Bài học kinh nghiệm và đề xuất

Một phần của tài liệu Căn cứ luật thi đua, khen thưởng được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 (Trang 44 - 64)

PHẦN III KẾT LUẬN

3.Bài học kinh nghiệm và đề xuất

- Lãnh đạo nhà trường cần nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn để tuyên truyền, quán triệt sâu rộng đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường.

- Nghiên cứu kỹ và vận dụng sáng tạo, linh hoạt các văn bản chỉ đạo của cấp trên về chủ trương xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn phù hợp với thực tiễn của nhà trường và địa phương; Quan tâm sâu sát, tỉ mỉ, đặt lợi ích của học sinh lên hàng đầu, vì mục tiêu phát triển bền vững nhà trường. Từ đó, đề ra những giải pháp đúng đắn, thiết thực, hiệu quả nhằm xây dựng môi trường nhà trường thực sự xanh, sạch, đẹp, an toàn.

giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường; Phát huy vai trò của phụ huynh, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng xã hội để tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động của trường và trang bị thêm cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học; đồng thời, chú trọng công tác bảo vệ tài sản công.

- Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong trường học, kiểm tra, đánh giá trung thực, sâu sát, thực chất, không chạy theo thành tích.

Tóm lại, việc xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn nhằm tạo ra một trong những điều kiện quan trọng bảo đảm chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường, nhất là trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục – đào tạo hiện nay.

Là một ngôi trường đóng ở địa bàn nông thôn, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, với những giải pháp tích cực, đúng đắn, sáng tạo, được sự quan tâm của các cấp, các ban ngành, sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng xã hội, thầy và trò trường THPT Nam Đàn 2 đã đồng sức, đồng lòng, nỗ lực thi đua, tạo nên những đột phá. Hiện nay, trường đã có được một cơ ngơi khá bề thế, khang trang, sạch, đẹp, an toàn, chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến rõ nét, từng bước đứng vào tốp những trường có chất lượng cao của tỉnh.

Một lần nữa, rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để đề tài của chúng tôi được hoàn thiện hơn.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, X, XI, XII, XIII. 2. Chiến lược phát triển Giáo dục- Đào tạo giai đoạn 2001-2010, 2011-2020. 3. Luật giáo dục (2019).

4. Các Chỉ thị, Công văn chỉ đạo:

- Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008- 2013

- Công văn số 312/CĐN ngày 12/11/2019 về việc hướng dẫn Công đoàn các trường học tổ chức và tham gia xây dựng Trường học hạnh phúc theo “Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động trong tình hình mới”;

- Công văn số 235/CĐN ngày 29/11/2019 về việc hướng dẫn Công đoàn các trường học tổ chức và tham gia xây dựng Trường học hạnh phúc;

- Công văn số 1749/SGD&ĐT- GDTrH của Sở Giáo dục- Đào tạo Nghệ An ngày 31/8/2021 về việc hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022. 5. Nghị quyết Hội nghị cán bộ, viên chức năm học 2015- 2016, 2016 -2017, 2017-

2018, 2018 -2019, 2019-2020, 2020-2021, 2021-2022 của Trường THPT Nam Đàn 2. 6. Các quy chế, quy định của Trường THPT Nam Đàn 2.

PHỤ LỤC

1. Quy chế, phiếu lấy ý kiến học sinh, thư ngỏ:

- Quy chế thi đua khen thưởng học sinh (Phụ lục 01). - Phiếu lấy ý kiến học sinh (Phụ lục 02).

- Thư ngỏ kêu gọi ủng hộ xây dựng bể bơi (Phụ lục 03).

2. Các Bằng khen, quyết định:

- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ ; Quyết định công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; Quyết định công nhận trường học đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3; Giấy khen tập thể lao động xuất sắc, cờ thi đua của chủ tịch UBND tỉnh, bằng khen của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo (Phụ lục 04).

(PHỤ LỤC 01)

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 12/QĐ-THPTNĐ2 Nam Đàn, ngày 11 tháng 10 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành quy chế thi đua khen thưởng học sinh năm học 2021 - 2022

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2

Căn cứ Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ Nghị quyết Hội nghị viên chức, người lao động Trường THPT Nam Đàn 2 ngày 10 tháng 10 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thi đua khen thưởng học sinh của trường THPT Nam Đàn 2 năm học 2020 - 2021.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế các quyết định trước đây đã ban hành. Cán bộ, Giáo viên, nhân viên, học sinh trường THPT Nam Đàn 2 chịu trách nhiệm thi hành. Nơi nhận: - Sở GD&ĐT (b/c); - UBND Huyện (b/c); - Công đoàn (p/h); - Tổ chuyên môn; - Lưu VT, niêm yết.

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUY CHẾ THI ĐUA KHEN THƯỞNG HỌC SINH năm học 2021 -2022

(Ban hành kèm theo quyết định số 12 /QĐ-THPT NĐ2 ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Hiệu trưởng trường THPT Nam Đàn 2)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Mục đích, yêu cầu xây dựng quy chế

1. Mục đích

a) Xây dựng cơ sở pháp lý cho công tác Thi đua - Khen thưởng nhằm động viên kịp thời tập thể, cá nhân học sinh đạt thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện;

b) Xây dựng môi trường học tập lành mạnh, giáo dục toàn diện; thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua dạy tốt, học tốt;

c) Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng giúp học sinh không ngừng phấn đấu rèn luyện bản thân.

2.Yêu cầu

a) Bảo đảm chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch; coi trọng việc phát hiện, lựa chọn các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng.

b) Thi đua - Khen thưởng phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường để kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến, tạo sự lan tỏa trong toàn trường.

Điều 2. Căn cứ xây dựng quy chế

Căn cứ Thông tư 08/1988/TT – BGDĐT ngày 21/3/1988 của BGD&ĐT Hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông.

Căn cứ Điều lệ Trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học của Bộ GD&ĐT (Ban hành kèm theo Thông tư số: 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9 /2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Căn cứ Thông tư 58/2011/TT – BGDĐT ngày 12/12/2011 của BGD&ĐT Ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT và Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT.

Điều 3. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng

a) Thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai; đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng tiến bộ.

b) Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào kết quả các phong trào thi đua, thành tích của các cá nhân, tập thể trong công tác học tập, rèn luyện và các hoạt động khác. Đối với khen thưởng thường xuyên, các tập thể tham gia phong trào thi đua phải đăng ký thi đua (Nếu không đăng ký thi đua sẽ không được xét tặng các danh hiệu thi đua).

2. Nguyên tắc khen thưởng: Công tác khen thưởng phải đảm bảo: a) Công khai, chính xác, công bằng, kịp thời.

b) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng. c) Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng. d) Kết hợp động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.

Điều 4. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Quy chế này quy định về công tác thi đua khen thưởng đối với học sinh trường THPT Nam Đàn 2, bao gồm nội dung thi đua, tổ chức phong trào thi đua, tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua; các hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng; nguồn kinh phí thi đua, khen thưởng và điều khoản thi hành.

2. Quy chế này áp dụng đối với các cá nhân học sinh và tập thể lớp học sinh trường THPT Nam Đàn 2.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương II

NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Điều 5. Hình thức thi đua, khen thưởng

1.Hình thức thi đua

a) Khen thưởng thường xuyên là hình thức khen thưởng được tiến hành hàng năm cho tập thể, cá nhân đã đạt được thành tích xuất sắc sau khi kết thúc năm học.

b) Khen thưởng theo đợt hoặc theo chuyên đề là hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc khi sơ kết, tổng kết thực hiện các nội dung chương trình, hoạt động.

c) Khen thưởng đột xuất là hình thức khen thưởng đột xuất cho tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, có phát minh, sáng kiến hoặc đạt giải trong các phong trào hội thi cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia… Trong trường hợp cùng lúc được nhiều mức khen thưởng, tùy tình hình thực tế có thể chỉ tính mức cao nhất.

Học sinh (cá nhân và tập thể) có thành tích trong học tập và rèn luyện được nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây:

a) Khen trước lớp, trước trường;

b) Khen thưởng cho học sinh tiên tiến, học sinh giỏi các cấp, tập thể lớp tiên tiến, tập thể lớp xuất sắc;

c) Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đạt thành tích trong các kỳ thi, hội thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

d) Các hình thức khen thưởng khác.

Điều 6. Danh hiệu thi đua

1. Đối với cá nhân: Các danh hiệu thi đua đối với cá nhân bao gồm: a) Học sinh tiên tiến;

b) Học sinh giỏi toàn diện.

2. Đối với tập thể: Các danh hiệu thi đua đối với tập thể bao gồm: a) Tập thể lớp tiên tiến;

b) Tập thể lớp xuất sắc.

Điều 7. Tiêu chuẩn khen thưởng danh hiệu “Học sinh tiên tiến”

1. Đạt học lực và hạnh kiểm từ loại Khá trở lên.

2. Nghỉ học không xin phép không quá 03 buổi trên một học kỳ và không quá 06 buổi trong một năm học.

Điều 8. Tiêu chuẩn khen thưởng danh hiệu “Học sinh giỏi”

1. Đạt học lực loại Giỏi và hạnh kiểm loại Tốt.

2. Nghỉ học không xin phép không quá 02 buổi trên một học kỳ và không quá 04 buổi trong một năm học.

Điều 9. Tiêu chuẩn khen thưởng “Tập thể lớp tiên tiến”

1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao. a) Duy trì sĩ số đạt 97% trở lên;

b) Chất lượng giáo dục hai mặt: Xếp loại học lực khá: lớp chọn 1 đạt 90% trở lên, lớp chọn 2 đạt 70% trở lên, lớp chọn 3 đạt 50% trở lên; các lớp còn lại đạt 15% trở lên; xếp loại học lực yếu dưới 5%, không có học sinh xếp loại học lực kém; Xếp loại hạnh kiểm tốt: lớp chọn 1 đạt 80% trở lên, lớp chọn 2 đạt 75% trở lên, lớp chọn 3 đạt 70% trở lên, lớp còn lại đạt 65% trở lên, xếp loại hạnh kiểm yếu không quá không quá 5%; Học sinh lưu ban không quá 3%.

c) Hoàn thành các khoản thu nộp đầy đủ, đúng thời gian quy định;

2. Thực hiện tốt các phong trào thi đua do nhà trường và Đoàn trường phát động a) Tham gia đầy đủ các phong trào, hội thi, đạt các thành tích tốt trong các phong trào hội thi;

b) Xếp loại tốt về công tác Đoàn;

c) Thực hiện tốt các cuộc vận động quyên góp ủng hộ do nhà trường và Đoàn trường phát động.

Điều 10. Tiêu chuẩn khen thưởng “Tập thể lớp xuất sắc” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và kế hoạch được giao. a) Trong lớp không có học sinh bỏ học.

b) Chất lượng giáo dục hai mặt: Xếp loại học lực giỏi: lớp chọn 1 đạt 35% trở lên, lớp chọn 2 đạt 20% trở lên, lớp chọn 3 và lớp C6 đạt 10% trở lên, lớp thường có HS xếp loại học lực giỏi; Xếp loại học lực khá, giỏi: lớp chọn 1 đạt 90% trở lên, lớp chọn 2 đạt 70% trở lên, lớp chọn 3 và lớp C6 đạt 40% trở lên; không có học sinh xếp loại học lực yếu, kém; Xếp loại hạnh kiểm tốt đạt 90% trở lên, không có học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình, yếu;

c) Hoàn thành các khoản thu nộp đầy đủ, đúng thời gian quy định; 2. Công tác đoàn được đánh giá loại xuất sắc;

Điều 11. Các hình thức then thưởng khác

1. Khen thưởng đối với tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và hội thi khác từ cấp huyện trở lên do ngành và các cấp tổ chức, bao gồm:

a) Đạt thành tích xuất sắc trong hội thi học sinh giỏi các cấp, thi sáng tạo KHKT b) Đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thể thao, Hội khỏe Phù Đổng; c) Đạt thành tích xuất sắc trong hội thi giải Toán và Tiếng anh trên Internet; d) Đạt thành tích xuất sắc trong phong trào hội thi khác được Đoàn trường, Nhà trường và cấp trên tổ chức;

e, Cá nhân đạt điểm cao trong kỳ thi THPTQG; đạt thủ khoa trong kỳ thi TS vào lớp 10.

2. Mức độ và hình thức khen thưởng được thực hiện theo quy định tại điểm c, khoản 1, điều 5 và khoản 3, điều 12 của quy chế này.

Điều 12. Kinh phí khen thưởng

1. Định mức khen tập thể lớp:

a) Khen thưởng tập thể lớp tiên tiến mức: 150.000 đ/01 tập thể và 150.000 đ/ giáo viên chủ nhiệm lớp (bằng tiền mặt);

b) Khen thưởng tập thể lớp xuất sắc mức 200.000 đ/01 tập thể và 200.000 đ/ giáo viên chủ nhiệm lớp (bằng tiền mặt);

2. Định mức khen thưởng cá nhân

a) Khen thưởng học sinh giỏi toàn diện mức 30.000 đ/01 học sinh và giấy khen; b) Khen thưởng học sinh tiên tiến mức 10.000 đ/01 học sinh và giấy khen;

c) Khen thưởng học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh: giải nhất 300.000 đ/01 học sinh, giải nhì 250.000 đ/01 học sinh, giải ba 200.000 đ/01 học sinh, giải KK 100.000đ /01 học sinh,

d) Khen thưởng học sinh giỏi trường: giải nhất 30.000 đ/01 học sinh, giải nhì 20.000 đ/01 học sinh, giải ba 10.000 đ/01 học sinh, giải KK 1 giấy chứng nhận /01 học sinh,

3. Định mức khen thưởng khác

a, Đối với những học sinh đạt giải cá nhân trong các cuộc thi văn hó văn nghệ, thi sáng tạo KHKT, thể dục thể thao … cấp tỉnh thưởng mức như học sinh đạt giải học sinh giỏi tỉnh.

b, Các trường hợp khác, tùy theo điều kiện của nhà trường, HĐTĐ sẽ quyết định mức thưởng.

4. Nguồn kinh phí khen thưởng

a) Đối với khen thưởng học sinh thực hiện kinh phí khen thưởng huy động từ nguồn quỹ hỗ trợ của Ban đại diện cha mẹ học sinh, cựu học sinh, kinh phí từ nguồn quỹ thi đua khen thưởng nhà trường và các nguồn huy động hợp pháp khác;

b) Đối với khen thưởng tập thể lớp thực hiện kinh phí khen thưởng huy động từ nguồn quỹ hỗ trợ của Ban đại diện cha mẹ học sinh và kinh phí từ nguồn quỹ thi

Một phần của tài liệu Căn cứ luật thi đua, khen thưởng được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 (Trang 44 - 64)