Mục tiêu giáo dục chung (Ghi những nét cơ bản trọng tâm về nội dung các

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA BAN NỮ CÔNG TRONG CÔNG TÁC QUAN TÂM, GIÁO DỤC HỌC SINH NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KỲ SƠN (Trang 30)

III. KẾT LUẬN

1. Mục tiêu giáo dục chung (Ghi những nét cơ bản trọng tâm về nội dung các

- Kiến thức, kĩ năng các môn học: Nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học, kĩ năng trong chương trình học.

- Kĩ năng xã hội: Nhanh nhẹn, phát huy năng lực tham gia các hoạt động tập thể, trải nghiệm, lễ phép với mọi người.

theo để giúp đỡ học sinh nữ DTTS. Tháng Nội dung hoạt động Biện pháp thực hiện Ngƣời tham gia thực hiện Kết quả mong muốn Theo dõi sự tiến bộ 11/2020 - Tiếp tục tư tìm hiểu, trao đổi, tư vấn về việc học tập và rèn đạo đức - Động viên HS tham gia tích cực các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 - Liên lạc với gia đình; - Sắp xếp chỗ ngồi, phân công kèm cặp; - Sự hỗ trợ của bạn bè trong hoạt động tập thể - Nữ CBGV - Bạn bè - GV nắm được tâm lý, hoàn cảnh, hiểu rõ hơn năng lực của HS, nắm bắt được nguyện vọng của PH, HS; - học sinh nữ DTTS chăm chỉ học tập, nỗ lực phấn đấu học tập; tự tin tham gia hoạt động tập thể. 12/2021 - Tập trung hỗ trợ để HS tham gia học đầy đủ, hiệu quả cho kỳ thi học kỳ 1 - Kết hợp với GVCN để giáo dục ý thức học tập, bổ trợ kiến thức - Nữ CBGV - Giáo viên chủ nhiệm - GV bộ môn - BGH - Mạnh dạn hơn trong giao tiếp.

- Nhớ được nhiều hơn kiến thức - Tiếp cận kiến thức mới ở mức cơ bản 1/2022 - Tham gia thi cuối kỳ, thi thử tốt nghiệp THPT lần 1 Dành thời gian để hỗ trợ cho HS về kiến thức - Liên lạc tích cực với PH để động viên - Nữ CBGV - GVBM - GVCN - PH - BCHCĐ - BGH - Tự tin đậu tốt nghiệp

3.3.5. Chủ động tham mưu với BGH nhà trường về giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số dân tộc thiểu số

Đây là nội dung mà Ban nữ công luôn nên làm tốt để BGH biết và xử lý kịp thời, đảm bảo nhiệm vụ chính trị của nhà trường đề ra. Bởi vậy, Ban nữ công kịp thời báo cáo nhà trường và BCHCĐ về tình hình của học sinh nữ DTTS lớp mình phụ trách và những vấn đề liên quan đến giáo dục học sinh. Thường xuyên trao đổi thông tin, theo dõi sát sao sự tiến bộ của các em trong tất cả các các hoạt động của học sinh tại trường, và thậm chí ngoài giờ học, tại chỗ trọ, dù là rất nhỏ để nhà trường có sự phối hợp giúp đỡ. Tuyệt đối tránh cảm tính, đánh giá sơ sài, thiếu thuyết phục để rồi không quản lý và hạn chế các vấn đề, các tình huống không mong muốn xảy ra. Thường xuyên trao đổi, cập nhật, nắm bắt các kênh thông tin đa chiều để góp ý cho đồng nghiệp và chính bản thân có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp phương pháp hình thức giáo dục, các hoạt động khác để đạt hiệu quả giáo dục học sinh nữ DTTS. Đề xuất, kiến nghị với chuyên môn và nhà trường về những giải pháp giáo dục các em.

Ví dụ: GV bộ môn Lịch sử lớp 12A3, cô Lương Thị Trà trường THPT Kỳ Sơn trao đổi với BGH, BCHCĐ về vấn đề tư tưởng của em Kha Thị Lý - có tư tưởng nghỉ học để lấy chồng, trên cơ sở đó để đưa ra giải pháp phù hợp, động viên, khuyến khích em ổn định tư tưởng, tiếp tục học tập, đủ điều kiện tham gia thi tốt nghiệp THPT.

3.3.6. Xây dựng môi trường lớp học thân thiện trong quá trình thực hiện giáo dục học sinh nữ DTTS giáo dục học sinh nữ DTTS

Học sinh nữ DTTS ở trường THPT Kỳ Sơn là những học sinh đến từ các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Kỳ Sơn, có những em đến từ những xã chưa có điện thắp sáng, không có sóng điện thoại, mỗi em một hoàn cảnh khác nhau. Các em đến trường học tập phải ở trọ tập trung từ 2 đến 4, 5 em trong một phòng chật hẹp. Nhưng cũng chính điều đó đã làm cho các em hiểu biết, san sẻ và gần gũi nhau hơn. Trong quá trình thực hiện giáo dục học sinh nữ DTTS của Ban nữ công là xây dựng môi trường thân thiện, xây dựng tập thể học sinh, học sinh DTTS, nữ sinh nói chung và học sinh nữ DTTS thiểu số nói riêng có ý thức trách nhiệm, thái độ đoàn kết thương yêu giúp đỡ bạn bè, tìm được niềm vui trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, đặc biệt các em nhận ra sự cảm thông, chia sẻ yêu thương và cần mẫn của các cô giáo, đó là yếu tố quan trọng hàng đầu. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh và đặc biệt là giữa học sinh các dân tộc với nhau. Từ đó tạo cho các em có được cảm giác an toàn, tự tin và được tôn trọng.

Học sinh nữ DTTS gần như tin tưởng tuyệt đối vào phong tục tập quán, những tập tục, tư tưởng “lớn lên thành thiếu nữ là lấy chồng”, “nếu học hết lớp 12 mới xây dựng gia đình thì được coi là ế” luôn hiện hữu trong mỗi học sinh nữ. Khi được hỏi khi nào thì em lấy chồng, có giống một số bạn khác có suy nghĩ phải lấy chồng sớm không thì một học sinh nữ người H’mông “đanh thép” trả lời bản thân

em sẽ không bao giờ lấy chồng trước khi tốt nghiệp 12, nhưng chẳng bao lâu sau em đã không quay trở lại trường hoc. Thế mới thấy được suy nghĩ của các em chưa sâu sắc, chưa đa chiều. Việc vận động các em đến trường đã khó lại đối mặt thêm tình trạng học sinh bỏ học để lập gia đình vì tập tục, vì sự thiếu hiểu biết. Vậy làm thế nào để không vì thế mà các em bỏ học, hạn chế tối đa tình trạng hôn nhân cận huyết thống, tảo hôn, thậm chí là “cặp vợ chồng học sinh”. Trước hết, những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là việc quan tâm, giáo dục các em học sinh nữ DTTS, GV cần quan tâm sâu sắc, yêu thương và thường xuyên động viên học trò đem lại cảm giác lạc quan. Phát hiện những thay đổi tích cực, tiến bộ hằng ngày của học sinh để động viên, khích lệ kịp thời và biểu dương trước tập thể lớp và toàn trường, gây hứng thú cho các em tham gia học tập tốt hơn, tránh chê bai, đánh giá những mặt hạn chế của các em trước tập thể. Có thể nói rằng, với công tác giáo dục học sinh nữ DTTS, CBGV nhà trường không những áp dụng phương pháp giáo dục theo khuôn mẫu mà còn vận dụng các biện pháp giáo dục bằng thái độ, đồng cảm, nhân ái và độ lượng.

Kết quả giáo dục của cô giáo Nguyễn Thị Tý là sự nỗ lực của các em Hạ Y Hoa và em Cử Y Chia (học sinh lớp 12C1, dân tộc H’mông) và 2 em cũng chính tấm gương về sự nỗ lực cho các bạn khác học tập. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2020 - 2021, 2 em đã đạt điểm cao môn GDCD, đó là cả một sự nỗ lực không ngừng của cá nhân học sinh và sự quan tâm, động viên của giáo viên phụ trách.

Ban nữ công triển khai cho các nữ giáo viên phụ trách các khối lớp, các nhóm học sinh giáo dục học sinh khác trong lớp biết cách động viên, chia sẻ các bạn học sinh nữ DTTS bằng tình cảm bạn bè gần gũi. Giáo viên xếp chỗ ngồi xen kẽ giữa các em có năng lực học tốt hơn để hỗ trợ các em học sinh nữ DTTS. Động viên mọi thành viên trong lớp, trong nhóm phải có tinh thần trách nhiệm, giúp đỡ, lôi cuốn, tạo điều kiện cho các bạn học sinh nữ DTTS tham gia vui chơi, học tập. Xây dựng vòng tay bạn bè ngay từ đầu năm để tạo ra bầu không khí thân mật, thương yêu giúp đỡ nhau như: đôi bạn cùng tiến, nhóm học ôn buổi sáng, nhóm học ôn buổi chiều, nhóm học ôn thi học sinh giỏi… Thực tế khẳng định rằng sự bình đẳng của học sinh cùng trang lứa, của các em học sinh có môi trường sinh sống, học tập tốt hơn và có năng lực hơn đã hỗ trợ rất tốt cho các bạn học sinh nữ DTTS. Qua đó rèn luyện cho các em biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc đến người khác, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn; từng bước xây dựng nhân cách tốt đẹp, yêu thương con người trong từng học sinh..

Ví dụ: Học sinh Moong Y Mai, bí thư lớp 12C6 được GVCN Kha Thị Tin phân công hỗ trợ em Cụt Thị Sâm - học sinh nữ dân tộc Khơ mú, do vấn đề về sức khỏe (bị bệnh động kinh) em Cụt Thị Sâm phải nghỉ học đột xuất nhiều tiết. Đây chính là lúc em Moong Y Mai hướng dẫn, bổ trợ cho bạn nội dung đã học cũng như các vấn đề khác liên quan, để bạn Cụt Thị Sâm không bị lỡ quá nhiều kiến thức, đáp ứng yêu cầu học cũng như hoạt động trường lớp, phát triển bản thân,

đảm bảo thời gian và kiến thức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.

Thông qua cách làm trên rèn luyện cho các em biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc đến người khác, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn; từng bước xây dựng nhân cách tốt đẹp, yêu thương con người trong từng học sinh, nhất là học sinh nữ DTTS.

3.3.7. Phối hợp với Đoàn thanh niên để làm tốt công tác giáo dục học sinh nữ DTTS nữ DTTS

Học sinh nữ DTTS là những học sinh thiếu tự tin, ngại xuất hiện chỗ đông người, thiếu tính mạnh dạn, tâm lý không thoải mái. Để hỗ trợ các em, giúp các em tự tin, ý thức tự giác hòa nhập, tham gia cùng các bạn vào các hoạt động giáo dục, tìm hiểu pháp luật, các hoạt động trải nghiệm…, tổ chức Đoàn thanh niên phải là tổ chức thật sự xung kích, luôn sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ. Phối hợp với Công đoàn để xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh nữ DTTS sát đối tượng. Chủ động phối hợp với Đoàn thanh niên thị trấn, Đoàn thanh niên cơ quan công an huyện và Đoàn các xã lân cận để tuyên truyền phổ biến pháp luật, xây dựng phóng sự truyền hình ngắn về chính những học sinh của trường nghỉ học do tảo hôn để chiếu trong các buổi tuyên truyền, trong các buổi ngoại khóa, hội thi hội diễn tìm hiểu về chủ đề tảo hôn…, Thực tế hiện nay hầu hết giáo viên giảng dạy ở các cấp học chưa được đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn để giáo dục thật hiệu quả đối tượng học sinh nữ dân tộc thiểu số, các thầy cô chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân, thấu hiểu được những khó khăn thường ngày của học sinh. Chính vì vậy, để đạt được hiệu qủa thật sự trong giáo dục học sinh, tôi xin được chia sẻ một vài bí quyết đó là sự thấu cảm, yêu thương và kiên nhẫn của giáo viên phụ trách.

Trước hết, GV phụ trách phải là người có sự kiên trì, biết biến hóa trong phương pháp giáo dục thì mới mong có hiệu quả tốt. Để tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp, GV phối hợp cùng đồng nghiệp để tìm hiểu kỹ đối tượng: cụ thể tìm hiểu kỹ tâm lý, phong tục tập quán, nhu cầu, sở thích, ước mơ, khả năng, hoàn cảnh gia đình... của từng đối tượng HS. Quan trọng nhất, là trên cơ sở đặc thù của từng em để đưa ra phương hướng, mục tiêu riêng, trên cơ sở mục tiêu chung.

Với cách làm trên, bằng những nỗ lực, lòng kiên trì của giáo viên trong giảng dạy và giáo dục luôn dành cho các em này sự quan tâm đặc biệt, thường xuyên theo dõi chỉ bảo tận tình, các em có tư tưởng ổn định, coi trường là nhà đã đạt kết quả học tập tương đối khả quan so với khả năng của các em, thậm chí một số em đã được lên lớp, đạt sức học như các học sinh bình thường khác.

3.3.8. Kết nối hiệu quả với phụ huynh và các tổ chức, đoàn thể khác trong công tác giáo dục học sinh nữ DTTS công tác giáo dục học sinh nữ DTTS

Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh nữ DTTS, rất cần đến sự đồng hành của PH, biết gắn kết sự tôn trọng và đồng hành hỗ trợ giáo dục của

các tổ chức, đoàn thể khác. Bởi vậy, Ban nữ công cần làm tốt các nội dung sau: *Đối với PHHS

Để giúp học sinh hạn chế tình trạng bỏ học, kết hôn sớm, giúp các em có ý thức chuyên cần, học tập và rèn luyện tiến bộ, vai trò PH là hết sức quan trọng. Hơn lúc nào hết, rất cần sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, đây là điều kiện chính để các em trưởng thành, sớm xác định được mục tiêu học tập. Thế nhưng trong thực tế, không phải người cha người mẹ nào cũng có đủ thời gian và điều kiện để luôn luôn sát cánh bên con, đặc biệt là các bậc phụ huynh người dân tộc thiểu số, họ chỉ gửi con đến trường. Nhưng qua thời gian, bằng sự động viên, với sự thuyết phục, cách thực hiện các biện pháp giáo dục của nhà trường, của CBGV và đặc biệt là đội ngũ nữ giáo viên trong đó nhiều người làm công tác GVCN nhiều năm, tiếp xúc và đã từng là GVCN giỏi cấp trường, cấp tỉnh nên có nhiều kinh nghiệm trong công tác phối hợp với PHHS, nhiều phụ huynh từ chỗ ít quan tâm, không phối hợp với nhà trường để cùng nhau giáo dục con em mình nay đã hợp tác và thường xuyên tìm cách liên lạc hỏi thăm. Cũng chính điều này đã góp phần nâng cao nhận thức của chính PH của học sinh DTTS.

Đồng thời, Ban nữ công giao cho nữ GVCN, các GV được phân công phụ trách các học sinh nữ DTTS ở các khối lớp phải làm tốt công tác tư vấn cho phụ huynh và định hướng tương lai, định hướng nghề nghiệp học sinh. Đây là bước làm đòi hỏi trách nhiệm cao của tập thể nữ giáo viên trong toàn trường. Vậy nên nữ GV phải thường xuyên giữ mối liên hệ với cha mẹ học sinh hoặc người đỡ đầu để thông báo kịp thời về tình hình học tập của các em tới gia đình đồng thời phối hợp tạo điều kiện tốt nhất để các em học tập và rèn luyện. Hướng dẫn cha mẹ học sinh cách giáo dục trẻ, thấu hiểu và chia sẻ với họ bằng tình cảm chân thành, thân thiện. Thường xuyên theo dõi tình hình ăn ở, học tập, sự tiến bộ của các em, dù rất nhỏ cũng trao đổi với PH. Nêu gương điển hình về những tấm gương vượt khó, thành công trong cuộc sống.

Ví dụ 1: Cô giáo Cao Thị Hải Yến - GVCN lớp 12C1 năm học 2020-2021, rất hạnh phúc khi hỗ trợ, tư vấn cho PH và học sinh Lỳ Y Mái thi học sinh giỏi tỉnh cấp THPT đạt 01 giải Nhì môn GDCD và giải KK môn Địa lý. Mặc dù em Lỳ Y Mái đã bị bắt làm vợ khi em mới học lớp 10 và điều đáng buồn hơn nữa khi em phải làm mẹ khi còn quá trẻ. Hiện nay em vẫn đang là một học sinh rất năng động, tích cực trong học tập và rèn luyện, em ước mơ trở thành một cô giáo để phục vụ quê hương sau này.

Ví dụ 2: Cô giáo Trần Thị Kiều Oanh, GVCN lớp 10C1 năm học 2021-2022 chia sẻ về công tác tư vấn cho PH- HS như sau“Trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm và là thành viên của Tổ tư vấn nhà trường, tư vấn cho nhiều học sinh, chủ yếu là học sinh nữ DTTS, bên cạnh niềm vui thì cũng có nhiều điều trăn trở, nhất là định hướng tương lai, định hướng nghề nghiệp cho các em. Làm thế nào để các em thấy rằng” Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, để các em gắn bó với thầy

tham gia thi tốt nghiệp THPT năm cuối cấp đạt kết quả cao là vấn đề không hề dễ

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA BAN NỮ CÔNG TRONG CÔNG TÁC QUAN TÂM, GIÁO DỤC HỌC SINH NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KỲ SƠN (Trang 30)