THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƢỚNG DẪN HỌC SINH TRƢỜNG THPT DTNT NGHỆ AN ôn THI TN THPT – PHẦN KĨ NĂNG địa LÍ đạt KẾT QUẢ CAO (Trang 32 - 37)

4. 1. Mục đích

Việc tổ chức thực nghiệm sƣ phạm nhằm mục đích đánh giá tính chính xác, tính hiệu qủa về những giả thiết khoa học mà tác giả đƣa ra, nhƣ:

- Nội dung, cấu trúc các phần kiến thức trắc nghiệm kĩ năng Địa lí theo cấu trúc ma trận đề minh họa của Bộ GD – ĐT.

- Quy trình, cách thức, phƣơng pháp hƣớng dẫn học sinh ôn thi phần kiến thức trắc nghiệm kĩ năng Địa lí.

- Mức độ hứng thú, tích cực, chủ động và kết quả học tập của học sinh.

- Có các biện pháp nhằm hoàn thiện nội dung, quy trình, phƣơng pháp thực hiện việc dạy và học ôn thi nội dung trắc nghiệm kĩ năng thực hành Địa lí.

4. 2. Nội dung

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập trung đi sâu tìm hiểu về cách hƣớng dẫn học sinh ôn thi TN THPT – phần kiến thức trắc nghiệm Địa lí sao cho đạt kết quả cao nhất, bởi vậy nội dung thực nghiệm sẽ tập trung vào hai vấn đề chính:

- Xác định đƣợc các nội dung kiến thức trắc nghiệm kĩ năng thực hành Địa lí, gồm các dạng câu hỏi Atlat, các dạng câu hỏi về bảng số liệu và biểu đồ. Từ đó tổ chức dạy ôn thi cho học các nội dung câu hỏi có liên quan theo cấu trúc ma trận đề minh họa của Bộ GD – ĐT.

- giáo viên tổ chức các hoạt động nhằm hƣớng dẫn học sinh cách thức, phƣơng pháp tiếp cận để học và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm kĩ năng thực hành Địa lí đơn giản nhất, hiệu quả nhất, đặc biệt với các em học sinh không phải khối chuyên môn Địa lí.

4. 3. Tổ chức thực nghiệm

 Việc tổ chức thực nghiệm đƣợc tôi tiến hành tại trƣờng THPT DTNT Nghệ An, vì có các lí do sau:

Tôi là giáo viên giảng dạy môn Địa lí tại trƣờng THPT DTNT Nghệ An, hiện đang trực tiếp dạy ôn thi TN THPT môn Địa lí.

Tại trƣờng THPT DTNT Nghệ An, khối 12 có 186 em học sinh, đƣợc chia thành 06 lớp, trong đó có: 04 lớp thi theo Tổ hợp KHTN (107 em); có 02 lớp là 12C, 12D và một số em ở lớp khác thi theo Tổ hợp KHXH (tổng 79 em). Do vậy, quá trình tổ chức thực nghiệm sƣ phạm có những điều kiện thuận lợi nhất định.

 Hoạt động tổ chức thực nghiệm đƣợc tôi tiến hành nhƣ sau:

Chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

- Lớp đối chứng 12A3: Học sinh ở lớp đối chứng tuy có năng lực tƣ duy, năng

27 các dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm kĩ năng thực hành Địa lí và cũng không đƣợc rèn luyện kĩ năng thực hành bài bản, thƣờng xuyên.

- Lớp thực nghiệm:

+) Nhóm 1: lớp 12C. Học sinh ở các lớp thực nghiệm là những học sinh có

năng lực tƣ duy, năng lực học tập khá tƣơng đồng, Các em đều thi theo Tổ hợp KHXH nên môn Địa lí là môn thi bắt buộc, các em tuy không có đƣợc tƣ duy và năng lực học tập thật tốt nhƣng bù lại các em đã đƣợc rèn luyện về phƣơng pháp, cách thức tiếp cận các dạng câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kĩ năng thực hành Địa lí thƣờng xuyên.

+) Nhóm 2: lớp 12A4. Các em học sinh lớp 12A4 có năng lực tƣ duy, năng

lực học tập khá tƣơng đồng với các em học sinh lớp 12A3. Tuy các em học sinh 12A4 không thi theo Tổ hợp KHXH, nhƣng đƣợc giáo viên hƣớng dẫn rèn luyện kiến thức kĩ năng trắc nghiệm Địa lí tƣơng đối đầy đủ.

Tổ chức thực nghiệm

+) Học sinh lớp đối chứng không đƣợc rèn luyện các kiến thức kĩ năng về trắc nghiệm thực hành Địa lí theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD – ĐT.

+) Học sinh các lớp thực nghiệm đƣợc giáo viên hƣớng dẫn thực hiện các kĩ năng trắc nghiệm Địa lí từ lí thuyết đến thực hành.

+) Giáo viên sử dụng một đề thi trắc nghiệm theo cấu trúc đề minh họa chung để tiến hành kiểm tra đánh giá cho tất cả các đối tƣợng. Việc đánh giá học sinh đƣợc tiến hành qua nhiều lần thi. Thời gian giành cho mỗi bài kiểm tra trắc nghiệm kĩ năng thực hành Địa lí là 20 phút.

4. 4. Kết quả nghiên cứu 4. 4.1. Kết quả định lƣợng 4. 4.1. Kết quả định lƣợng

Trên cơ sở nội dung, phƣơng pháp hƣớng dẫn học sinh ôn thi TN THPT – phần kiến thức trắc nghiệm kĩ năng thực hành Địa lí, tôi đã tiến hành cho học sinh các lớp đối chứng, lớp thực nghiệm làm bài kiểm tra theo cấu trúc đề minh họa. quá trình kiểm tra diễn ra nghiêm túc, khách quan, chấm chính xác, công bằng và kết quả đạt đƣợc ở các nhóm lớp nhƣ sau:

Bảng 4.1. Kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm thực hành kĩ năng Địa lí của các lớp,

ngày 10 tháng 4 năm 2022 tại trường THPT DTNT Nghệ An

Tiêu chí Lớp đối chứng (lớp 12A3) Lớp thực nghiệm (lớp 12A4) (12C) 1. Số lƣợng học sinh 28 em 20 em 35 em 2. Đặc điểm đối tƣợng học sinh Không đƣợc rèn luyện kĩ - Không thi Tổ hợp KHXH. - Thi Tổ hợp KHXH.

năng thực hành Địa lí. - Đƣợc hƣớng dẫn rèn luyện kĩ năng thực hành Địa lí khá bài bản. - Đƣợc rèn luyện kĩ năng thực hành Địa lí bài bản, thƣờng xuyên 3. Điểm thi trung bình theo nội dung kiến thức. Atlat Địa lí Việt Nam

2,5 điểm 3,0 điểm 3,75 điểm

Bảng số liệu và biểu đồ

0,25 điểm 0,5 điểm 1,0 điểm

Tổng điểm trung bình đạt

2,75 điểm 3,5 điểm 4,75 điểm

Nhận xét: qua bài kiểm tra của các lớp, chúng tôi thấy, kết quả bài thi ở lớp đối chứng còn thấp vì học sinh chƣa đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng thực hành Địa lí nên quá trình làm bài thao tác còn chậm, không đủ thời gian, nhiều câu chƣa kịp làm, nhiều câu làm sai do nắm kiến thức khống chắc chắn. Trong khi đó, tại các lớp đƣợc hƣớng dẫn việc rèn luyện kĩ năng thực hành thì kết quả bài thi tốt hơn rất nhiều, ngay cả các lớp không thi theo Tổ hợp KHXH nhƣ 12A4. Riêng lớp 12C do đƣợc rèn luyện bài bản, thƣờng xuyên, đồng thời là lớp chuyên nên kết quả đạt đƣợc là tuyệt đối, không những vậy quá trình làm bài các em rất tự tin và không cần sử dụng hết toàn bộ thời gian 20 phút làm bài mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ.

4.4.2. Kết quả định tính

- Đối với học sinh các lớp đối chứng:

+) Ƣu điểm: học sinh có tinh thần và thái độ học tập khá tốt, năng lực tƣ duy và sự hiểu biết của học sinh không hề thấp.

+) Nhƣợc điểm: học sinh chƣa nắm đƣợc các nội dung chính trong phần kiến thức kĩ năng nói chung và trắc nghiệm kĩ năng Địa lí nói riêng. Các kĩ năng tính toán, kĩ năng nhận dạng biểu đồ thích hợp nhất còn yếu. Hoạt động thực hành kĩ năng còn có nhiều lúng túng, thao tác chậm. chƣa nắm rõ quy trình các bƣớc thực hiện các kĩ năng thực hành Địa lí nên dẫn đến kết quả làm bài có nhiều câu sai, nhiều câu chƣa làm, nhiều câu làm đúng nhƣng chỉ là chọn đáp án theo ngẫu nhiên, chƣa làm chủ đƣợc khả năng hiểu biết về kiến thức của bản thân.

Ý kiến phát biểu của học sinh Moong Văn Tâm lớp 12A3: nội dung kiến thức

trắc nghiệm kĩ năng thực hành Địa lí trong đề thi TN THPT chiếm gần 50% số điểm toàn bài thi. Kiến thức tuy không khó nhƣng, nhƣng những học sinh không chuyên, không đƣợc rèn luyện thƣờng xuyên nhƣ chúng em thì rất khó để làm bài đạt điểm cao. Khi làm bài bản thân em không biết chọn dạng biểu đồ thích hợp cho

29 từng loại bảng số liệu và yêu cầu của câu hỏi. Kĩ năng thao tác còn chậm nên mất rất nhiều thời gian, có khi còn không làm kịp bài.

- Đối với học sinh các lớp thực nghiệm:

+) So với học sinh các lớp đối chứng, học sinh các lớp thực nghiệm có kết quả làm bài thi trắc nghiệm kĩ năng thực hành Địa lí tốt hơn rất nhiều. Học sinh các lớp thực nghiệm về cơ bản đã nắm chắc nội dung kiến thức, phƣơng pháp tiếp cận các dạng câu hỏi trắc nghiệm kĩ năng một cách thuần thục, nhuần nhuyễn. Quá trình trả lời câu hỏi trắc nghiệm kĩ năng của các em luôn chủ động cả về kiến thức cũng nhƣ thời gian, ít khi mắc phải các lỗi sai cơ bản. Để học sinh các lớp thực nghiệm đạt kết quả cao, không mắc phải sai lầm sơ đẳng, các kĩ năng đƣợc học sinh thực hiện một cách thuần thục và nhuần nhuyễn là nhờ vào rất nhiều lí do khác nhau, đó là: học sinh lớp thực nghiệm là học sinh các lớp chuyên, có động cơ học tập rõ ràng, có mục tiêu phấn đấu cụ thể, đặc biệt là các em đƣợc học tập và rèn luyện phần kiến thức kĩ năng rất bài bản. Riêng các em học sinh không chuyên (không thi Tổ hợp KHXH), nhƣng đƣợc tiến hành thực nghiệm theo hƣớng dẫn của đề tài, thì kết quả vẫn tốt hơn rất nhiều so với những em không đƣợc hƣớng dẫn và rèn luyện kĩ năng.

+) Phát biểu của em Lê Lương Tú Trinh lớp 12A4 (chỉ thi Tổ hợp KHTN):

chúng em là những học sinh không chuyên, không đƣợc học kiến thức môn Địa lí nhiều, nhất là rèn luyện kiến thức kĩ năng Địa lí. Tuy vậy, nhờ có phƣơng pháp hƣớng dẫn cách tiếp cận đơn giản, ngắn gọn, khoa học, dễ hiểu nên chỉ sau một vài lần giáo viên hƣớng dẫn mà chúng em đã có thể tự tin làm bài thi trắc nghiệm kĩ năng Địa lí nhƣ các bạn lớp chuyên.

4. 5. Ý nghĩa

- Giúp học sinh yêu thích hơn môn học Địa lí, thông qua phần kiến thức kĩ năng.

- Giúp học sinh phát triển đƣợc năng lực chuyên biệt (các kĩ năng Địa lí) mà không có môn học nào có.

- Học sinh có khả năng nắm vững từ kiến thức lí thuyết đến thực hành các dạng kĩ năng Địa lí một cách thông thạo.

- Góp phần nâng cao chất lƣợng học tập, kết quả thi TN THPT, giúp các em tự tin để lựa chọn thi vào những trƣờng đại học danh tiếng theo nguyện vọng của bản thân, gia đình.

- Góp phần thực hiện thành công đề án thí điểm xây dựng trƣờng trọng điểm chất lƣợng cao do UBND tỉnh triển khai.

4. 6. Bài học kinh nghiệm

- Mỗi thầy, cô giáo cần quan tâm và tăng cƣờng hơn nữa việc rèn luyện kĩ năng Địa lí cho học sinh một cách bài bản, khoa học, thƣờng xuyên, lâu dài từ khi học đến khi tham gia thi TN THPT.

- Nếu thầy cô giáo dạy cho học sinh nắm vững các kiến thức (tri thức) về các dạng kĩ năng thực hành trắc nghiệm Địa lí, đồng thời tạo cơ hội thƣờng xuyên để rèn luyện các hoạt động thực hành kĩ năng thì học sinh sẽ có sự tiến bộ rõ rệt và ngày càng khẳng định sự tự tin tuyệt đối trong việc thực hiện các kĩ năng thực hành Địa lí.

- Giúp học sinh hiểu đƣợc vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của kiến thức kĩ năng Địa lí trong học tập, thi TN THPT.

- Giáo dục học sinh cần biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng Địa lí đƣợc học ở trƣờng không chỉ trong học tập ở nhà trƣờng mà còn vào trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày.

- Muốn đạt điểm cao trong các kì thi TN THPT hàng năm với môn Địa lí, trƣớc hết học sinh phải học và nắm chắc kiến thức từng phần từ lí thuyết đến kĩ năng trắc nghiệm thực hành. Việc học tốt, làm bài tốt từng phần kiến thức Địa lí trong các kì thi sẽ góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao số điểm toàn bài thi.

31

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƢỚNG DẪN HỌC SINH TRƢỜNG THPT DTNT NGHỆ AN ôn THI TN THPT – PHẦN KĨ NĂNG địa LÍ đạt KẾT QUẢ CAO (Trang 32 - 37)