MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN ĐỀTÀI TÀI
1. Thuận lợi
* Bản thân đã được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng hội thảo đề tài hàng năm để nâng cao về mặt nhận thức, kiến thức, kỹ năng về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và kĩ thuật dạy học tích cực hay quá trình hỗ trợ học sinh làm bài tập thực nghiệm vật lí nói riêng.
* Bản thân thường xuyên tìm hiểu, nghiên cứu nhiều về kĩ thuật dạy học tích cực nên cũng thuận lợi trong quá trình tổ chức hoạt động học cho học sinhkhi áp dụng đề tài.
* Việc dạy học bằng phương pháp khai thác kĩ thuật dạy học tích cực sẽ tạo cho học sinh có hứng thú trong học tập, yêu thích bộ môn vật lí hơn.
* Học sinh cũng có thể sử dụng một số đồ dùng, thiết bị sẵn có, quen thuộc và dễ chuẩn bị, phần nào cũng đáp ứng được việc dạy học.
* Học sinh có cơ hội để giao tiếp, hợp tác, trao đổi và chia sẻ những chính kiến của mình với các thành viên trong nhóm.
2. Khó khăn
* Là giáo viên bộ môn giảng dạy môn Vật lí đồng thời kiêm nhiệm một số công việc của nhà trương nên cũng vất vả trong quá trình thực hiện, đặc biệt trong thời gian này bản thân đang theo học lớp lí luận trung cấp chính trị nên cũng bận rộn. * Kỹ năng làm bài tập gắn với thực tiễn và hướng nghiệp, kĩ năng thực hành của học sinh nhìn chung là còn yếu nên ảnh hưởng lớn đến thời lượng của tiết dạy. * Việc bố trí bàn học, số lượng học sinh của mỗi lớp tương đối đông nên việc thực hiện hoạt động nhóm còn nhiều khó khăn và bất cập.
* Sự hợp tác của các thành viên trong quá trình hoạt động nhóm chưa cao, một sô học sinh còn chưa có ý thức coi trọng việc hợp tác để có kết quả học tập cao.
* Do day học trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm cũng khó khăn hơn, bên cạnh đó một số em bị nhiễm covid-19 là F0 hay F1 phải tự cách li ở nhà(học trực tuyến theo lớp nhà trường tổ chức) dẫn đến việc học tập bị dán đoạn trong khoảng thời gian một tuần hoặc 10 ngày nên ảnh hưởng đến chất lượng học tập, kết quả không được được như mong đợi của giáo viên.
PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Hiệu quả của đề tài
Sau khi áp dụng đề tài trong giảng dạy bộ môn Vật lí, Tôi nhận thấy có sự chuyển biến tích cực ở học sinh, đa số học sinh rất hứng thú trong giờ học Vật lí.
Ở đề tài này có đã khai thác các kĩ thuật dạy học tích cực trong việc giải các bài tập tình huống gắn với thực tiễn và các bài tập tình huống định hướng nghề nghiệp, đã bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động các nhóm nhỏ. Qua các bài tập tình huống có nội dung gắn với thực tiễn, bài tập tình huống có nội dung gắn với việc định hướng nghề nghiệp, học sinh các nhóm đã tự giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Các em đều được trực tiếp tham gia vào quá trình học, học sinh có cơ hội được đưa ra, trao đổi, chia sẻ những chính kiến của mình với các bạn trong nhóm để cùng nhau giải quyết vấn đề, nâng cao chất lượng bài học cao hơn. Hầu hết các em rất hứng thú và nắm vững được nội dung bài học.
2. Kết luận
Với đề tài “Khai thác kĩ thuật dạy học tích cực cho giải bài tập tình huống gắn với thực tiễn và hướng nghiệp” đã bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động nhóm nhỏ, nhằm tạo điều kiện cho học sinh cả lớp đều được trực tiếp tham gia vào quá trình học, học sinh có cơ hội được đưa ra, trao đổi, chia sẻ những chính kiến của mình với các bạn trong nhóm để cùng nhau giải quyết vấn đề, nâng cao chất lượng bài học cao hơn.
Qua mỗi tiết học giúp học sinh trung học phổ thông phát huy tính tích cực, năng động, tìm tòi, sáng tạo, yêu thích học vật lí, yêu khoa học; phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn và các em phần nào hình dung được việc lựa chọn nghề nghiệp mà mình yêu thích trong tương lai thông qua mỗi bài học.
Để công tác giảng dạy bộ môn cũng như kết quả giáo dục của nhà trường tốt hơn nữa, chúng tôi mong tiếp tục được sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện từ các cấp lãnh đạo, các đoàn thể để bổ sung về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho nhà trườn.
Đối với bản thân tôi mong muốn được tiếp tục tham gia các đợt tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.
Cuối cùng, do ý thức chủ quan của bản thân, nội dung đề tài không tránh khỏi những hạn chế, rất mong các đồng chí đóng góp ý kiến để chuyên đề hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Vật lí 10. NXBGD. 2. Sách giáo khoa Vật lí 11, NXBGD. 3. Sách giáo viên Vật lí 10, NXBGD. 4. Sách giáo viên Vật lí 11, NXBGD.
5. Sách hướng dẫn làm thí nghiệm Vật lí phổ thông, NXBGD.
6. Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình cải cách giáo dục năm 2018, môn Vật lí, NXBGD.
7. Tài liệu “Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực”, NXBGD, năm 2018.
8. Tài liệu “Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực”, “Phương pháp làm thí nghiệm vật lí phổ thông”, nguồn Internet.
9. Tài liệu về các kĩ thuật dạy học tích cực, đổi mới về phương pháp dạy học.
10. Nguồn tài liệu trên Internet về các kĩ thuật dạy học tích cực, đổi mới về phương pháp dạy học.