Thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học để giải quyết vấn đề bảo vệ sức

Một phần của tài liệu DẠY HỌC VẬT LÍ TÍCH HỢP KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VẤN đề BẢO VỆ “đôi MẮT” THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI ở TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP a (Trang 26 - 56)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC VẬT LÍ TÍCH HỢP KIẾN

2.2. Thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học để giải quyết vấn đề bảo vệ sức

sức khoẻ đôi mắt (4 tiết)

Nội dung 1: Tìm hiểu cấu tạo, hoạt động và các tật cận thị, viễn thị, loạn thị, mắt lão của Mắt và cách khắc phục ( 2 tiết)

I. Mục tiêu (Yêu cầu cần đạt) 1. Về năng lực

1.1. Năng lực đặc thù

[1.1]. Trình bày được cấu tạo của mắt, các đặc điểm và chức năng của mỗi bộ phận của mắt.

[1.2]Trình bày được khái niệm về sự điều tiết và các đặc điểm liên quan như: Điểm cực viễn, điểm cực cận, khoảng nhìn rõ.

[1.3] Nhận biết được các tật về mắt: tật cận thị, viễn thị, mắt lão, loạn thị [1.4] Nêu được cách khắc phục các tật của mắt, nhờ đó giúp học sinh có ý thức giữ gìn, vệ sinh về mắt

[1.5] Giải thích được nguyên nhân gây nên các tật cận thị, viễn thị, mắt lão, loạn thị

[1.6]Giải được các bài toán về mắt .

- Học sinh có khả năng: nghiên cứu tài liệu, ứng ụng CNTT để tìm hiểu kiến thức liên quan bài học, năng lực trình bày, năng lực làm việc nhóm

-Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh minh họa để trình bày ý tưởng bài học. Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

2. Về phẩm chất

[2.1]. Chăm chỉ, vượt khó.

[2.2]. Trách nhiệm đối với nhiệm vụ, đối với bản thân, gia đình và xã hội. [2.3].Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong thảo luận nhóm về vận dụng kiến thức kiến thức vào giải quyết thực tiễn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

GV HS

Thiết bị, học liệu

- Bài giảng Powerpoint.

- Máy tính và các thiết bị ngoại vi

- Video, hình ảnh về tác về các tật của mắt

- Phiếu học tập, bộ câu hỏi, thang đo, bảng kiểm, rubrics

- Phiếu đánh giá học sinh.

Kế hoạch bài dạy, Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách bài tập

Phòng máy tính, phòng học thông minh, máy chiếu, loa, mạng Internet và Wi-Fi Một số nội dung cần tìm kiếm trên

Internet, nội dung hoạt động nhóm, bảng nhóm

Tranh ảnh, SGK Ôn lại các kiến thức đã học về mắt ở THCS và môn sinh học Tìm hiểu trước một số kiến thức về mắt và các tật của mắt Video giới thiệu các cảnh huống kèm theo các âm thanh thuyết minh của học sinh. Powerpoint Vở ghi bài Giấy nháp Máy tính và các thiết bị ngoại vi Bút màu Phần mềm Phần mềm: Padlet các phần mềm truy cập Internet: Youtube, Cốc cốc, google chome, Internet Expoler,…

III. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước khi lên lớp.

* Chia lớp thành 4 nhóm: nhóm 1 là tổ 1, nhóm 2 là tổ 2, nhóm 3 là tổ 3 và nhóm 4 là tổ 4.

+ Nhóm 1: Tạo một clip, PowerPoint, bài báo cáo: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của mắt, sự điều tiết để chiếu lên tivi cho lớp xem, hoặc báo cáo trước lớp.

+ Nhóm 2: Tạo một clip, PowerPoint, bài báo cáo: Tìm hiểu về mắt cận thị, cách sửa tật cận thị, cách phòng ngừa tật cận thị để chiếu lên tivi cho lớp xem, hoặc báo cáo trước lớp.

+ Nhóm 3: Tạo một clip, PowerPoint, bài báo cáo: Tìm hiểu về mắt viễn thị, cách sửa tật viễn thị, cách phòng ngừa tật viễn thị, nêu điểm giống nhau và khác nhau của mắt viễn và mắt lão để chiếu lên tivi cho lớp xem, hoặc báo cáo trước lớp.

+ Nhóm 4: Tạo một clip, PowerPoint, bài báo cáo: Tìm hiểu về mắt loạn thị và cách sửa, cách phòng ngừa để chiếu lên tivi cho lớp xem, hoặc báo cáo trước lớp.

2. Học sinh: Chuẩn bị các nội dung theo yêu cầu của giáo viên.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học (thời gian) Mục tiêu Nội dung hoạt động PPDH, KTDH

Phương án đánh giá Phương án ứng dụng CNTT Phương pháp Công cụ Hoạt động 1.Khởi động (Trực tiếp – 5 phút) [1.1] [1.3]. Định hướng bài học. Dạy học hợp tác. Quan sát quá trình học. Sản phẩm học tập Câu hỏi PowerP oint. Padlet Hoạt động 2.Khám phá (Trực tiếp – 65 phút) [1.2]. [1.4]. [1.5]. [1.6] HS đọc SGK, xem video trình bày về cấu tạo và hoạt động của mắt, Dạy học nhóm Dạy học hợp Quan sát quá trình học. Sản phẩm Rubric; Phiếu học tập 2 và phiếu học tập 3 – PowerP oint. – Máy tính để HS học

về các tật cận thị, viễn thị, loạn thị, mắt lão và cách khắc phục Phân tích nguyên nhân -HS nêu ra các câu hỏi về cách sửa các tật của mắt. Tìm kiếm thông tin trên Internet tác. Dạy học đóng vai học tập tập. Padlet Hoạt động 3.Luyện tập (Trực tiếp – 20 phút) [1.1] [1.2]. [1.3]. [1.4]. [1.5]. [1.6] HS thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ trên PHT Dạy học nhóm Quan sát quá trình học. Sản phẩm học tập Rubric; Phiếu học tập 2 và phiếu học tập 3 – PowerP oint. – Máy tính để HS học tập. Hoạt động 4. Ôn tập (giao nhiệm vụ về nhà) ([1.1] [1.2]. [1.3]. [1.4]. [1.5]. [1.6] HS thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ trên PHT Vận dụng các thao tác sử dụng tìm kiếm Dạy học hợp tác. Quan sát quá trình học. Sản phẩm học tập Rubric; Phiếu học tập 2 và phiếu học tập 3. HS học tập.

thông tin cho việc học tập liên môn và áp dụng trong cuộc sống. Hoạt động 1: Khởi động a.Mục tiêu [1.1], [1.2], [1.3], [2.1], [2.2], [2.3] b. Nội dung

HS nêu ví dụ về các các tật của mắt, dấu hiệu nhận biết các tật của mắt HS đưa ra được dự đoán về ảnh hưởng của các tật về mắt trong cuộc sống. HS phát biểu được vấn đề cần giải quyết dưới dạng câu hỏi khoa học.

c. Sản phẩm

Clip hoặc PowerPoint, câu trả lời của HS thông qua nhiệm vụ học tập.

d.Tổ chức thực hiện: (5 phút)

Tìm kiếm thông tin trên Internet, Vận dụng các thao tác về máy tìm kiếm, từ khóa và việc sử dụng máy tìm kiếm. Vận dụng các thao tác sử dụng tìm kiếm thông tin cho việc học tập liên môn và áp dụng trong cuộc sống.

Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên mời một số em cận thị trong lớp đánh giá về vai trò của mắt trong cuộc sống

Tìm kiếm thông tin trên Internet:

Yêu cầu HS nêu thêm một số các tật về mắt

Thực hiện nhiệm vụ

Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ: Vận dụng các thao tác về máy tìm kiếm, từ khóa và việc sử dụng máy tìm kiếm.

Báo cáo, thảo luận

Mời một số HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Tổ chức cho cả lớp thảo luận

Kết luận. Xác định vấn đề cần giải quyết

GV kết luận.

GV đặt vấn đề: Qua thực tế cuộc sống, qua kết qủa tìm hiểu ở trên ta thấy được vai trò rất quan trọng của đôi mắt đối với cuộc sống. Vậy trong bài học này chúng ta tìm hiểu về đôi mắt, có các tật nào về mắt liên quan đến khúc xạ?, Cách khắc phục, cách phòng tránh và cách chăm sóc sức khoẻ cho đôi mắt?

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của mắt, sự điều tiết a. Mục tiêu

[1.1], [1.2], [2.1], [2.2], [2.3]

b. Nội dung

Tiếp nhận nội dung bài học: cấu tạo của mắt, hoạt động của mắt, điểm cực cận, điểm cực viễn, giới hạn nhìn rõ của mắt.

c.Sản phẩm

Clip hoặc PowerPoint, câu trả lời của HS thông qua phiếu học tập trên bảng phụ được hoàn thành bởi các nhóm học sinh.

d.Tổ chức thực hiện: (10 phút)

Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Dạy học theo nhóm. Tìm kiếm thông tin trên Internet, Vận dụng các thao tác về máy tìm kiếm, từ khóa và việc sử dụng máy tìm kiếm. Vận dụng các thao tác sử dụng tìm kiếm thông tin cho việc học tập liên môn và áp dụng trong cuộc sống.

Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu học sinh chiếu lại video (PowerPoint, bài báo cáo) đã tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của mắt, sự điều tiết của mắt đã chuẩn bị, yêu cầu học sinh quan sát, xem video, đọc SGK

Giao phiếu học tập số 1, yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

Các nhóm HS thảo luận thực hiện nhiệm vụ dưới sự điều hành của nhóm trưởng.

Báo cáo, thảo luận

Tìm kiếm thông tin trên Internet, Vận dụng các thao tác về máy tìm kiếm, từ khóa và việc sử dụng máy tìm kiếm.

Các nhóm treo PHT trên bảng hoặc trình chiếu PowerPoint. Mời đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Địa chỉ video học sinh thực hiện nhiệm vụ: https://youtu.be/6dNyXg1fM5g

Tổ chức cho cả lớp thảo luận, đánh giá chéo lẫn nhau giữa các nhóm.

Kết luận. Nhận định

GV kết luận, nhận định.

Đánh giá kết quả của các nhóm và phần thuyết trình của nhóm đã báo cáo.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

H1. Nêu các bộ phận chính của mắt? H2. Nêu tác dụng của thể thuỷ tinh? H3. Nêu tác dụng của võng mạc? H4. Nêu đặc điểm của điểm vàng? H5. Thế nào là sự điều tiết?

H6. Thế nào là điểm cực cận, cực viễn?

H7. Thế nào là khoảng cực cận, khoảng cực viễn?Thế nào là khoảng nhìn rõ của mắt?

Hoạt động 2.2:Tìm hiểu về mắt cận thị, cách sửa tật cận thị, cách phòng ngừa tật cận thị.

a.Mục tiêu

[1.3], [1.4], [1.5], [2.1], [2.2], [2.3]

b. Nội dung

- Tiếp nhận kiến thức mắt cận thị, cách sửa tật cận thị, cách phòng ngừa tật cận thị.

- Giải thích nguyên nhân

c. Sản phẩm

Clip hoặc PowerPoint, câu trả lời của HS thông qua phiếu học tập trên bảng phụ được hoàn thành bởi các nhóm học sinh, báo cáo

d. Tổ chức thực hiện ( 20 phút)

Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Dạy học theo nhóm. Tìm kiếm thông tin trên Internet, Vận dụng các thao tác về máy tìm kiếm, từ khóa và việc sử dụng máy tìm kiếm. Vận dụng các thao tác sử dụng tìm kiếm thông tin cho việc học tập liên môn và áp dụng trong cuộc sống.

Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu học sinh chiếu video (PowerPoint, bài báo cáo) đã tìm hiểu về mắt cận thị, cách sửa tật cận thị, cách phòng ngừa tật cận thị, yêu cầu học sinh quan sát, xem video, đọc SGK

Giao phiếu học tập số 2, yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

Cá nhân học sinh thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo, thảo luận

Mời một số HS trả lời, trình chiếu PowerPoint.

https://youtu.be/MDt3Qi78A-8

Tổ chức cho cả lớp thảo luận.

Kết luận. Nhận định

GV kết luận, nhận định. Đánh giá câu trả lời của HS.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

H1. Thế nào là cận thị ?

H2. Nêu đặc điểm của mắt cận thị ? H3. Nêu cách sửa tật cận thị?

H4. Nêu một số nguyên nhân dẫn đến cận thị? H5. Nêu cách phòng tránh tật cận thị?

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về mắt viễn thị, cách sửa tật viễn thị, cách phòng ngừa tật viễn thị, nêu điểm giống nhau và khác nhau của mắt viễn và mắt lão.

a.Mục tiêu

[1.3], [1.4], [1.5], [2.1], [2.2], [2.3]

b. Nội dung

- Tiếp nhận kiến thức về mắt viễn thị, cách sửa tật viễn thị, cách phòng ngừa tật viễn thị, nêu điểm giống nhau và khác nhau của mắt viễn và mắt lão.

- Giải thích nguyên nhân

c. Sản phẩm

Clip hoặc PowerPoint, câu trả lời của HS thông qua phiếu học tập trên bảng phụ được hoàn thành bởi các nhóm học sinh, báo cáo

d. Tổ chức thực hiện: (20 phút)

Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Dạy học theo nhóm. Tìm kiếm thông tin trên Internet, Vận dụng các thao tác về máy tìm kiếm, từ khóa và việc sử dụng máy tìm kiếm. Vận dụng các thao tác sử dụng tìm kiếm thông tin cho việc học tập liên môn và áp dụng trong cuộc sống.

Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu học sinh chiếu video (PowerPoint, bài báo cáo) đã tìm hiểu về mắt viễn thị, cách sửa tật viễn thị, cách phòng ngừa tật viễn thị, nêu điểm giống nhau và khác nhau của mắt viễn và mắt lão yêu cầu học sinh quan sát, xem video, đọc SGK

Giao phiếu học tập số 3, yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

Các nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ dưới sự điều hành của nhóm trưởng.

Báo cáo, thảo luận

Các nhóm treo PHT trên bảng hoặc trình chiếu PowerPoint. Mời đại diện 1 nhóm báo cáo.

Địa chỉ video học sinh thực hiện nhiệm vụ:

https://youtu.be/DDgTMGZ4ZDE

Tổ chức cho cả lớp thảo luận, đánh giá chéo lẫn nhau giữa các nhóm.

Kết luận. Nhận định

GV kết luận, nhận định.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm và phần thuyết trình của nhóm đã báo cáo.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

H1. Thế nào là viễn thị ?

H2. Nêu đặc điểm của mắt viễn thị ? H3. Nêu cách sửa tật viễn thị?

H4. Nêu một số nguyên nhân dẫn đến viễn thị? H5. Nêu cách phòng tránh tật viễn thị?

H6. Nêu đặc điểm của mắt lão?

H7. Người mắt lão phải đeo kính như thế nào?

Hoạt động 2.4. Tìm hiểu về mắt loạn thị và cách sửa, cách phòng ngừa a.Mục tiêu

[1.3], [1.4], [1.5], [2.1], [2.2], [2.3]

b. Nội dung

- Tiếp nhận kiến thức về mắt loạn thị và cách sửa, cách phòng ngừa - Giải thích nguyên nhân

c. Sản phẩm

Clip hoặc PowerPoint, câu trả lời của HS thông qua phiếu học tập trên bảng phụ được hoàn thành bởi các nhóm học sinh, báo cáo

d. Tổ chức thực hiện: (15 phút)

Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Dạy học theo nhóm. Tìm kiếm thông tin trên Internet, Vận dụng các thao tác về máy tìm kiếm, từ khóa và việc sử dụng máy tìm kiếm. Vận dụng các thao tác sử dụng tìm kiếm thông tin cho việc học tập liên môn và áp dụng trong cuộc sống.

Chuyển giao nhiệm

vụ

GV yêu cầu học sinh chiếu video, hoặc trình chiếu PowerPoint đã tìm hiểu về mắt loạn thị và cách sửa, cách phòng ngừa.

Yêu cầu học sinh quan sát.

Giao phiếu học tập số 4, yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

Các nhóm học sinh thảo luận thực hiện nhiệm vụ dưới sự điều hành của nhóm trưởng. Tìm kiếm thông tin trên Internet

Báo cáo, thảo luận

Mời đại diện 1 nhóm báo cáo.

Địa chỉ video học sinh thực hiện nhiệm vụ

https://youtu.be/r8Pg-trVMZ8

Tổ chức cho cả lớp thảo luận, đánh giá.

Kết luận. Nhận định

GV kết luận, nhận định.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm và phần thuyết trình của nhóm đã báo cáo.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

H1. Nêu đặc điểm của mắt loạn thị? H2. Nêu nguyên nhân của tật loạn thị? H3. Cách phòng tránh của tật loạn thị? H4. Nêu cách sửa tật loạn thị?

Hoạt động 3:Luyện tập

a. Mục tiêu: [1.1] [1.2]. [1.3]. [1.4]. [1.5], [1.6], [2.1], [2.2], [2.3]

b. Nội dung

- HS thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ trên PHT số 5.

c. Sản phẩm

Phiếu học tập được hoàn thành bởi các nhóm học sinh. Báo cáo.

d. Tổ chức thực hiện: (20 phút) Chuyển

giao nhiệm vụ

Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: giao phiếu học tập số 5.

Thực hiện nhiệm vụ

Các nhóm học sinh thảo luận thực hiện nhiệm vụ dưới sự điều hành của nhóm trưởng.

Báo cáo, thảo luận

Mời đại diện 1 nhóm báo cáo.

Tổ chức cho cả lớp thảo luận, đánh giá.

Kết luận. Nhận định

GV kết luận, nhận định.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Lựa chọn 01 đáp án đúng nhất theo yêu cầu của đề.

Câu 1: (NB) Mắt người có đặc điểm sau: OCV = 100 cm; OCC = 10 cm. Tìm phát biểu đúng ?

A. Mắt có tật cận thị phải đeo thấu kính hội tụ để sửa.

B. Mắt có tật cận thị phải đeo thấu kính phân kì để sửa.

C. Mắt có tật viễn thị phải đeo thấu kính hội tụ để sửa.

D. Mắt có tật viễn thị phải đeo thấu kính phân kì để sửa.

Câu 2: (NB) Đâu là triệu chứng của tật loạn thị?

A. Nhìn bình thường những vật ở gần, không nhìn rõ các vật ở xa. B. Nhìn bình thường các vật ở xa, không nhìn rõ các vật ở gần. C. Nhìn bình thường vào buổi sáng, nhìn mờ vào buổi tối. D. Nhìn các hình ảnh bị mờ, nhòe, không rõ ở các khoảng cách.

Câu 3: (NB) Bạn B có thể nhìn bình thường ở cự ly xa nhưng không nhìn rõ những mục tiêu ở cự li gần. Hỏi bạn B bị bệnh hay tật gì liên quan đến mắt? A. Cận thị. B. Viễn thị. C. Loạn thị. D. Viêm kết mạc.

Một phần của tài liệu DẠY HỌC VẬT LÍ TÍCH HỢP KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VẤN đề BẢO VỆ “đôi MẮT” THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI ở TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP a (Trang 26 - 56)